Chôn xác hồi sinh quỷ

Hàng trăm năm trước, ở bên xứ tàu có thịnh hai môn phái lớn mạnh về thuật bỏ bùa là phái Lỗ Ban và phái Mao Sơn. Người xưa thì thường nghi kị hai phái này và xếp họ vào trong những loại môn phái tà ma ngoại đạo. Và hiếm khi những người thuộc môn phái này lộ diện ra cõi đời. Thậm chí bẵng đi một thời gian, người ta còn cho rằng hai phái này đã tuyệt tích, chỉ còn là hư danh. Và rằng hai phái kiệt mạch đệ tử, nên đã sớm bị thất truyền.

***

Chôn xác hồi sinh quỷ

Dẫu vậy, thi thoảng vẫn có tích truyện khác kể lại rằng, đệ tử của hai phái này lẩn khuất trong đời, giấu đi danh tính thực mà thi hành công việc trừ tà. Số đệ tử hai phái cứ ngày một xuất hiện hiếm hoi, sau cùng đến thời Thanh mạt đã không còn rõ nữa.

Phái Lỗ Ban lưu truyền từ Lỗ Ban Tiên Sư, người nước Lỗ thời Xuân Thu. Lỗ Ban giỏi về nghề mộc và chế tạo, sau này khi ông đắc đạo còn truyền lại cho đệ tử những loại bùa phép để trừ tà khắc lên đồ mộc. Phái ấy về sau phát triển càng thịnh, rồi phân ra thành rất nhiều chi nhánh, nhưng tựu chung vẫn gọi là phái Lỗ Ban.

Phái Mao Sơn thì khác biệt, phái này do ông Đào Hoằng Cảnh, sáng lập ra tại vùng Mao Sơn. Phái này cũng tập trung vào bùa chú, nhưng lại thiên về việc dẫn thi hồi hương, hay còn có thể hiểu theo một cách khác, là phái Mao Sơn thịnh một việc là biến người chết thành cương thi rồi dán bùa chú của mình, cho nó tự đi về quê hương để chôn cất. Thời nhà Thanh, phái này cũng rất thịnh với việc vận chuyển xác, bởi theo cách như vậy vẫn rất thuận lợi.

Thế nhưng suy cho cùng, cả hai phái này về đến thời hiện đại, đã dần vắng bóng và không còn rõ lai lịch. Những lời đồn đại vẫn cứ thế tiếp diễn, những cuộc truy tìm những truyền nhân thực sự của hai môn phái này nổ ra trên khắp các quốc gia châu Á. Họ tìm kiếm những truyền nhân của hai phái này, đều có những mục đích riêng của mình. Một là để trấn yểm ma quỷ, khiến cho dòng họ hưng vượng. Hai là muốn mượn tay những người như thế để triệt hạ kẻ đối địch.

Những truyền nhân chân chính của hai phái thì không bao giờ dính vào ác nghiệp. Suy cho cùng, nếu có chăng thì cũng chỉ là những con cá lọt lưới, mười kẻ biết nghề thì cũng chỉ có một hai kẻ là vì sức cám dỗ của đồng tiền mà bán rẻ tư cách. Ấy thế nhưng những truyền nhân thật sự của hai phái cho dù có là thiện hay ác thì cũng rất khó tìm. Mà lại nổi lên những kẻ bịp bợm lừa lọc, học được chút da lông của hai phái, vỗ ngực tự xưng mình là truyền nhân chân chính để đi lường gạt, kiếm trác bỏ túi, tư lợi cá nhân.

Ở vùng Tà Xùa huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La, có một tích truyện kể lại rằng. Hằng trăm năm trước có ông thầy pháp người tàu qua định cư ở núi này, tự xưng là có thuật pháp cao minh của phái Mao Sơn, cả của Lỗ Ban lưỡng đạo, có thể hồi thi sống lại rồi đem đi chôn cất ở nơi phù hợp với nghiệp căn của người. Không chỉ giỏi về pháp thuật bỏ bùa, phép hồi thi, mà ông ta còn rất giỏi phong thủy.

Dưới vực Tà Xùa có một cây liễu nhỏ, người ta kể rằng sau khi ông thầy pháp đó chết đi, đã được chôn cất tại gốc cây liễu ấy. Sau cùng thì vì tử khí cái xác của ông ta quá nặng, mà hóa thành cương thi. Rồi xác của ông ta tự động di chuyển được mà chạy về hướng bắc. Người ta cho rằng ông ta khi chết đã tự hạ bùa lên thân mình, cho cái xác sau khi chết có thể tự động hồi hương. Còn cây Liễu nhỏ nơi trên mộ phần của ông ta, cũng được cho rằng đã hóa thành yêu tinh. Rồi sau này cây liễu ấy cũng biến mất, có thể là vì nó đã hóa thành tinh rồi tự bỏ đi, hay có thể là vì bị người ta chặt bỏ.

Kể đến đây, bà cụ chép giọng ngừng bặt. Đứa cháu gái nhỏ vẫn đang chăm chú lắng nghe, mà nuốt từng miếng nước bọt hồi hộp. Nó chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy bà cụ trả lời. Nó đành cất tiếng hỏi:

– Câu chuyện có vậy thôi hả bà? Rồi cái cây liễu ấy đi đâu, nó còn sống hay đã chết? Cái vực Tà Xùa gần nhà mình có cái cây ấy thật ư?

Bà cụ gật đầu, xoa đầu đứa cháu gái nhỏ rồi âu yếm nói:

– Hồi bà bằng tuổi cháu, cũng có một lần xuống vực Tà Xùa. Và cũng được chiêm ngưỡng qua cái cây ấy, nhưng hồi ấy bà cũng chỉ dám đứng ở trên vách đá, cách xa lắm để nhìn xuống, chứ không dám lại gần. Lâu dần, sau này có một vài lần bà quay lại nơi đó, nhưng cái cây liễu ấy cũng đã biến mất mất rồi cháu à.

Đứa cháu gái chép miệng tỏ vẻ tiếc nuối, nó quay lưng đứng dậy. Rồi đi về phía gian phòng cuối nhà, chui tọt vào bên trong, mà chẳng thấy quay ra nữa.

Bà cụ tươi cười, tay bà liên tục nhanh thoăn thoắt. Bà đút củi vào mồi lửa dưới đáy nồi nhôm đen kịt, để lửa có đủ củi mà cháy thật bén.

Sau lưng bà cụ, có một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi, đang xoa tay, mắt nhìn vào mồi lửa cháy bén mà nghĩ ngợi hồi lâu. Người đàn ông ấy là ông Khanh con trai cả của bà cụ.

Ông Khanh có vẻ rất có hứng thú với câu chuyện mà bà cụ vừa kể. Ông suy đi tính lại, lòng tham nổi lên vì có ý niệm muốn lấy được gỗ của cây liễu cổ. Ông cố gằn lòng lắm, nhưng vẫn không nhịn được mà bấm bụng liều hỏi bà cụ:

– Vậy cái chuyện cây liễu ở dưới vực Tà Xùa là có thật hả mẹ?

Bà cụ ngừng dụi củi, chợt quay sang nhìn ông Khánh rồi thản nhiên nói:

– Thật chứ sao không? Ngày xưa chính bố mày còn ngồi ở cái gốc cây ấy, cái cây liễu ấy nhiều tuổi rồi nên to lắm. Liễu rủ xuống xanh um, hiếm có được cây liễu nào mà sống lâu được như nó…

Ông Khanh run run giọng, nói ngắt quãng:

– Lớn cỡ nào hả mẹ… có cỡ khoảng hai, ba người ôm không?

Bà cụ xua tay nói với vẻ rất nghiêm trọng:

– Ba người ôm là thế nào, cỡ nó thì phải bảy tám người ôm cũng chẳng xuể. To như cây đa dưới quê ấy!

Ông Khanh nuốt nước bọt hỏi:

– Liễu mà cũng có thể to như thế hả mẹ?

Bà cụ gật đầu chắc nịch nói:

– Chứ sao không, nó đã là cây liễu thành tinh rồi! Lớn như thế chứ lớn nữa có ăn nhằm gì. Nó sống dai là nhờ có cái xác của ông thầy phép chôn ở đấy, nên được hưởng ké cái phúc âm. Chứ bằng không thì chẳng bị sét đánh mấy lần chết ngẻo rồi…

Ông Khanh nghĩ ngợi gì một chốc, đôi mắt chợt như lóe sáng, rồi vội quay đầu sang nói với bà cụ:

– Đêm nay con không ăn cơm ở nhà, con qua nhà chú út. Mẹ đừng nấu cơm con…

Nói xong, ông Khanh vội vàng đứng phắt dậy quay đầu đi thẳng.

Bà cụ toan gật đầu, nhưng chợt bà lại nghĩ ngợi đến điều gì đó, thì liền hoảng sợ, kêu toáng lên gọi ông Khanh:
– Này, chúng mày chớ có tơ tưởng gì đến cái cây liễu ấy. Mày mà động vào không què cụt chân tay, thì cũng méo mồm đấy con ạ, cái cây ấy… nó có ma…

Nhưng tiếng bà cụ vang đều, mà chẳng có âm thanh nào đáp lại. Hẳn là ông Khanh đi vội quá nên không kịp nghe thấy tiếng bà cụ. Bà cụ thở dài, chân tay bà yếu chẳng thể đi lại nhiều, chỉ mong ông Khanh đừng có cái ý định dại dột ấy, thì may sao mọi chuyện còn êm xuôi, chứ bằng không thì…

Bà nghĩ, rủi chăng mà ông Khanh thật có cái chủ ý ấy, thì không chỉ ông tận số kiếp, mà còn liên lụy đến vận số của cả nhà bà cụ, ngay cả đứa cháu gái đang ngủ trong buồng kia cũng không thoát được cái kiếp nạn ấy, đều phải chết bởi lời nguyền bùa ngải của ông thầy pháp người tàu.

Ông Dương lụi cụi đóng cây đinh sắt cột thật chắc cái chân giường đang bị lung lay, trực sắp kéo cả cái giường đổ sập xuống. Chợt ông nghe thấy có tiếng âm thanh vang lên ồm ồm từ ngoài sân vọng vào:

– Dương, có nhà không, anh Khanh đây!

Ông Dương ngoái đầu nhìn ra ngoài, chợt ném cái búa xuống nền đất, rồi phủi tay đứng thẳng dậy, đi ra chỗ bàn uống nước, xoa tay vô cái giẻ lau qua một lượt. Lại lấy một ấm trà với cái phích nước nóng ra, pha một ấm trà, vừa làm những thao tác ấy, ông Dương vừa nói:

– Dạ có ạ, anh vào đi, em cũng vừa mới về nhà xong thôi!

Ông Dương vừa nói xong, thì cũng đã thấy dáng ông Khanh lấp ló ngoài cửa bước vào. Ông Khanh hai tay đút vô túi quần cho ấm bước đi khoan thai.

Trời mùa đông vùng Tây Bắc sương lạnh, bụi mù tung khắp nơi, cái lạnh rét buốt khiến người ta chỉ muốn ngồi bên bếp lửa ấm. Mà ông Khanh lại lặn lội đi ra giữa trời rét này, chắc là có việc gì gấp lắm. Thường thì người Tây Bắc mùa đông có rất ít vụ, đa phần đều đã tích trữ lương thực từ mùa trước… Vậy thì việc ông Khanh ra khỏi nhà vào cái trời đông giá lạnh này quả thật là một sự lạ.

Ông Khanh ngồi xuống chiếc ghế băng, nhanh tay cầm lên chén chè nóng ông Dương vừa mới pha. Cầm chén chè lên vừa xoa tay vừa xoa chén rồi nói:

– Tôi có việc này quan trọng lắm, phải cần bàn bạc với chú…

Ông Dương nhấp một ngụm trà đặc, rồi mới híp mắt từ tốn hỏi:

– Chuyện gì thế hả anh?

Ông Khanh đặt chén chè lại bàn, rồi mới tặc lưỡi nói:

– Tôi nghe bà cụ nói, dưới vực Tà Xùa có cây liễu cổ lắm!

Ông Dương đang thong dong, liền trợn mắt, thả giọng hỏi dồn:

– Bà cụ nói có cây liễu cổ lắm ở dưới vực Tà Xùa hả anh?

Ông Khanh gật đầu chắc nịch nói:

– Bà nói là có, mà hồi trẻ bà cũng trông thấy mấy lần. Mà bà nói là lần cuối bà xuống vực Tà Xùa thì không còn thấy cái cây ấy nữa, còn nói khéo nó thành tinh mà đã bỏ đi mất rồi!

Ông Dương vỗ đùi nói:

– Vớ vẩn, thành tinh là thành tinh thế nào, cái thứ liễu cổ ấy quý hiếm lắm. Nay anh em mình cứ xuống vực Tà Xùa thử một lần? Cho dù người ta có chặt, thì cũng chỉ chặt phần thân, chứ còn phần gốc thì hãn còn ở đấy, chỉ nhiêu ấy thôi là người xuôi đã trả ối tiền rồi!

Ông Khanh gật đầu cười hưởng ứng nói:

– Chính thế, nên hôm nay tôi mới muốn qua đây bàn bạc với chú ngay. Mình phải nhanh nhanh chóng chóng xuống ấy mà đào nốt cái gốc về, kẻo để lâu nữa nhỡ người ta thấy thì lại đẵn mất. Anh em ta mà có được thứ gỗ cổ ấy, thì có mà dư sức mua giống cả mấy vụ mà chẳng lo gì cả, rồi sắm cả xe, xây cả nhà chứ chẳng chơi!

Ông Dương vội vã đứng phắt dậy, hưng phấn nói to:

– Đi, anh em mình đi luôn, chứ để chờ thêm nữa là em chịu không nổi. Nhỡ rủi mà có thằng nào nó trông thấy thì hỏng…

Ông Khanh cười khành khạch đáp:

– Ui trời, xem chú kìa. Nếu nó mà dễ đẵn thế, thì đã chẳng chờ hôm nay mới đến lượt anh em mình. Phải tính toán xem làm sao, có thể đào được cái gốc ấy lên, phải chuẩn bị dụng cụ đồ nghề thật chu đáo thì mới được!

Ông Dương gãi đầu, xoa tai nói:

– Đấy, nhiều lúc thích thú quá mà mất khôn, anh dạy phải. Thôi thì cứ để thư thư đã vậy…

Ông Khanh lại lắc đầu nói:

– Thư thư là thế nào, chậm, nhưng không phải là chậm như thế! Ngay đêm nay, tôi với chú đi đẵn cái gốc ấy về. Tôi đã tính toán đủ cả rồi, đồ nghề thế nào cũng đã có kế hoạch. Chỉ có điều, tuy tôi không mê tín cho lắm, nhưng vẫn thích chọn giờ đẹp. Giờ đẹp để đẵn cái cây ấy là khoảng hai giờ sáng, khi ấy phần âm tản bớt, không khí trong lành. Cái giống liễu thì lại lắm tà, phải chọn giờ ấy thì mới ổn…

Ông Dương gật đầu nói:

– Anh quyết thế nào cũng được, em chỉ cần tiền thôi. Phải mua được cái xe máy thì chở ngô nó mới tiện, mùa sau còn không bị tiểu thương ép giá, có gì thì mình còn chở thẳng được đến chợ huyện mà bán ngô chứ…

Ông Khanh gật gù đáp:

– Ừ, chú tính thế là phải. Nhưng thôi, không mơ mộng viển vông nữa, cứ phải có được gỗ trong tay thì mới coi là thành công. Trước chú cứ đi nấu cơm rượu đi, anh em mình ăn no say, rồi mới chuẩn bị đồ đạc dần dần. Quan trọng là kết quả, chứ còn khi chú có tiền, mơ thế nào mà chẳng được…

Ông Dương thích chí ưng ngay, xuống ngay dưới bếp hối vợ là bà Hồng, phải nhanh chóng chuẩn bị cơm rượu thết đãi anh trai, rồi sau đấy lên bàn chuyện với ông Khanh, mưu tính chạy vạy khắp nơi trong bản để mượn đồ nghề, chỉ nói thác là để sửa nhà.

Làm xong những việc ấy, thì trời cũng đã đổ đêm, hai người quần áo mặc bận đồ đông cho thật kín gió. Rồi mới men theo con đường mòn từ bản, chạy xuống dưới đường lớn quốc lộ 37. Dọc theo con đường nhựa ấy mà đi vào lối đường dẫn qua Tà Xùa.

Đi bộ cả đêm, hai người đã thấm mệt, cuối cùng thì khoảng mười giờ đêm hai người cũng đã có mặt ở trên đỉnh Tà Xùa. Việc còn lại là chỉ chờ cho đúng giờ cho hợp phong thủy, rồi mới thả thừng xuống tận dưới đáy, để mò tìm cái gốc liễu cổ như lời bà cụ kể.

Ông Khanh đem bao thuốc lá Vinataba chìa ra, mời ông Dương một điếu, nói:

– Đây, cứ làm mấy điếu thuốc lá mà giết thời gian đi. Bao thuốc lá này là anh để dành kĩ lắm, quý mới đem ra, chứ bình thường thì cũng chỉ dám hút Du lịch với lại Thăng long mà thôi. Kì này nếu mà quả như đẵn được cái thân gỗ quý ấy, thì thuốc lá Vina anh em mình có mà còn được hút cả thùng ấy chứ…

Ông Dương không khách khí, thò tay cầm ngay một điếu thuốc lá châm ngay, nhả khói trắng đều thật đã rồi mới nói:

– Công nhận, cái thuốc lá Vina này nó vừa thơm mà vừa êm, sướng thật…

Ông Khanh tặc lưỡi nói:

– Thuốc lá đắt tiền nó phải khác chứ lại, chẳng thế mà nó lại tự nhiên đắt gấp đôi, chú lại cứ đùa!

Hai người vui vẻ trò chuyện kéo dài suốt đêm. Cuối cùng, cái giờ khắc đã định trước mà ông Khanh nói cũng đã đến. Hai giờ sáng, hai người đã bắt đầu ngay vào công việc, bằng việc thả hai sợi dây thừng xuống vực, buộc chặt mỗi đầu dây vô cái xà lan ven quốc lộ, mỗi dây cách nhau chừng vài mét. Một người được chọn đi xuống trước để thăm dò, một người còn lại đứng ở đằng trên rọi đèn pin, đồng thời trông chừng cái dây thừng.

Ông Khanh đương nhiên là người đầu tiên đòi xuống trước, trước khi đi ông còn nói:

– Anh xuống trước xem có còn cái gốc cây ấy hay không, nếu như mà nó còn, thì anh sẽ rung dây thừng cho cái chuông buộc ở giữa đoạn dây kêu lên. Khi ấy thì chú chỉ cần tuột theo đường dây thừng mà xuống với anh. Trong thời gian chờ, thì cột chắc cái dây thừng mấy lần vào cho thật ổn, tính cả cái dây thừng dự bị nữa, nhỡ kẻo đứt thì còn có cái khác mà leo lên…

Ông Khanh nói xong, liền tụt xuống dây thừng, leo trèo trên vách đá, nhanh thoăn thoắt đã dần mất bóng trong màn đêm, xa đến độ đèn pin của ông Dương rọi theo mà cũng chẳng nhìn thấy được nữa.

Ông Dương nghe lời, chỉnh sửa mối dây thừng cho thật chắc chắn, rồi cứ ngồi vậy mà chờ ở trên. Trong lúc chờ đợi, ông Dương đem cái đài radio ra mở để dò tần số đài.

Chẳng là ông Dương có cái thói quen rằng là đi đâu cũng mang theo cái đài radio, mà lại còn thêm một cái tật nữa là hễ rảnh là đem đài ra dò sóng. Mặc dù giờ là hai giờ sáng, trời tối đen như mực. Chẳng có cái đài phát thanh nào lại phát vào giờ này cả, nhất là đài địa phương lại càng không.

Những tưởng cái thói quen chỉ là vô thức ấy, chỉ là một thứ để giết thời gian. Thế nhưng không ngờ ông Dương lại dò được thật. Trong cái tiếng xèo xèo của âm loa đài ngắt quãng, ông có thể nghe thấy lờ mờ một thứ âm thanh rên rỉ kêu gào nào đó từ loa đài phát ra, âm thanh không hề rõ ràng, mà ngừng từng nhịp theo một cách cực kỳ quái dị.

– Hay thật, giờ này mà đài vẫn còn phát cải lương…

Ông Dương thích chí reo lên, bàn tay ngắc nguẩy xòe múa, mắt ông lơ đãng mà quên béng mất sợi dây thừng, chỉ chăm chăm chú ý vào cái đài radio, quên luôn cả ông anh trai đang mò mẫm dưới đáy vực.

Ông Khanh thì khác, trong lúc người em trai đang hứng chí nghe đài ở trên, thì ở dưới này, ông đang phải vật lộn với mớ dây thừng, bị cheo leo ở giữa sườn núi. Cái dây thừng bị mắc vô vách đá ở tít tận lưng chừng núi, nếu ông Dương mà chú ý, thì hẳn là sẽ thấy cái chuông rung lên bần bật cầu cứu của ông Khanh, nhưng điều đơn giản ấy lại bị cái đài radio chết tiệt ngăn cách. Ông Khanh kêu khản cả giọng mà chẳng thấy một thứ âm thanh nào đáp lại. Bất lực, ông Khanh đành phải tự tìm cách cứu lấy mình.

Từ đây xuống tới đáy vực chỉ còn độ khoảng chục mét mà thôi. Nếu ông Khanh cẩn thận thì cho dù không cần dây thừng cột chặt vẫn có thể tự mình leo xuống được.

Rồi khi có thể xuống đến đáy vực, thì còn có một sợi dây thừng khác được thả xuống cách đó hàng vài mét để dự phòng. Ông Khanh có thể dựa theo sợi dây ấy mà đu lên.

Nghĩ đoạn, ông Khanh loay hoay tháo cái nút dây thừng ngay lập tức.

Mồ hôi ông chảy càng ngày càng đặc, nút dây thừng thì cứ cứng mãi mà không sao tháo ra nổi. Ông Khanh bấm bụng, nghiến răng, định bụng rút dao ra cắt phéng đi một cái là xong. Nhưng nếu thế thì đứng không vững, không kịp bám vào vách. Nên vẫn cần phải tính toán một cách cụ thể…

“Ông có cần giúp gì không?”

Bỗng sống lưng ông Khanh gai lại, một giọng nói phát ra từ dưới đáy vực. Ông Khanh giật nảy mình, mồ hôi lạnh toát ướt đẫm sống lưng…

Giờ đã là hai giờ sáng, tại cái nơi heo hút vắng vẻ này, bình thường ban ngày còn chẳng có người. Thế nhưng lúc này ở dưới đáy vực lại có giọng nói phát ra, ông Khanh không hoảng hốt sao được.

Bà cụ đã không ít lần kể, ở dưới vực Tà Xùa nhiều ma lắm, ma quỷ tụ tập thành bầy thành lũ, chúng chết do yêu tinh dẫn đường đưa lối, hoặc do tai nạn từ đường trên, đổ đèo mà chết hóa thành ma quỷ. Ông Khanh bình thường không có tin, nhưng cái âm thanh vừa rồi dọa cho ông sợ mất mật, trong đầu ông tự động vang lên câu hỏi, không lẽ là có ma thật?

Ông Khanh cố nén sợ hãi, đanh giọng quát lớn để át đi cái sợ:

– Ai đấy? Đứa nào đấy?

Dưới vực không có âm thanh đáp lại, chỉ có tiếng im lặng của núi rừng, tiếng côn trùng kêu và di chuyển lách tách qua những khóm lá, tạo nên những âm thanh sột soạt và bản hòa âm rợn người.

Ông Khanh quát đến mấy lượt mà đều không có âm thanh đáp lại, ông phải cố gằn lòng lắm mới dám tiếp tục nhìn chằm chằm vô cái dây. Nhưng ông chợt cứng họng, vì cái nút thắt cổ chai khó nhằn không ngờ đã được gỡ từ lúc nào. Qua cái nút thắt cổ chai ấy, thì những nút thắt còn lại đều dễ dàng an toàn tháo được.

Nghĩ đoạn có cảm giác hơi khó hiểu, nhưng ông Khanh vẫn dùng tay, nhanh thoăn thoắt gỡ mảnh dây thừng xuống. Rồi bắt tay bám vô vách đá, kiên nhẫn leo dần dần xuống vực.

Mặc dù có đôi chút cảm giác sợ hãi, nhưng giấc mộng giàu sang vẫn ảnh hưởng quá lớn, thôi thúc ông Khanh bất chấp tất cả mà xông về phía đáy vực Tà Xùa…

Chân ông Khanh đáp xuống tới mặt đất, đáy vực lổn nhổn nhấp nhô toàn là đá. Bàn chân ông va chạm vào lớp đá vụn, tạo ra tiếp xúc với mặt đá vang lên những thanh âm lộp rộp.

Một quang cảnh âm u tối đen như mực, xa xa là thứ ánh sáng le lói của nửa vầng trăng khuyết chiếu rọi. Trong thứ ánh sáng nhá nhem, từng bụi cây um tùm che khuất tầm nhìn. Ở trên miệng vực thì đã cách nơi đáy xa quá. Mặc dù ông Khanh đã dỏng tai cố lắng nghe thật kĩ, mà cũng chẳng thể nghe được tiếng động gì.

Đang cảm thấy có chút lạc lõng vì vừa mới đặt chân tới đây, thì ngay lập tức sống lưng ông lại gai lạnh. Dường như có một thứ gì đó vừa lướt vụt qua phía bên phải ông, như một bóng ma vậy.

Một giọng cười khúc khích, cũng không phải, lại giống như một thứ âm thanh của tiếng lá cây do gió thổi.

Ông Khanh cố hít sâu cho thật can đảm, rồi nhanh tay cầm lấy cái đèn pin rọi vô phía trước mặt, bắt đầu mò mẫm từng bước một. Thò con dao gạt phay đám lá cây bui che khuất tầm mắt. Chân ông bước đều, thi thoảng lại giẫm hụt đến rầm cái vào một cái hố ổ gà ổ voi sâu hoắm nào đó. Ông Khanh chao đảo, cố định thần lại cho thần vững rồi bắt đầu men theo cái lối đi thẳng tự định hình mà truy tìm cây liễu cổ.

Trên miệng vực Tà Xùa, ông Dương đang đắc đắc ý dò đài đi lại cho thật rõ cái âm thanh vừa mới bắt được trong radio, cho thật mượt mà sắc nét.

Nhưng càng dò ông càng cau mày, vì rõ ràng vừa rồi còn nghe thấy âm thanh ở đúng cái tần số ấy, mà giờ chỉnh đi chỉnh lại thì lại thất mất tiêu.

Nụ cười trên môi ông Dương tắt ngấm. Chợt ông nom tới hai sợi dây thừng buộc ở thanh xà lan ven đường thì liền hoảng hồn kêu lên:

– Trời ơi anh Khanh!

Hốt hoảng, ông vội vàng quăng cái đài cát xét qua một bên, rồi phi như bay chạy tới mép vực. Hai sợi dây thừng từ lúc nào đã bị đứt lìa, nhìn qua đèn pin rọi xuống thì phát hiện ra những đoạn thừng bị đứt đã lọt thỏm vào khe đá, mắc vào bụi cây mọc ở vách quấn chặt vào đó. Những cái nút quấn chặt ấy chỉ là tạm bợ, nếu ông Khanh mà không biết điều ấy, vẫn cứ leo lên sợi dây thừng. Thì chỉ cần leo được nửa chừng là chỗ đoạn dây mắc vào cành cây sẽ bị tuột ra, đến khi ấy ông Khanh không nghi ngờ gì sẽ bị ngã chết ngay.

Ông Dương lo quá, trong lòng cứ hy vọng là ông anh mình không tìm ra cây liễu kia nhanh đến như thế, rồi vô tình trèo lên sợi dây thừng. Ông Dương bèn cố sức dùng giọng gọi to mà vọng xuống tới vực sâu để cảnh cáo ông Khanh, nhưng vẫn không hề có âm thanh đáp lại.

Ông loay hoay không còn biết cách nào, đành quay đầu chạy như bay về bản, muốn nhờ người đến cứu giúp.

Dọc đường đi ông Dương loay hoay loạng choạng đâm vào bụi cây đến xây sẩm mặt mày đến mấy lần.

Trong miệng ông khục khặc thở dốc, mồ hôi ướt đẫm cả áo. Quần áo thì xộc xệch rách bươm, khi ông Dương vừa mới rời khỏi, thì từ cái đài cát xét rơi dưới đất vang lên một tràng âm thanh quái dị.

Tiếng radio xèo xèo dần có nhịp điệu và mơ hồ như một loại âm thanh cười khúc khích chói tai, vang rợn xuống tới tận vách đá, vọng tới tận dưới vực.

Ông Khanh đang gạt mớ cây cỏ chắn đường để mò mẫm bước, chợt cũng nghe thấy tiếng cười quái dị ấy. Tiếng radio phát xuống đến đây đã không còn quá rõ là tiếng cười, mà chỉ còn là âm thanh u u kì quái. Dẫu vậy chỉ với cái âm thanh ấy thôi, là cũng đã đủ là cho ông Khanh phải khụy gối, sởn ra gà. Trời đêm hoang vu lạnh lẽo, rừng cây ùm tùm bủa vây ở đây, cộng thêm loại âm thanh ấy nữa thì cho dù là người có gan dạ đến đâu cũng phải sợ són đái ra quần.

Ông Khanh định thần lại, ngưng tay gạt cành, cố gắng lắng nghe xem cái thứ âm thanh quái dị vừa mới phát ra là thứ gì. Nhưng nghe mãi mà ông chẳng thấy nó giống tiếng gì mà ông đã từng nghe từng biết cả. Rồi đột nhiên âm thanh chợt im bặt, ông Khanh dỏng tai lắng nghe thật kĩ nhưng cũng không nghe thấy gì nữa.

Ông thở dài, tiếp bước. Cánh tay ông gạt một mớ cây bụi um tùm, hở ra một mảnh đất rộng kéo dài ra tận đằng xa. Vừa mới gạt cái mớ cây bụi ấy ra, thì ngay lập tức ông đã giật mình kinh sợ ú ớ, vì cách ông chỉ độ chừng chục mét mà thôi, là một dáng người hết sức quen thuộc xuất hiện. Người đó chính là ông Dương, em trai ông…

– Dương, em…

Ông Khanh ú ớ không nói được tiếp nữa, vì rõ ràng là ông Dương ở trên miệng vực, mà như thế nào giờ lại xuất hiện ở đây. Ông Khanh xuống đây trước cả chục phút, dọc một đường đi ông chỉ có đi thẳng. Ông Khanh cho dù có vắt chân lên cổ mà chạy, rồi hì hục leo nhanh thoăn thoắt đi chăng nữa thì cũng chẳng thể nào có mặt ở đây vào lúc này.

Cái bóng người kia quay lưng về phía ông Khanh, tuy không nhìn rõ đó là ai. Nhưng nhìn về dáng người và bộ quần áo, thì ông Khanh nhận định ngay, đó chính xác chính là ông Dương rồi.

Mặc kệ ông Khanh ú ớ như thế nào, nhưng bóng người kia không hề quay đầu lại, cũng không hề đáp lại trả lời.

Ông Khanh thoáng định thần lại, gạt mấy giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, lấy hết can đảm bước về phía người kia. Cái đen pin của ông chiếu rọi, cố sức căng mắt ra mà nhìn cho thật kĩ. Càng đến gần thì ông càng khẳng định chắc chắn rằng cái dáng người kia không ai khác chính là ông Dương. Bởi ông Dương hồi nhỏ đi rừng có bị rắn độc cắn, phải chặt cụt mất một ngón tay trỏ ở bên phái. Mà cái người đứng trước mắt, ngoài bộ quần áo, chiều cao, mái tóc giống hệt, thì cái ngón tay trỏ cũng đã bị cụt không sai vào đâu được.

Ông Khanh chớp chớp mắt mấy lần, càng tiến đến gần, gần hơn nữa. Rồi chợt mắt ông hoa lên một chặp, ông cố nheo mắt lại, thì lại thấy hóa ra cái dáng người đứng yên khi nãy lại chỉ là một cái lùm cây.

Ông Khanh thở phào một trận, tự chửi rủa, thì ra là ông nhìn gà hóa quốc. Là cái bụi cây mà từ xa ông cứ ngỡ là ông Dương mới đúng. Nhưng cái hình ảnh bộ quần áo, mái tóc, ngón tay cụt tại sao ông lại có cảm giác rõ ràng và chân thật đến như thế?

Ông Khanh lắc đầu, rồi lại tiếp tục bước đi trên hành trình tìm kiếm cây liễu cổ. Dọc đường đi không ít lần ông bị giật mình vì những hình ảnh quái dị, bóng ông Dương, bà cụ, rồi đứa con gái của ông cứ lần lượt xuất hiện khiến ông nhiều phen hoảng hồn. Lòng dạ ông cứ mỗi chốc lại nóng như lửa, ruột gan cồn cào, bồn chồn không yên.

Ông Khanh cứ trong tình trạng phập phồng như thế mãi đến tận một giờ đồng hồ sau, thì cái khoảng đất thi thoảng xen kẽ cây bụi mới hết. Thay vào đó là việc trước mắt ông xuất hiện một mảnh đất rộng lớn kéo dài, mảnh đất này không hề có bất cứ thứ gì mọc lên, ngoại trừ một thân cây khổng lồ to lớn cỡ chục người ôm đang mọc sừng sững ở đấy. Cả bầu trời ở đây bị mây đen che phủ, gió không hề thổi qua đây. Cây cỏ không hề mọc. Thứ ánh sáng duy nhất phát ra từ chiếc đèn pin mà ông Khanh mang theo, chiếu rọi có thể nhìn thấy cả khu vực này.

Ông thoáng mừng rỡ, bước lại ngày càng gần về phía cây liễu, thì chợt ông có cảm giác khó thở như có cái dây thòng lọng luồn sâu vô cổ. Ông giật mình kinh hãi lùi lại thì cái cảm giác ấy lại biến mất. Ông sờ sờ lên cổ định thần lại, cái cảm giác dây thòng lọng thít cổ rõ thật là vẫn còn quanh quẩn đâu đấy.

Ông Khanh nheo mắt, nhìn về phía cây liễu, quan sát cái tán lá khổng lồ um tùm của nó. Liền nhận ra một sự thật không tưởng, cây liễu này không ngờ rằng lá của nó lại không có màu xanh, mà xen lẫn toàn một màu đen và một màu đỏ hết sức quái dị.

Lá cây đung đưa nặng chĩu, thi thoảng một vài cành liễu rủ xuống còn rung lên bần bật như là có người ngồi trên cành, khuất sau những tán lá đá nhún nhảy, khiến cho cành cây rung lên như có gió thổi mạnh.

Ông Dương gạt mồ hồi, sợ hãi cố nuốt ngược lại. Rồi tự lẩm bẩm:

– Được rồi, việc quan trọng là đã xác định được cây liễu này có thật rồi. Giờ phải quay lại gọi chú Dương xuống đây thôi…

Nghĩ đoạn, ông Khanh thoáng quay đầu, nhanh thoăn thoắt quay trở lại hướng vách đá, để leo lên trên ấy báo tin cho ông Dương.

Trong khoảng cả giờ đồng hồ mà ông Khanh loay hoay dưới vực khi ấy, thì ông Dương cũng đã kịp về bản, báo tin hết lượt cho người trong bản biết việc ông Khanh gặp nguy. Việc ấy đánh động hết cả dân bản đều thức dậy, ngay cả bà cụ mẹ ông Khanh cũng biết tin.

Bà cụ hì hụi theo đoàn người ngay trong đêm đi thẳng đến vực Tà Xùa để cứu con.

Đèn đuốc đốt sáng trưng khắp bản, đám chó sủa loạn râm ran. Trẻ con trong bản đang ngủ say đều thức dậy khóc ré lên vì thứ âm thanh quá ồn ào.

Đám thanh niên bản hò reo, người già trẻ con ở nhà, chỉ có đàn ông khỏe mạnh là được đi theo ông Dương để cứu người. Bà cụ mẹ ông Khanh mới đồng còn không được mọi người đồng ý cho đi, nhưng sau bà cứ nhất quyết đòi đi nên mọi người cũng đành phải chịu, không thể làm khác được.

Trên đường đi đến vực Tà Xùa, dân bản tràn xuống đường quốc lộ chặn đứng một đoạn đường. Cứ diễu thành đoàn mà đi thẳng, thi thoảng lại gặp chiếc xe tải phải dừng một chốc cho đoàn người đi qua thì mới có thể đi tiếp.

Tới miệng vực Tà Xùa, cái đài radio vẫn còn đang phát ra âm thanh xèo xèo ở dưới đất. Ông Dương chạy đến nhặt lại cái đài đút vô túi vải đeo trên người, rồi đảo mắt nhìn xuống dưới cái mép vực. Quái lạ thay, cái dây thừng lúc nãy đứt lìa mắc ở khe đá, vậy mà giờ đây lại có thể mắc lại ngay ngắn như trước đó nó chưa từng đứt vậy.

Bà cụ mon men tới miệng vực, theo kinh nghiệm của người già cả, bà cụ vừa nhìn vào sợi dây đã như đoán được điều gì. Bà cụ nói to:

– Đứa nào còn là đồng nam thì giải một bãi vào cái dây thừng này cho tao xem nào!

Bà cụ vừa nói xong, đã có vài thanh niên bản xung phong chạy tới, tiểu vào đúng chỗ hai cái sợi dây vắt vẻo gần cái xà lan sát miệng vực.

Nước tiểu vừa rớt xuống, thình lình cái sợi dây liền chuyển sang màu đen kịt, đôi chỗ có dấu vết như là ngón tay, bàn tay bám vào.

Ngay tức khắc toàn bộ đoàn người nhìn thấy cảnh tượng ấy, ai nấy đều xanh mặt. Ông Dương chạy đến gần bà cụ vội hỏi:

– Như thế là sao hả mẹ?

Bà cụ thở thều thào nói:

– Tao đã gàn rồi mà nó đâu có chịu nghe, chúng mày đi đến chỗ cái cây Liễu ấy thì ra cớ sự này cũng không có gì là lạ rồi!
Bà cụ dừng một chút rồi trỏ tay vào cái dây thừng nói tiếp:

– Cái dấu vết bàn tay kia là của ma nó vắt lên, chứ người nào có thể vắt lại được sợi dây ấy. Xưa nay quỷ che mắt, ma đưa đường đều trông có vẻ bình thường, nhưng gặp nước tiểu là biết ngay có phải cái giống ấy làm thật hay không. Nhìn cái sợi dây này, thì e là anh mày ở dưới kia gặp chuyện chẳng lành rồi.

Ông Dương vã mồ hôi nói:

– Vậy giờ thì phải làm sao thưa mẹ?

Bà cụ nói:

– Giờ thì tất cả đều phải xuống dưới ấy, người đông thì may ra át được khí âm. Nếu tìm ra nhanh nhanh chóng chóng thì còn có thể giữ cho thằng Khanh toàn mạng, bằng không thì chỉ có thể lượm xác nó về mà thôi…

Ông Dương nghe xong, chân tay đã run tới mức không còn có thể kiềm chế được nữa. Ông vội gọi mấy thanh niên bản hối gấp bọn họ nhanh chóng thả thừng xuống dưới rồi trèo xuống vực để tìm anh. Cả đoàn người tin theo lời bà cụ, hối hả thay phiên nhau trèo xuống dưới đáy vực.

Bà cụ đứng ở trên miệng vực căn dặn mọi người thật kĩ:

– Khi xuống tới nơi, thì mọi người phải đi sát vào nhau, không ai được tách ra. Nếu bị tách ra thì phải tri hô lên mà gọi ngay, bằng không sẽ rất nguy hiểm, bị quỷ che mắt, ma đưa lối. Trời vừa sáng nếu không tìm được thì thôi phải về ngay, nếu không thì sẽ bị ma quỷ dở trò lường gạt vào động quỷ của chúng mà không thể về được nữa.

Bà cụ còn căn dặn thật kĩ, nếu chỗ nào vắng người mà đột nhiên thấy có người con gái xuất hiện. Thì phải nghi ngay đấy là liễu quỷ, và cố gắng tránh đường vòng đừng để nó phát hiện ra. Nếu không một khi để nó phát hiện ra, nó sẽ biến mất, rồi hóa thành người giống như trong đoàn mà trà trộn vào đoàn người để lừa lọc từng người một, rồi đem ra chỗ vắng để giết.

Mọi người vâng vâng dạ dạ đều nghe lời bà cụ rất kĩ. Một vài người được phân công kĩ lưỡng là chờ trực ở trên miệng vực để trông chừng cái dây. Bà cụ cũng đứng ở trên miệng vực mà chờ đợi tin của ông Khanh. Bà năm nay đã già, đã không còn đủ sức để đi theo đoàn người xuống dưới vực nữa rồi.

Ông Dương dẫn đầu đoàn người, vừa trượt xuống đáy vực là đã bắt gặp khung cảnh u ám rợn người. Từng đoàn từng đoàn đốm lửa ma trơi lập lòe như vẫy gọi. Có tiếng gió xì xào bên những lùm cây tạo nên thứ âm thanh như các anh linh ma quỷ đang nói chuyện. Đám thanh niên bản mới đầu còn ai nấy hừng hực khí thế, thế nhưng giờ này đều đã run rẩy như cầy sấy vậy.

Một người thanh niên hối hả chạy đến gần ông Dương với khuôn mặt xám như tro thì thào vào tai ông:

– Chú Dương, hình như vừa rồi cháu có nghe thấy tiếng chú Khanh thì phải!

Ông Dương đang khẩn trương, liền vui sướng vội hỏi:

– Ở đâu?
Người thanh niên ấy nói:

– Dạ ở ngay trên vách núi, mà cháu vừa mới trèo xuống có thấy ai đâu. Nhưng lúc rồi rõ ràng cháu nghe thấy tiếng chú ấy gọi văng vẳng ở vách núi. Chú ấy còn gọi tên cháu rõ ràng mà lại…

Ông Dương gàn ngay:

– Vớ vẩn, mày lại thần hồn nát thần tính. Cả đoàn xuống có thấy cái gì đâu, chưa đi được mấy bước mà đã bị ma nó nhát đến vãi cả ra quần rồi thì còn làm ăn gì. Sợ ma hả?

Người thanh niên bị ông Dương quát nạt cho một chặp, liền như bị nói trúng tim đen, vã mồ hôi. Có điều, để cho đỡ ngượng anh ta vẫn đứng thẳng người lên vỗ ngực nói:

– Làm gì có chuyện ấy thưa chú. Chắc là vừa rồi cháu nghe nhầm, cháu sẽ chú ý hơn…

Ông Dương gật đầu nói:

– Thôi được rồi, nghe nhầm cũng là việc thường, đến tao vừa tụt xuống dưới này mà cũng đã muốn đu dây trèo lên ngay rồi, huống chi là đám thanh niên rơm chúng mày. Thôi, đi nhanh nhanh mà tìm ông anh tao về, kẻo trời sáng lại không về nổi đâu.

Ông Dương nói xong, hối hả tiếp bước gạt cái lùm cây, tiếng lá cây loạt xoạt, đôi lúc gió thổi thoảng qua khiến lá cây xà vào khuôn mặt như một bàn tay ai đó đang vuốt ve mặt người vậy.

Đoàn thanh niên theo sau ông dương có cả thảy hơn chục người, chính xác là mười bốn người, tính cả ông Dương là tròn mười lăm người tham gia vào hành trình giải cứu ông Khanh. Ông Dương lớn tuổi nhất, đều đã có vợ con, còn đám thanh niên này đều mới nứt mắt mới lớn. Chưa vợ con gì cả, thậm chí là người yêu cũng không có. Đám thanh niên mới đầu còn run sợ lắm. Thế nhưng càng về sau đi càng lâu dần sâu vào trong thung lũng đáy vực. Bọn họ người đông át cái sợ lại bắt đầu táo tợn trêu đùa nhau. Nghe bà cụ kể liễu quỷ hóa thành một người con gái thì ai nấy cũng đều vui vẻ lắm. Bình sinh bọn họ hiếm khi được tiếp xúc với con gái trẻ, vì lạ thay bản của bọn họ sinh ra phần lớn toàn là con trai. Con trai muốn kiếm vợ đều phải sang bản khác để tìm hiểu.

Bọn họ lại nghe nói cái giống yêu tinh hóa hình người là xinh đẹp lắm. Có người còn cho rằng dẫu một lần trong đời được gần gũi với yêu tinh thì thôi chết cũng được.

Những câu chuyện vui đùa ấy thôi thì cũng chỉ là bên lề. Thế nhưng về sau này không ngờ lời nói đùa ấy lại ứng nghiệm thành một sự thực. Chính cái anh thanh niên mà phát ngôn ra những lời nói ấy, lại là người đầu tiên phát hiện ra liễu quỷ.

Đoàn người đi đã lâu nên thấm mệt, một vài người tách ra đến ven suối để lấy nước. Trong những người ấy, có cả cậu thanh niên kia, ban đầu mặt suối vắng vẻ không có gì. Nhưng sau cùng nhóm bốn người đi lấy nước cho cả đoàn đột nhiên bị một trận gió thổi mạnh khiến bụi tung mù, lá cây đập vào mặt mũi mấy người tung bay khắp nơi.

Lúc sau khi ngọn gió ấy ngừng thổi, thì cậu thanh niên kia cũng đã không còn thấy đâu nữa. Người ta chỉ còn thấy bộ quần áo của anh ta bị rách tả tơi vương vãi trên mặt đất. Có người nhìn thấy xa xa bên kia suối, phía sau lùm bụi cây gai có bóng lưng người con gái nhấp nhô, thoắt ẩn thoắt hiện.

Khi ba người bọn họ về báo tin cho đoàn người, và quay trở lại tìm thì tại chỗ lùm cây ấy thì chỉ thấy có hai chiếc dép của chàng thanh niên kia, và một mớ rễ cây toàn bụi đất. Còn người thì lại chẳng thấy đâu…

Cả đoàn người cứ tìm mãi một chốc mà chẳng thấy gì, sau cùng đành bỏ cuộc. Lại căn dặn nhau kĩ hơn là từ giờ càng phải cẩn trọng. Bởi vì liễu quỷ có thể đã thực sự xuất hiện.

Đoàn người tiếp tục hành trình tìm kiếm ông Khanh, cho đến gần sáng mà không hề kiếm thêm được một chút tin tức nào. Bọn họ đành quyết định từ bỏ. Tất cả định quay đầu trở về…

Đúng khi ấy, bọn họ lại vô tình bị lạc vào một mảnh đất kéo dài, trơ chọi toàn sỏi đá không có bất cứ thứ gì mọc lên. Ở giữa khu đất ấy xuất hiện một cây liễu rất lớn, lá của nó màu đen màu đỏ xen lẫn.

Cả đoàn người ngơ ngác nhìn nhau, ú ớ không nói được câu nào…

Trong mắt ông Dương lúc này, chợt thoắt hiện lên vẻ tính toán. Ông nhìn đằng đẵng vô cái cây liễu to lớn mà liếm mép. Ông chợt quyết định, nếu như đã không tìm được ông Khanh, thôi thì cái cây liễu này cũng phải chặt để kiếm lấy món lời.

Dọc đường vì lý do phòng thân, nên thứ đồ nghề để chặt cây ông mang không sót món nào.

Mới đầu thì ông ta còn lo lắng cho người anh trai của mình, nhưng càng về sau, lòng tham của ông lại càng lớn, lại nghiêng về việc chặt liễu nhiều hơn.

Vì vậy, trên đường đi, ông Dương đã không ít lần bơm cái tư tưởng chặt liễu về đem bán cho đám thanh niên. Đám thanh niên khi ấy không quan tâm đến tiền nhiều lắm, nhưng ông Dương lại bơm rằng nếu mỗi người sở hữu một miếng gỗ liễu, thì sau này về hay mơ thấy gái đẹp. Lại còn lấy được vợ đẹp vì hưởng phúc âm ké nữa.

Những lời nói lừa lọc ấy, nhanh chóng làm lu mờ đi những lời cảnh cáo của bà cụ.

Ngay khi tất cả đều chán nản muốn quay về, thì cái cây liễu này lại như ma xui quỷ khiến thế nào, lại xuất hiện ở ngay trước mặt bọn họ.

Đoàn người vui vẻ lắm, ông Dương trước tiên chọc cái con dao nhọn đâm xuống dưới mặt đất dõng dạc hô to nói:

– Chặt nó, vì sự nghiệp làm giàu của bản ta… Vì sự trả thù cho ông anh trai tao và bạn của chúng mày!

Đám thanh niên hô to hưởng ứng:

– Chặt nó, làm giàu, báo thù…

Xen lẫn trong những âm thanh đồng thanh hô to đầy khí thế, còn thi thoảng chen thêm một vài câu nói khe khẽ:

– Vì lấy được vợ đẹp…

Đám người hùng hổ, tay dao tay búa phăm phăm lao về phía cái cây. Cành cây liễu toàn lá đen đỏ thì rung rung lên như muốn mời gọi một cách đầy thích thú.

Ông Dương hùng hổ lao tới trước, cả đoàn người bước càng gần cái cây liễu thì càng cảm thấy hơi ngột ngạt khó thở. Nhưng suy cho cùng ai nấy đều không sợ chết.

Những nhát dao búa đầu tiên được bổ xuống, vang lên những âm thanh lục bục như chặt vào da thịt. Nhựa cây nhờn nhờn phun ra một màu đỏ tươi. Lá cây xào xạc đung đưa tạo thành những âm thanh như tiếng người con gái khóc thút thít vậy.

Trở lại việc ông Khanh.

Sau khi ông phát hiện ra cây liễu cổ ấy, liền lập tức quay trở về bản ngay, dọc đường đi ông không hề gặp phải bất cứ thứ gì lạ lùng. Cho đến khi quay trở lại vách đá, ông Khanh có thể nhìn thấy ngay được sợ dây thừng mà bị vắt vẻo ở vách đã từ lúc nào được nối liền chặt. Nó được buộc ngược trở lại bên trên, sợi dây thừng chắc nịch như chưa từng bị tuột.

Ông Khanh lẩm nhẩm:

– Cái thằng Dương này hay thật, lúc cần thì gọi không thấy đâu, lúc không cần gọi thì lại tự động chạy xuống nhặt dây buộc lên lại cho anh, đến là kỳ lạ.

Ông Khanh men theo sợi dây đã được buộc một cách chắc chắn, túm lấy sợi dây ấy rồi bắt đầu trèo lên một cách thật từ từ chậm rãi. Dây thừng đung đưa qua lại vang lên những âm thanh lách tách vì sức nặng của người ảnh hưởng vào nó.

Lên đến gần miệng vực, sợi dây thừng bỗng chuyển rời dần dần thành một màu đen kịt. Có những giấu vết hình bàn tay dần dần được hiện ra. Ông Khanh nheo mắt nhìn kĩ, thì thấy cái dấu vết hình bàn tay ấy nó bấu kĩ vào trong sợi dây thừng hằn sâu thành một vết sâu hoắm cỡ cả xăng ti mét.

Càng lên gần miệng vực thì cái dấu vết hình bàn tay càng dày đặc. Dấu vết bàn tay ấy nhỏ thó như là tay của con gái, ngón tay mảnh dẻ chỗ lồi chỗ lõm giống như khi bàn tay ấy bấu vào thì chỗ nông chỗ sâu. Tưởng tượng như là một bàn tay đã bị thối giữa mất một đoạn thịt trơ ra khúc xương và chỗ thịt chỗ xương ấy cứ ngắt quãng nhau mà bám vào sợi dây thừng, mới có thể tạo ra được loại dấu vết như vậy.

Dấu vết hình bàn tay ngắt quãng cách nhau độ chừng nửa mét. Kèm theo đó là thi thoảng lại dính một chút mồ hồi vương vãi ở sợi dây thừng. Dấu vết ấy chứng tỏ là vừa mới rồi còn có người leo xuống ở sợi dây thừng này. Mà mồ hôi nhiều như vậy thì lại càng chứng tỏ không thể là một người được, mà chính xác hơn phải là một nhóm người thì mới đúng.

Ông Khanh nheo mày, không có lẽ nào ông Dương lại thấy mình không quay lên, mới phát hiện sợi dây thừng bị đứt, từ đó quay đầu về bản gọi người. Và đám người ấy cũng vừa mới quay trở lại và leo xuống vực tìm ông? Nhìn những dấu vết ở sợi dây thừng thì ông Khanh chắc mẩm thứ suy đoán của mình là đúng.

Ông toan tiếp tục trèo lên, vì khoảng cách giữa ông và cái miệng vực chỉ còn khoảng độ một mét. Ông sẽ nghỉ ngơi một chốc ở trên đấy, rồi chờ đợi đoàn người kia quay về xem sao. Hoặc chí ít là cũng về bản để hỏi thăm tin tức xem liệu rằng cái sự suy luận của ông có phải là đúng hay không. Thì ngay lập tức sau đó, ông giật mình kinh hãi, cái bàn tay ông suýt buông thả sợi dây thừng mà ngã xuống vực. Đập vào đôi con ngươi của ông là một cái xác bầy nhầy thịt, toàn bộ đều đỏ nhuốm máu lộ ra những đường gân trong thớ thịt. Cái xác ấy chính xác hơn là đã đã bị lột da, hơn nữa là lột da toàn thân. Điểm kì lạ ở đây lại chính là dù bị lột da nhưng lại có thể thấy được là cái xác vẫn đang mặc quần áo.

Qua diện mạo của bộ quần áo ấy, ông Khanh lại càng khiếp sợ hơn bởi vì cái người mà ông nghĩ tới lại là một người trong bản của ông.

Ông cố nén sự khiếp sợ, tiếp tục bò lên trên miệng vực. Lại một lần nữa ông Khanh phải kinh hồn táng đảm, vì ở trên miệng vực Tà Xùa này tiếp tục có thêm hai cái xác y hệt như vật.

Có cái xác còn bị bẻ gãy trụi hết răng, có cái thì bị móc lòi cả lưỡi ra ngoài, những cái chết hết sức kinh tởm mà ông không thể tưởng tượng được, rốt cuộc là đã có chuyện gì xảy ra ở đây. Tại sao lại có những người chết này? Những người này lẽ nào là những người được giao ở lại trông sợi dây thừng để tránh biến cố? Nhưng tại sao họ lại chết thương tâm và hết sức đáng sợ như vậy? Một cái chết kinh hồn táng đảm, chẳng lẽ liễu quỷ thực sự có thật?

Ông Khanh gật đầu cho là phải, bởi vì xưa nay giống cây liễu chẳng có giống nào mà lại có lá cây màu đen màu đỏ xen lẫn cả, hơn nữa chúng lại còn phát sáng thì đúng thật là quỷ dị. Nhìn diện mạo những cái xác, nếu không phải là quỷ làm thì nào có thể có chuyện những cái xác được lột da mộ cách tinh xảo và tỉ mỉ đến như vậy. Những chuyện như thế chỉ có quỷ mới có thể làm được.

Gác lại mọi sự suy tính, ông Khanh thấy việc cần thiết nhất ngay lúc này là phải về bản một chuyến gọi người tới giúp. Rồi thuận tiện tìm hiểu xem có chuyện gì đã xảy ra như vậy.

Nghĩ bụng, ông Khanh men theo con đường quốc lộ 37, bắt đầu trở về bản.

Về đến bản, ông thấy cả bản đều thắp sáng đèn. Chứng tỏ rằng hôm nay cả bản đều đã bị chuyện gì đó đánh động, nên mới thức dậy đồng loạt như vậy.

Ông Khanh vội vã chạy vô vào một căn nhà gần nhất, định bụng hỏi thăm một chút về tin tức những người đã đến bên vực Tà Xùa.

Nhưng khi ông vừa bước vào căn nhà, thì lại cảnh tượng kinh hãi ấy xuất hiện. Toàn bộ những người trong căn nhà này đều đã bị lột da, mà vẫn còn mặc nguyên bộ quần áo. Tình trạng đều giống hệt như những cái xác đã chết ở bên miệng vực.

Chạy qua một vài căn nhà nữa, ông Khanh đều thấy tình trạng tương tự diễn ra. Những người như trẻ con hay người già thì còn đỡ một chút, vì chỉ bị lột da ở khuôn mặt. Còn những người trung niên lớn tuổi đa phần đều bị lột sạch da không còn sót chỗ nào.

Ông Khanh hoảng sợ, đột nhiên nghĩ ngay đến cảnh đứa con gái của ông. Nó sẽ ra sao nếu như cũng bị như vậy?

Sau khi vợ ông Khanh chết, cái Thương con gái của ông là người duy nhất còn sót lại để ông có thể nương tựa vào nhau khi về già.

Trong căn nhà ấy, có bà cụ, ông và cái Thương sông dựa vào nhau. Giờ chuyện này xảy ra, ông Khanh lo nghĩ đến bà cụ, lại càng lo nghĩ hơn đến sự an toàn của đứa con gái.

Ông chạy như bay về phía căn nhà ở đỉnh đồi mé cuối bản.

Đến nơi, ông thấy căn nhà đã bị đóng sập cửa, không thắp lửa đèn như những nhà khác. Cả căn nhà tối đen như mực, ánh sáng heo hắt ở góc bếp. Bếp lửa lom đom kêu lên những âm thanh lách tách của lửa cháy. Trong góc nhà, ông Khanh chợt nom thấy vóc dáng của bà cụ. Bà cụ ngồi im thẫn thờ như một cái xác không hồn.

Ông Khanh chợt cất tiếng hỏi:

– Mẹ à, mẹ có sao không?

Cái bóng bà cụ không trả lời, mà chỉ thẫn thờ như một cái xác không hồn. Bà cụ lắc đầu tỏ như không có chuyện gì.

Ông Khanh thở phào nhẹ nhõm, rồi rón rén bước vào buồng ngủ. Dõi theo vào cái giường ở góc buồng, thì thấy bé Thương con gái ông vẫn đang ngủ ngon lành như chưa có chuyện gì xảy ra.

Ông Khanh mừng lắm, liền quay đầu ngược trở ra nói với bà cụ:

– Đêm nay mẹ đừng đi đâu, ở nhà trông chừng con bé cẩn thận giúp con. Con có việc phải đi lên xã ngay…

Ông Khanh giấu nhẹm chuyện xảy ra với cả bản, vì sợ bà cụ già cả rồi không còn chịu nổi. Sau đó ngay trong đêm, ông mò xuống đường quốc lộ đi bộ đến trụ sở xã.

Địa bàn huyện Bắc Yên này rộng lớn, để đi từ bản đến xã phải mất cả chục cây số. Ông Khanh phải đi bộ mấy tiếng đồng hồ liền để đến trụ sở xã.

Đến nơi, thì trời cũng vừa hửng sáng, ông Khanh chờ thêm một hai tiếng thì cán bộ xã cũng đến làm việc. Ông vội vã đem sự việc xảy ra với cả bản mình trình báo lên trưởng công an xã.

Trưởng công an xã lúc này là ông Páo, ông Páo vừa nhìn thấy ông Khanh nhễ nhại mồ hôi, gương mặt thất sắc thì liền hỏi:

– Ông kia, có chuyện gì thì nhanh nhanh trình báo đi!

Ông Khanh nuốt nước bọt, cuối cùng gượng nói đem tất cả những chuyện xảy ra vào đêm hôm qua kể lại tường tận.

Ông Dương hối thúc đám thanh niên chặt thật nhanh gốc cây liễu để đem về. Nhựa của cây liễu này đỏ tươi như máu, phun vào mặt người liếm ra lại có vị mằn mặn.

Ông Dương là người tích cực nhất, đã chặt nhát nào là nhát đấy sâu hoắm, đám thanh niên sức khỏe chặt cũng không bằng.

Nhưng có lẽ vì chặt hăng quá, nên ông Dương cũng không để ý rằng. Xung quanh ông, từ lúc nào tiếng dao búa cứ nhỏ dần nhỏ dần rồi biến mất hẳn.

Đến khi ông Dương tạm nghỉ tay thì quay ra đã chẳng thấy còn người nào cả, ông xoay người đi tìm gọi to đám thanh niên. Mà gọi mãi, gọi mãi cũng chẳng thấy ai trả lời.

Tức mình, ông Dương rủa lên chửi đổng nói:

– Mẹ khiếp, lũ trẻ ranh, chưa thấy ma đã són đái ra quần mà chạy rồi. Đã thế để mình ông đây chặt, ông đây hưởng, đến lúc ấy thì đừng có mà mở mồm ra mà đòi chia phần…

Ông Dương xoay người, vung một nhát dao thật mạnh hướng cái thân cây mà bổ vào, chẳng thèm nhìn.

Bộp!

Nhưng rồi con dao mèo của ông chặt phải một thứ gì đó như chặt thịt, thứ chất lỏng nóng ấm phun ra bắn cả vào mặt của ông Dương.

Ông Dương lại rủa:

– Mẹ khiếp, sao nhựa cây này lại nóng thế nhỉ!

Cái chất lỏng ấy giống hệt mùi nhựa cây, cũng đỏ như máu.

Ông Dương dụi mắt lau thật kĩ hết thứ chất lỏng bị bám vào mắt, rồi mới nheo mắt nhìn kĩ, định bụng tiếp tục chặt.

Nhưng sau đó ông lập tức thảng thốt kêu lên:

– Trời ơi!

Đập vào mắt ông Dương, là một quang cảnh hết sức quỷ dị.

Mười ba người thanh niên đồng loạt xuất hiện trước mặt ông. Họ bị chặt làm nhiều khúc, đầu thì bị chặt riêng ra treo lủng lẳng trên cây liễu. Dao búa thì trong mỗi cánh tay mỗi thứ một nơi, xác họ bị chặt ra làm nhiều khúc, bàn tay và hướng thân người hình như đều hướng đến bổ vào người nhau.

Ông Dương hãi hùng, vội quăng con dao mèo xuống dưới đất quay đầu chạy trối chết. Ông đã thực sự gặp phải quỷ thật rồi.

Khi nhìn vào cái cây Liễu ấy, ông Dương phát hiện thân cây chẳng hề tổn hại mảy may một chút nào cả. Thậm chí những vết chặt sâu hoắm trước đây mà ông Dương vẫn tự hào với đám thanh niên thì cũng chẳng thấy đâu cả.

Ngược lại, ông Dương lại thấy những cái xác trước mặt ông bị chặt đến sâu hoắm. Mường tượng ra thì vết chặt sao lại giống với khi ông nhìn thấy mà chặt vào thân cây đến như vậy.

Một sự thật kinh khủng hiện ra trong đầu ông, một hình ảnh lu mờ nhưng khi tỉnh táo ông dần nhớ đến.

Từng cảnh tượng hãi hùng dần xuất hiện trong ký ức của ông Dương.

Những người thanh niên khi ấy hùng hổ lao về phía cái cây, vung lên những nhát dao búa đầy mạnh bạo. Nhưng không ngờ họ lại như bị thôi miên vậy. Những nhát dao búa ấy không hướng cái cây chặt tới, mà đột nhiên chuyển hướng về phía đồng bạn bên cạnh mình chặt xuống.

Có người thẩn thờ tỉnh lại vì kinh hãi, nhưng đã thấy dao chặt sâu đến nửa cổ. Có người thì khi bị chém đến bay đầu rồi mới không tin được lại đột nhiên tại sao đầu mình lại lìa khỏi cổ.

Người tỉnh lại thấy đồng bạn hướng mình chặt chém thì kêu gào rất thảm thiết. Nhưng những người mà đang cầm dao bùa chém kia thì vẫn không ngừng tay chém hết sức hào hứng vui vẻ y như cái lúc ông Dương kích động vậy.

Người bị chặt cụt cái tay, tỉnh lại quỳ xuống thảng thốt van nài cầu xin, xua tay còn lại giơ lên kêu gào. Thì nhát dao tiếp theo cũng bổ tới chém rụng nốt cái tay. Người kia rú lên một tiếng vì đau đớn, chưa kịp nói câu gì thì những nhát dao liên tiếp lại vung đến, bàn tay, cánh tay người ấy cụt dần. Sau cùng là chặt đến chân, đến nửa thân người bị xẻ đôi. Cuối cùng đến khi chỉ còn lại cái đầu thoi thóp dính thân ở cổ, đang thở phì phò cũng bị chặt nốt rồi treo đầu lên cây. Cả quá trình những người ấy bị chặt sống từng khúc hết sức kinh tởm, đều được ông Dương nhớ lại.

Sau cùng còn lại hai ba người thanh niên, sau khi đã giết hết đồng bạn thì lần lượt đưa dao lên cổ tự bập dao của mình vào cho cái đầu rớt xuống.

Người cuối cùng là ông Dương sống sót thì lần lượt đem từng cái đầu, mảnh xác của từng người mà treo lên cây. Trong công cuộc giết người chặt xác, thì lúc ấy ông Dương còn là kẻ hăng nhất. Không ít những nhát chém tóe máu, chém ngọt sớt nhất đều là của ông ta.

Ông Dương kinh khủng nghĩ đến cảnh tượng ấy, liền lập tức hiểu ra lý do tất cả đều có một cái chết kinh khủng như vậy, đều là do liễu quỷ.

Ông quay đầu chạy trối chết hướng miệng vực mà chạy tới. Trong cái túi vải ông khoác đeo sau lưng, tiếng radio đột nhiên phát ra. Rõ ràng là ông Dương không hề bật đài, mà tại sao radio lại tự bật lên được.

Tiếng âm thanh quái dị lập tức xuất hiện, tiếng động rên rỉ nỉ non như tiếng người con gái gào khóc hệt như lúc ông dò đài trên miệng vực Tà Xùa.

Ông Dương chạy trối chết, càng chạy hăng thì tiếng âm thanh càng vang to, rồi bóng người con gái thì thoảng ngồi ủ rũ ở một cái bụi cây ven đường cứ liên tục xuất hiện bám đuổi ông, nó liên tục khóc thút thít như muốn đòi ông trả lại mạng cho nó.

Chạy đến chân mỏm đá, ông Dương nom thấy một mớ máu thịt bầy nhầy, mà vừa thoáng nhìn qua cái bóng dáng ấy, ông liền lập tức nhận ra ngay đó là ai.

Ông Dương thét toáng kêu đến lợm giọng:

– Mẹ!

Bà cụ rớt từ trên miệng vực xuống, đầu đã bị vỡ tung thành một mớ thịt vụn, chỉ còn lại cái thân người bầm dập là còn nguyên vẹn.

Ông Dương ôm xác bà cụ kêu gào, nhưng chỉ được một chốc là sống lưng ông lại gai lạnh. Cách ông chỉ chừng nửa mét, cái bóng người con gái lờ mờ đột nhiên xuất hiện. Mặt nó trắng bệch không rõ mặt mũi, mớ tóc dài xơ xác toàn bụi đất bám vào, nó ẩn hiện trong làn khói sương và cây bụi cười lên những âm thanh khúc khích đầy man rợ.

Ông Dương lập tức quay đầu, tuyệt vọng bám lấy sợi dây thừng hùng hục trèo lên trên. Ông trèo như điên như dại, nghoảnh lại thì chỉ nhìn thấy con quỷ cũng đang bắt đầu bám vào sợi dây, bắt đầu trèo lên đuổi theo ông.

Ông Dương kêu gào:

– Cút đi! Mày cút đi ngay!

Rồi vừa trèo vừa khóc, ông nhắm mắt trèo lên, cứ lao đầu về phía trước. Nhưng rồi đột nhiên đầu ông đụng phải một thứ gì đó, nhớp nháp thối giữa, một thứ thịt mềm mềm lủng lẳng chạm vô đầu ông.

Ông Dương ngửa đầu lên nhìn, khuôn mặt ông chợt chuyển sang tím xanh. Tay ông chợt thả ra, vô lực cho cả thân người rơi xuống. Một cái thòng lọng luồn sâu vào cổ ông, thít chặt cổ, thắt cổ ông cho đến chết.

Xác ông Dương vắt vẻo như vậy ở vách đá, đung đưa theo nhịp gió.

Mười năm sau, câu chuyện cả một bản ở huyện Bắc Yên đều chết do mà quỷ đã dần lắng xuống và không còn ai nhắc lại nữa. Thế nhưng, lúc này đột nhiên lại xuất hiện một chiếc xe mecedes ben chạy bon bon trên quãng đường quốc lộ ba mươi bảy. Chạy dọc vào bản làng năm xưa.

Chiếc xe dừng ở một chỗ, đỗ lại dưới chân lối đường đất mòn. Một người đàn ông bước xuống xe.

Người đàn ông này trông rất già cả, khóe mắt ông ta sâu hoắm, đeo kính đen, đội một chiếc mũ bành đen đúa. Theo sau ông ta là một cô gái trẻ hết sức xinh đẹp.

Người đàn ông hướng tới căn nhà của ông Khanh bước tới, đó chính căn nhà duy nhất còn có người sống sót ở bản làng này. Sau chuyện xảy ra năm ấy, ông Khanh không hề bỏ đi, mà vẫn ở lại nơi này.

Người đàn ông bước vào trong nhà, thì chỉ thấy một cô gái trẻ đang lui cui đãi nhặt mẹt thóc. Cô gái trẻ ấy chính là cô bé Thương mười năm trước, giờ đã lớn. Thương nhìn thấy người lạ liền đứng lên hỏi:

– Chú tìm ai?

Người đàn ông bắt đầu cất tiếng, nói một chặp. Thì ra ông ta là người Trung quốc, cô gái bên cạnh đi theo ông ta là phiên dịch viên.

Cô gái phiên dịch liền giới thiệu nói:

– Đây là Lưu tiên sinh, từ Thượng Hải sang thăm. Ông ấy muốn gặp bố của cô, bố cô đâu?

Thương thật thà trả lời:

– Bố tôi đang ở trong buồng, để tôi vào gọi bố tôi!

Thương toan quay đầu vào nhà, thì đã có giọng nói vọng ra:

– Không cần phải gọi. Mấy người về đi, để gia đình tôi được yên. Tôi không muốn lên báo nữa…

Cô gái phiên dịch tươi cười, nói vọng vào trong giải thích:

– Thưa ông, Lưu tiên sinh đây là một người có nghiên cứu về các lễ tế cổ xưa. Ông ấy không phải là nhà báo, ông ấy có thể trả rất nhiều tiền cho ông để hỏi về chuyện này!

Ông Khanh lười nhác, bước ra từ trong nhà. Nếu không phải là cánh nhà báo, mà lại còn có thể cho ông tiền, vậy thì cố nhiên ông sẽ tiếp đãi bọn họ.

Ông Khanh mời hai người vào nhà, còn thêm cả anh lái xe. Mời họ ngồi xuống ghế, rót trà nước thật chu đáo rồi mới hỏi:

– Được rồi, các người muốn hỏi gì thì cứ nói đi!

Người đàn ông gọi là Lưu tiên sinh, đang định nói gì đó thì liền nhíu mày. Chợt cất tiếng hoa hỏi một chặp. Cô gái phiên dịch vội nói:

– Lưu tiên sinh nói nhà ông, dường như có quỷ!

Ông Khanh nói lớn:

– Đúng, không có quỷ sao được, chính con quỷ ấy đã giết cả cái bản này!

Lưu tiên sinh cười nhạt, nói một chặp. Cô gái phiên dịch lại hói:

– Ông có muốn biết rõ tường tận mọi chuyện về con quỷ này không?

Ông Khanh dường như ban đầu không quan tâm lắm, nhưng thấy cô gái đề cập đến vấn đề này liền tỏ ra hứng thú, liền nhanh chóng gật đầu.

Lưu tiên sinh kia liền bỏ cặp kính xuống, lộ ra một bên con mắt sâu hoắm không có con ngươi. Ông Khanh hơi giật mình, nhưng Lưu tiên sinh chỉ vào con mắt của ông ta và khẳng định rằng con mắt của ông ta thành ra như vậy cũng là do quỷ.

Lưu tiên sinh nói rằng liễu quỷ kia là do Lỗ Ban Tông Thuật lập nên. Là do chôn sống một người con gái dưới gốc liễu, đồng thời với lúc đại sư Lỗ Ban Tông Thuật chết chôn ở dưới đáy. Về tích chuyện ông pháp sư người tàu ở vùng này, hóa thành cương thi chạy về đất Bắc, Lưu tiên sinh thừa nhận là có thật. Nhưng người này là một nghịch đồ của Lỗ Ban Tông Thuật, tự lập ra chi phái là Lỗ Ban Táng Thi Sinh Quỷ. Muốn dùng quỷ để hồi sinh chính mình sau khi đã chết.

Phép bùa này là dùng người con gái làm thân bùa, vẽ lên mực chu sa, chôn sống ở dưới cây liễu. Rồi sẽ bắt mười ba đồng nam, cho ăn đủ bảy lần. Khi ấy, thuật Lỗ Ban Táng Thi Sinh Quỷ sẽ thành thực, hồi sinh được xác người con gái chôn dưới cây liễu, hồn đại sư Lỗ Ban Tông Thuật nhập vào sống lại.

Lưu tiên sinh lần này nói rằng, liễu quỷ đã ăn sáu lần. Nếu nó ăn thêm một lần nữa, thì thi quỷ sẽ trực tiếp sống lại. Đến lúc đó tai họa khôn lường.

Lưu tiên sinh sáu tháng trước mới biết đến chuyện này qua một lần vô tình lướt báo mạng. Ông phát hiện ra chuyện này liền lập tức đi một chuyến đến Việt Nam để ngăn liễu quỷ hồi sinh.

Sau khi hỏi thăm qua loa vài chuyện từ ông Khanh. Lưu tiên sinh liền đề cập một ý định nói:

– Tôi lần này đến đây thứ nhất là để giải trừ nghiệp quỷ, thứ hai là phải tìm một người kế tục. Chỉ có người bị ảnh hưởng của Lỗ Ban Tông Thuật, trong cửu tử nhất sinh sống lại, mới có thể có đủ khả năng làm đệ tử của Lỗ Ban Tông Thuật.

Lưu tiên sinh nói xong liền đảo mắt nhìn về phía Thương con gái ông Khanh. Ông Khanh chần chừ một lúc, rồi như hiểu ý gật đầu nói:

– Nếu như anh có thể giúp đỡ nó thì không còn gì bằng, tôi chỉ muốn tìm thấy xác em trai tôi mà đem nó về chôn cất thôi. Thú thực với anh là nó đã mất tích ở dưới ấy mười năm nay, sống chết không rõ, nhưng cũng chẳng còn ai dám mò xuống cái vực ấy để tìm mười lăm người ấy về cả.

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Không còn sống đâu, qua bài báo mà tôi đọc thì tôi đã lập tức đoán được ra ngay, rằng cả mười lăm người ấy đều đã chết. Em trai anh là người có vợ, thì có lẽ có cái chết khác, còn mười ba người còn lại, nhất định có cái chết giống hệt nhau.

Ông Khanh tỏ ra khó hiểu liền hỏi:

– Mười ba người chết giống nhau? Nhưng bản này khi ấy mất tích đến mười bốn thanh niên?

Lưu tiên sinh cũng nheo mày khó hiểu nói:

– Việc này đúng là không theo lẽ thường, nếu là mười bốn người thì hẳn là người còn thừa ra vẫn còn sống mới đúng!

Lưu tiên sinh thở dài lắc đầu bỏ qua, nói tiếp:

– Được rồi, tạm bỏ qua việc ấy. Mà trước hết, việc quan trọng tiếp theo, là trừ nốt cái hồn quỷ trong căn nhà này. Tôi thấy, mười năm nay anh vẫn sống được với quỷ, đúng là giỏi thật!

– Sống với quỷ?

Ông Khanh kì quái hỏi.

Lưu tiên sinh gật đầu cười nói:

– Phải! Tôi có một câu hỏi, muốn hỏi là bà cụ già của nhà anh đang ở đâu?

Ông Khanh suýt xoa nói:

– Tôi không biết, bà cụ từ khi chuyện xảy ra năm ấy lạ lắm! Ban ngày mới sớm ra đã đi đâu mất vậy, đến tối mịt mới về!

Lưu tiên sinh cười cười nói:

– Anh không thấy kỳ lạ là bà ấy, tại sao mười năm rồi mà vẫn không già thêm chút nào ư?

Ông Khanh nghe đến đây liền trợn mắt, lộ vẻ không tin ú ớ nói:

– Ý của anh, không lẽ nào… bà cụ chính là…quỷ!

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Phải, bà cụ không những là quỷ, mà còn là quỷ sai của liễu quỷ. Bà cụ ấy chỉ muốn chờ trực để giết nốt hai người mà thôi!

Lưu tiên sinh nói xong, lại được phiên dịch. Ông Khanh liền hỏi:

– Bà ấy muốn giết chúng tôi? Nhưng tại sao những năm qua bà ấy không làm vậy?

Lưu tiên sinh trả lời:

– Là vì bà ta muốn chờ, chờ cho thời điểm thích hợp!

Ông Khanh lại hỏi:

– Thời điểm nào là thích hợp?

Lưu tiên sinh nói:

– Thời điểm Liễu quỷ hồi sinh, khi ấy con bé sẽ là một cái xác lý tưởng để ông ta có thể luyện thành một cái khôi lỗi tiếp theo… Ông còn định hỏi vì sao lại cần phải luyện một cái khôi lỗi tiếp theo ư? Vậy để tôi giải thích luôn…

Lưu tiên sinh kể rằng, khi liễu quỷ hồi sinh và xác của đại sư lỗ ban tông thuật nhập vào. Thì cái xác ấy cũng chỉ giống như người thường, không thể bất tử như thân xác của cương thi. Cho nên ông ta cần phải có thêm một cái xác nữa để nuôi cấy thành khôi lỗi tiếp theo. Khi thân xác hiện tại của liễu quỷ không thể sử dụng được nữa, ông ta sẽ tái sinh chuyển nhập vào cái xác đã được luyện thành khôi lỗi chuẩn bị từ trước, theo cách đó ông ta có thể sống đến vô tận.

Ông Khanh kinh sợ nói:

– Vậy thì sẽ phải có bao nhiêu người phải chết cơ chứ?

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Chính thế, tôi mới nói đó thực sự là một tai họa khôn lường!

Ông Khanh biết tính mạng của mình và con gái đang ngàn cân treo sợi tóc, liền vô cùng hoảng sợ. Mong Lưu tiên sinh tìm cách cứu giúp. Lưu tiên sinh liền giảng giải rằng, đây thực chất là lời nguyền bùa ngải của Lỗ Ban Tông Thuật. Nó giải thích vì sao bản làng này của ông Khanh lại xuất hiện rất ít con gái, là vì nơi này đã bị trấn yểm bùa ngải, khiến khí âm khó thịnh, để hút hết khí âm về vực Tà Xùa nuôi dưỡng cho thân xác của liễu quỷ. Cách duy nhất để giải được lời nguyền bùa ngải của Lỗ Ban Tông Thuật, là gọi được cái xác của đại sư lỗ ban tông thuật đã chạy về đất bắc, trở về chốn cũ và bắt cái hồn được trấn ở xác thịt của liễu quỷ, đem nhập lại xác cương thi. Rồi sau đó đốt cả xác cả hồn của ông ta, có như vậy thì lời nguyền bùa ngải này mới được giải. Và tính mạng của ông Khanh cùng với con gái mới có thể được cứu. Cũng sẽ ngăn chặn được việc giết người của đại sư Lỗ Ban Tông Thuật nhằm mục đích luyện chế khôi lỗi.

Lưu tiên sinh kể xong câu chuyện, bèn ngỏ ý muốn ở lại nhà ông Khanh một thời gian để chuẩn bị. Ông ta sẽ thỉnh cầu một vị sư phụ của ông ta, kết hợp với khả năng của ông ta, gọi cương thi quay trở lại. Từ đó hai người bọn họ hợp sức để bắt cương thi, đem thi cốt lẫn hồn phách đều đốt đi.

Lưu tiên sinh nhấn mạnh:

– Đây là con cương thi chết đã mấy trăm năm trước nên khỏe lắm. Nếu không cẩn thận thì tôi với thầy tôi còn bị nó quật chết ngược. Cho nên mới nói phải chuẩn bị càng kĩ lưỡng càng tốt…

Lưu tiên sinh nói xong, liền ngửa đầu quay ra nhìn sắc trời, rồi thở dài nói tiếp:

– Trời cũng đã bắt đầu tối rồi, tôi cần phải trở về khách sạn để chuẩn bị một ít đồ đạc. Ông cũng dọn sẵn sàng nhà cửa đi, đêm nay nếu hồn quỷ của bà cụ có về nữa, thì dán lá bùa này ở ngoài cửa, để hồn bà cụ không thể vào nhà mà hại ông với con gái, liễu quỷ đã biết tôi đến đây nên sẽ không tha cho hai người đâu. Sớm mai tôi sẽ quay trở lại…

Lưu tiên sinh nói xong liền đứng dậy, đặt một lá bùa lại trên bàn, rồi quay người đi thẳng.

Ông Khanh nhìn lá bùa đặt ở trên bàn, bàn tay run run cầm lá bùa lên. Từ khóe mắt của ông, nước mắt của ông từ từ chảy xuống, giọng ông hơi khản đặc nói:

– Mẹ ơi, bao nhiêu năm qua con vẫn lầm tưởng là mẹ còn sống, vậy mà không ngờ…

Con bé Thương cũng khóc thút thít, như đồng cảm với bố vậy. Nó với bố vẫn gặp bà hằng ngày hằng giờ, tuy không nói chuyện nhưng cũng vẫn có tình cảm lắm. Nhìn bố nó khóc mà nó lại càng thêm đau lòng…

Đến đêm, khi dải đen bao phủ bầu trời, với những vệt mây kéo dài che khuất cả trăng lẫn sao. Đêm nay là một đêm âm u là thường, và cũng là một đêm đầy oan nghiệt.

Ông Khanh đem lá bùa mà Lưu tiên sinh để lại, dán lên trước cửa nhà từ khi trời mới ngả bóng hoàng hôn. Khi sắc trời vừa mới tối hẳn, là hai bố con ông đã chui vào trong nhà, đóng chặt cửa và cố thủ quyết không trở ra đúng như lời nói của Lưu tiên sinh.

Và quả nhiên giống như mọi hôm, trời vừa mới sẩm tối. Là ông Khanh đã có thể nom thấy bóng dáng và cụ lùi lũi đi về phía căn nhà.

Nom bà cụ vóc dáng vẫn lạ y như vậy, ông Khanh chắp tay, cầu mong rằng lời nói của Lưu tiên sinh kia không phải là sự thật. Bởi vì nếu như bà cụ quả thực có thể đi vào trong nhà, vậy thì điều đó chứng tỏ rằng bà cụ không phải đã chết. Mà Lưu tiên sinh kia cuối cùng cũng chỉ là kẻ lừa bịp…

Thế nhưng những điều sau đó, đã thực sự chứng thực cho lời nói của Lưu tiên sinh là hoàn toàn đúng sự thật.

Bà cụ vừa bước đến thềm cửa, là cả thân người đã lập tức dừng lại. Cả cái thân người đờ đẫn, nét mặt không có sinh khí của bà cụ dần chuyển sang tức giận.

Ông Khanh hoảng sợ, quay đầu đi không dám nhìn vào cảnh tượng ấy.

Tận một lúc sau ông mới lấy lại được bình tĩnh, định bụng xoay người quay ra đóng lại cái cửa sổ. Nhưng hỡi ôi, bà cụ đã đứng ở sau cái cửa sổ, thò khuôn mặt xanh xao xám ngắt của bà nhìn vào bên trong nhà, nhìn chằm chằm vào ông Khanh. Bà cụ bao nhiêu năm nay không hề nói một lời, bỗng nhiên liền cất giọng nói, cái giọng của bà văng vẳng nghe như trong tiếng gió:

– Khanh, sao mày nỡ nhốt mẹ ở ngoài, mở cửa cho mẹ đi con…

Ông Khanh hoảng hồn, quay đầu chạy người vô buồng trong, kêu lên:

– Không!

Ông chui đầu vào trong chăn run lên đầy hoảng sợ, con bé Thương từ trong bếp chạy lên, cũng nom thấy bóng dáng bà cụ lập lòe ngoài cửa sổ mà kinh hãi thất sắc.

Giọng bà cụ vẫn vang đều thì thào bên ngoài cửa:

– Thương, mở cửa cho bà đi con!

Con bé Thương thấy bà nó nói được, ngược lại bớt cả sợ hãi, lại còn mừng rỡ nói với bố nó:

– Bố ơi bà không bị câm, bà không chết, bà vẫn nói được kìa bố!

Ông Khanh kêu lên nói:

– Thương, đóng dùm bố cái cửa sổ nhanh đi con, bà là ma, bà không phải là người đâu. Cái lá bùa dán bên ngoài đã tố cáo tất cả…

Con bé thương khóc ròng, nhưng cũng không dám cái lời bố. Bà cụ đứng lừng lững ở cạnh cái cửa sổ, con bé Thương thò tay ra ngoài đóng lại cửa sổ trước cái nhìn chằm chằm của bà cụ. Nhưng chỉ được nửa chừng, chợt con bé kêu ré lên thất sắc:

– Bố ơi cứu con!

Vì đã từ lúc nào, một đôi bàn tay tím ngắt, khô khốc như cái xác khô túm chặt lấy bàn tay của Thương, khiến cô bé không thể rút được tay ra ngoài, cái cửa sổ đóng được nửa chừng liền mở tung ra, hiện ra bà cụ với hốc mắt sâu hoăm hoắm, đang cầm tay con bé lôi ra ngoài như muốn đòi mạng.

Nghe tiếng Thương kêu cứu, ông Khanh liều mạng cố nén sợ hãi lao ra ngoài lôi lấy cánh tay nó giật trở vào bên trong. Thương hoảng hồn kêu khóc tu tu như vừa mới từ cõi chết sống lại vậy.

Ông Khanh run lập cập, đảo mắt lên thì cũng đã không thấy bà cụ đâu nữa, ông nhòm ra mọi góc cạnh ở bên ngoài cửa sổ, cửa chính chính không thấy bóng dáng bà cụ, dường như bà cụ đã đi thật sự rồi.

Ông Khanh thở dài, nựng bé Thương nói:

– Thôi không sao rồi con, bà đã đi rồi con. Giờ con vào buồng ngủ đi, đêm nay để bố ngủ ngoài này trông chừng hồn bà về…

Thương nghe ông Khanh nói xong, liền ngoan ngoãn gật đầu đi vào phòng.

Đêm đó, bóng dáng bà cụ cứ lẩn khuất đi lại mãi, khi thì nghe tiếng bà cụ lẩm bẩm ngoài sân, khi thì thấy cái bóng bà cụ thấp thoáng ở cửa sổ, ở cửa chính cứ như đang trách cứ ông Khanh lắm.

Ông Khanh cả đêm chằn chọc không sao ngủ nổi, tới nửa khuya, bà cụ gục ở thềm nhà khóc lóc dữ lắm. Ông Khanh lúc này đã không còn sợ hãi bà cụ nữa, mà chỉ cảm thấy mủi lòng thương cảm. Ông tiến gần đến chỗ bà cụ gục xuống, rồi thì thào nói chuyện với bà cụ, như đang nói một mình vậy, vì thật ra hồn ma của bà cụ có hiểu gì đâu. Bà chỉ gào khóc theo bản năng, giống như là một thứ sinh vật không có linh tính vậy thôi.

Ông Khanh thương mẹ quá, cả đêm cứ bứt dứt không yên. Bà cụ cứ van nài mãi:

– Khanh ơi, mày có thương mẹ thì mày bỏ lá bùa ở trên cửa xuống đi con, mẹ ở ngoài này đói lắm, lạnh lắm con ơi!

Ông Khanh không chịu được, cuối cùng gật đầu khóc ròng nói:

– Được rồi, để con tháo lá bùa xuống, nhưng xin mẹ thương con với con bé Thương, đừng nỡ hại bọn con…

Bà cụ giọng vừa van lơn vừa thanh minh nói:

– Con mẹ dứt ruột đẻ ra, mẹ có lòng nào mà hại con cơ chứ…

Bà cụ cứ lẩm bẩm, ông Khanh liền gạt nước mắt quyết tâm làm liều, ông đứng nhổm dậy, trực tiếp dựt phắt cái lá bùa ở trước cửa chính của căn nhà.

Như có một phép màu vậy, lá bùa vừa bị giật xuống, dù không có mồi lửa đốt cháy nhưng lại tự động bốc lửa. Lửa nóng quá khiến ông Khanh phải vội ném lá bùa xuống đất. Lá bùa cháy bén một lúc rồi hóa ra thành tro tàn.

Khi lá bùa vừa mới cháy hết xong, thì bà cụ đáng thương đang ngồi bên thềm nhà đột nhiên như hóa thành một con người khác. Khuôn mặt bà dần chuyển sang dị dạng với cái miệng đỏ lòm toàn máu, đôi mắt đen kịt sâu hoắm lộ ra. Bà lao tới bóp cổ ông Khanh, muốn bóp cổ ông cho đến chết…

Ông Khanh hãi hùng quá, vì không nghĩ rằng bà cụ lại làm như vậy. Nhưng ông nhớ lại lời Lưu tiên sinh nói, bà cụ đã là quỷ sai của Liễu quỷ, nên không còn là chính bà nữa rồi.

Ông Khanh vùng vằng cố đẩy tay bà cụ ra, nhưng lạ thay tay ông cứ gạt mãi, gạt mãi mà lại vào một khoảng không vô định. Cái bàn tay bóp chặt của bà cụ ông vẫn cảm nhận rõ, mà không sao sờ được vào người bà.

Đôi bàn tay yếu ớt của bà có sức mạnh thật khủng khiếp, muốn bóp cổ ông Khanh cho đến tắc thở.

Hơi thở, sinh khí, sắc mặt hồng nhuận của ông Khanh tàn dần, ông đã dần thoi thóp, vì bị chính linh hồn của bà mẹ thân sinh ra ông bóp chết.

Rầm!

Nhưng trong lúc tuyệt vọng ấy, thì chợt có một tiếng động đạp cửa thật mạnh xô vào bên trong. Một bóng hình xuất hiện sau cánh cửa gỗ, là Lưu tiên sinh…

Lưu tiên sinh quát lên bằng tiếng hoa, cả người đổ về phía trước ném mực chu sa rồi khoát tay tạo thành một loại ấn ký bắn về phía bà cụ.

Bà cụ kêu ré lên những âm thanh đầy thảm thiết và kinh tởm rồi hoàn toàn biến mất.

Sau lưng Lưu tiên sinh, thêm hai người nữa là người phụ tá lái xe và cô phiên dịch cũng chạy vào. Cô phiên dịch kéo ông Khanh đang ngã ở dưới đất dậy rồi giải thích nói:

– Lưu tiên sinh biết thể nào ông cũng không kìm được mà tháo lá bùa, nên đã thay đổi thời gian quay lại sớm hơn, cũng may là chúng tôi đã đến kịp lúc, nếu không thêm một chút nữa thì tính mạng của ông e rằng khó giữ rồi!

Ông Khanh thở lấy thở để bù cho những lúc ngột ngạt khi trước. Ông hướng Lưu tiên sinh liên tục chắp tay ra hiệu cảm ơn.

Ngày hôm sau.

Lưu tiên sinh đã thức dậy từ rất sớm, ông ta chuẩn bị một đống đồ đạc, rồi lệnh cho phụ tá lái xe mang theo.

Ông Khanh dậy muộn nhất, đánh răng rửa mặt xong, một lúc sau mới cùng Lưu tiên sinh nói chuyện.

Lưu tiên sinh nhìn ông Khanh rồi đặt vấn đề:

– Trước tiên, tôi muốn nhờ ông đưa tôi xuống vực Tà Xùa đó!

Ông Khanh không nói gì, suy nghĩ một lúc lâu sau mới dám cất lời:

– Con vực đó cao lắm, ông phải chuẩn bị đồ leo núi đi…

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Điều đó ông không phải lo, tôi có một tay leo núi chuyên nghiệp…

Lưu tiên sinh nói xong liền trỏ vào người phụ tá lái xe của ông ta. Thì ra, anh ta chính là một tay leo núi ưa mạo hiểm, rất có kinh nghiệm trong những chuyến đi như vậy, nên Lưu tiên sinh đã dùng rất nhiều tiền để mời anh ta làm việc cho mình.

Người phụ tá lái xe đó của Lưu tiên sinh, tên là Cường, vốn là người Việt sống ở Trung quốc. Nhưng khoảng năm năm trước đây anh ta đã về nước để làm việc. Lần này Lưu tiên sinh qua Việt Nam muốn tìm một tay leo núi cự phách, nên đã mời Cường về làm thuê để giúp ông ta trong công cuộc quật xác liễu quỷ.

Ông Khanh nghe Lưu tiên sinh kể rành mạch, cảm thấy mọi điều kiện đều có đủ liền gật đầu nói:

– Điều kiện đều rất tốt, nhưng chắc có lẽ ông nên biết. Chúng ta chỉ có thể đi tới đó vào ban đêm chứ, vì chỉ có ban đêm tôi dựa theo hướng sao, mới có thể đoán biết được hướng đi đến cây Liễu ấy mà thôi!

Lưu tiên sinh nhíu mày nói:

– Không cần, chúng ta phải đi ngay ban ngày. Ban ngày liễu quỷ không thể hoạt động, nên có thể dễ dàng quật được xác nó lên, nểu để đến ban đêm thì sẽ xảy ra phiền toái rất lớn đấy. Không ai trong chúng ta biết Liễu quỷ có năng lực đến đâu. Nếu chúng ta mạo hiểm rất có thể sẽ phải nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu tiên sinh chép miệng một cái rồi lại liền nói tiếp:

– Hơn nữa về phương hướng thì ông không cần lo lắng, ông chỉ cần miêu tả cho tôi vị trí chòm sao trên trời đi về hướng ấy. Việc còn lại tôi tự khắc có thuật xác định hướng đi…

Ông Khanh ngẫm nghĩ một lúc, rồi liền mường tượng lại kể ra:

– Tôi thường đi theo chòm thất tinh, cứ theo chòm sao ấy thì đương nhiên có thể thấy nó. Nếu ông đã có cách xác định, thì chúng ta không cần phải chờ ban đêm nữa, có thể xuất phát được ngay!

Lưu tiên sinh cười khẩy nói:

– Thì ra là Thất tinh trận, tôi cũng sớm đoán biết được rồi, nhưng không ngờ rằng nó lại dễ dàng đến như vậy! Được rồi, vậy chúng ta bắt đầu khởi hành ngay thôi, nhưng phải đẩy nhanh mọi việc lên, trước khi trời tối chúng ta phải quật xong xác người phụ nữ chôn ở dưới gốc cây liễu, để tôi phong ấn lá bùa vào người nó. Bằng không đêm xuống chúng ta sẽ gặp phải những nguy hiểm khôn cùng.

Nói xong, Lưu tiên sinh thúc giục ông Khanh và con bé Thương nhanh chóng đi cùng mình. Thương định ở nhà, không muốn ra ngoài. Nhưng Lưu tiên sinh nói nếu cô bé không đi cùng thì rất có thể bà cụ sẽ quay trở lại, ông ta chỉ tạm thời đuổi bà cụ đi chứ không diệt hồn bà cụ. Nên nếu bà cụ trở lại mà Thương lại ở một mình thì sẽ rất nguy hiểm.

Năm người sau đó đồng loạt leo lên chiếc xe ô tô của Lưu tiên sinh, hướng thẳng vực Tà Xùa đi tới. Vì đi bằng xe ô tô, nên chỉ mất có chưa đầy mười phút là bọn họ đã xuất hiện ở đó.

Dây leo núi và kĩ thuật cắm thanh chốt được Cường phổ biến cho mọi người hết sức kĩ lưỡng:

– Mọi người chú ý, dây này khác với dây thừng ở chỗ là nó có những rơ mooc có thể làm giảm tốc độ, khiến mọi người có thể tụt xuống từ từ mà không tốn sức. Tuy nhiên, khi tụt xuống đến đâu thì mọi người nên cắm thêm chốt phụ đến đó cho an toàn, tránh để việc một chốt chính trên này khi gặp biến cố sẽ không chịu nổi mà bị bung, đến khi ấy án mạng xảy ra thì đừng trách tôi không nhắc trước.

Mọi người nghe Cường phổ biến xong, liền hết sức lưu tâm.

Dây leo núi được cột lại chắc chắn ở vách đá, cả năm người dần dần thả từ tốn từng nấc dây cho phù hợp để hạ thân mình. Bên cạnh những dây leo núi kiểu mới, là những mối dây thừng năm xưa mà ông Khanh và ông Dương đã buộc, mối dây thừng từ lâu đã bị thời gian bào mòn cho mủn nát và bị đứt đoạn, tuy vậy, vẫn còn sót lại một vài đoạn dây thừng mắc lại ở vách đá.

Trải qua một đoạn thời gian nữa, cuối cùng cả năm người đều đã tụt xuống chân vực Tà Xùa. Quang cảnh ban ngày ở nơi này khác hẳn so với ban đêm, những bụi cây mịt mùng xanh ngút trải dài tỏa ra một vẻ đẹp lạ lùng.

Đang thao thao miên man trong cảnh đẹp của chốn núi rừng hoang sơ, thì chợt mọi người nghe thấy tiếng gọi của ông Khanh hét lên:

– Trời ơi! Dương…

Ông Khanh gào lên chạy đến một chỗ ở mép vách đá. Tại nơi ấy có một bộ xương người lủng lẳng bị treo cuốn ở sợi dây thừng đã mủn. Sở dĩ ông Khanh có thể nhận ra đó là ông Dương, là vì mớ quần áo bận trên bộ xương tuy đã mủn nhưng vẫn rất quen, và không sai hơn nữa là cái đài radio cát xét rơi ở dưới nền đất ngay dưới chân bộ xương. Cái đài radio đã rỉ sét, và đã bị móp nhiều chỗ do lớp đất đá ở trên thi thoảng rơi xuống phá hỏng.

Chỉ riêng cái đài radio ấy thôi là ông Khanh đã chắc nịch gần như chín mươi phần trăm đây là ông Dương rồi, vì ông Dương lúc nào cũng mang khư khư cái đài radio bên người, quý như một vật báu vậy, lại còn thêm cái bộ quần áo mặc trên người bộ xương thì ông Khanh khẳng định chắc chắn một trăm phần trăm chính là người em trai đã bị mất tích của ông.

Bao năm qua ông Khanh không dám xuống vực Tà Xùa tìm em trai, chính là vì vẫn còn sợ liễu quỷ đến tột bực, thế nhưng hôm nay có Lưu tiên sinh, một người trừ tà có nghề đi cùng, ông Khanh mới dám xuống đây một lần nữa, và vô tình phát hiện ra xác người em trai của ông.

Đau khổ chìm đắm trong cái bộ thi cốt của người em trai đã chết. Thì thêm một lúc nữa, ông Khanh lại phải chịu thêm một sự đả kích lần hai.

Ông thảng thốt phát hiện ra một bộ hài cốt khác bị vỡ nát phần đầu, có một bộ trang phục tuy đã rách rưới vì thời gian bào mòn mà vẫn nhận ra được.

Ông Khanh gào lên khản cả giọng:

– Mẹ…

Ông chạy tới nâng bộ xương của bà cụ ôm vào lòng gào khóc nói:

– Tại con, tất cả là tại con đã không nghe lời mẹ. Kỳ thực là hôm đó con nghe thấy lời mẹ cảnh cáo con, nhưng con cứ làm lơ vờ như không nghe thấy. Tại con mà mẹ với thằng Dương mới ra nông nỗi này!

Thấy ông Khanh đau buồn, mọi người thi nhau động viên ông. Được một lúc, ông Khanh kìm nén đau thương, rồi đem xương cốt của hai người đi đào hai cái mộ huyệt để mai táng cho thật cẩn thận. Xong xuôi, ông Khanh lại tiếp tục cùng với đám người Lưu tiên sinh tiếp tục chuyến hành trình tìm lại cây liễu cổ, để quật xác liễu quỷ yểm bùa.

Trên chuyến hành trình dài dằng dặc ấy. Lưu tiên sinh đem một cái gương bát quái ra để xác định phương hướng, rồi cứ đi về hướng ấy một cách chắc nịch. Nhưng phía sau những lùm cây, bọn họ dần phát hiện ra, dường như từ lúc nào, đã có một thứ gì đó luôn bám theo bọn họ.

Thấp thoáng sau một cái lùm cây, Thương dường như nom thấy thứ gì đó, cô liền kêu lên:

– Bố, hình như nó là người rừng!

Theo hướng cánh tay mà Thương chỉ, mọi người đều dõi mắt nhìn sang hướng ấy. Và quả nhiên một cái đầu xù đầy lông lá, với một lối trang phục rách nát của một người xuất hiện.

Qua cái nhìn đánh giá trực quan, thì hình như đó không phải là người rừng. Mà cũng là một người bình thường, chỉ có điều cậu ta hoạt động như khỉ, đi bằng bốn chân và không hề có linh tính.

Mọi người đều hiếu kỳ và cảm thấy kỳ lạ, nhưng ông Khanh thì lại khác, vừa mới nhìn thấy người này, ông liền có một chút cảm giác ngờ ngợ nào đó.

Ông Khanh kêu lên:

– Sinh, có phải Sinh không?

Cái bóng người như người rừng, nghe ông Khanh nói như vậy thì liền thẫn thờ, dường như rất lâu trước đó nó đã có cái tên này. Nó đứng chôn chân chết lặng tại một chỗ.

Ông Khanh giải thích:

– Thì ra là nó chưa chết, nó chính là thằng Sinh, cái thằng trai bản nằm trong số mười bốn người năm ấy mất tích khi xuống vực này!

Lưu tiên sinh cũng gật đầu nói:

– Đúng, tôi đã đoán đúng. Cậu ta không có chết, chỉ có điều là cậu ta đã bị liễu quỷ phong ấn mất linh hồn rồi!

Lưu tiên sinh dừng lại một chút, rồi ra hiệu cho Cường vòng ra phía sau chàng người rừng tên Sinh. Rồi ông ta lại từ tốn nói tiếp như không có chuyện gì:

– Liễu quỷ giết cả làng của ông, chỉ là vì muốn bịt đầu mối. Nhưng giết mười ba người là để ăn, một người còn lại sống sót này, chắc là nó dùng để bổ sung thêm một ít dương khí khi cần đây!

Ông Khanh nói:

– Vậy ông có cách nào giúp đỡ nó không? Nhìn nó mà tôi thấy tội nghiệp quá!

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Giờ tôi sẽ bắt cậu ta lại, rồi mở phong ấn. Hy vọng là sẽ tìm hiểu được một chút thông tin về chuyện năm ấy. Nhưng tôi cần ông hỗ trợ, ông hãy vòng qua phối hợp bắt cậu ta đi…

Lưu tiên sinh nói xong, cô gái phiên dịch. Ông Khanh nghe hiểu liền gật đầu đồng ý nói:

– Được!

Rồi ông lần lần đi tới gần chàng thanh niên người rừng tên Sinh kia. Nhưng chàng thanh niên người rừng tên Sinh dường như đoán biết được ý đồ của ông ta, anh ta theo bản năng chợt hoảng sợ chạy trốn.

Nhưng khi vừa mới quay đầu lại, thì anh ta mới biết rằng mình đã muộn. Cường đã vòng ra phía sau từ lúc nào, vật ngã anh ta ra và khóa tay anh ta, kìm chặt thân người anh ta ghim xuống đất.

Lưu tiên sinh nhanh chóng chạy tới, rút một lá bùa ấn vào ấn đường của chàng trai. Một ánh lửa lập lòe cháy sáng, khiến lá bùa bị thiêu rụi. Sinh dần tỉnh lại, ý thức mê mang như hồi phục tính cách ban đầu.

Ông Khanh mừng rỡ nói:

– Sinh, mày không chết, tao mừng lắm!

Sinh nói:

– Chú Khanh, sao chú lại ở đây? Bọn cháu với chú Dương vẫn luôn tìm chú!

Ông Khanh thở dài:

– Mày đừng nói nữa, tụi nó chết hết cả rồi!

Rồi ông Khanh hỏi Sinh làm sao mà thoát được. Sinh thật thà trả lời, nói ra cũng có chút xấu hổ, anh ta nói:

– Tối ấy cháu nhìn thấy một người con gái, rất xinh đẹp, cô ta cứ dụ dỗ cháu, nên cháu đi theo, không ngờ…

Sinh nói đến đấy liền đỏ mặt không nói tiếp, còn mọi người thì cũng ngầm hiểu sự việc ra sao. Lưu tiên sinh khẳng định:

– Đó chính là liễu quỷ!

– Được rồi, nếu cậu ta không sao thì tốt, chúng ta lại tiếp tục đi thôi!

Cường lên tiếng thúc giục.

Lưu tiên sinh gật đầu, cả đoàn người lại tiếp tục theo phương hướng của gương bát quái đã chỉ. Và đến gần trưa, bọn họ cũng đã quả nhiên đến được nơi mà bọn họ cần đến.

Vùng đất âm u, quanh năm bị che phủ bởi mây mù. Dù cho có là ban ngày, nhưng quang cảnh ở chỗ này vẫn không thể tươi sáng lên được, vẫn là một vùng đất chết, và ở giữa vẫn chỉ có duy nhất một cái cây liễu. Điểm khác biệt duy nhất, là cái cây liễu này vào lúc ban ngày, lá vẫn có màu xanh.

Đi thêm một quãng nữa, đoàn người lập tức phát hiện ra một khung cảnh cực kỳ kinh dị. Từng cái đầu lâu xương sọ người hiện ra, treo lủng lẳng trên thân cây trông hết sức đáng sợ. Thương không chịu được cảnh này, liền quay đầu nôn thốc nôn tháo.

Lưu tiên sinh nói:

– Mọi người thử đếm xem, nó có bao nhiêu cái đầu lâu được treo ở trên?

Cường gật đầu, bắt đầu đi vòng quanh cái cây liễu to lớn đếm một cách tỉ mỉ. Một lát sau, anh ta quay lại rồi trình báo với Lưu tiên sinh:

– Có tổng thể chín mươi mốt cái đầu người!

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Quả đúng như tôi dự đoán, mỗi lần mười ba người, bảy lần tổng thể sẽ có chín mươi mốt cái đầu. Chỉ cần thêm một lần ăn chín người nữa thôi, là nó sẽ có đủ một trăm sinh mạng để thực hiện phép hồi sinh quỷ. Chín người cuối cùng này, không còn quan trọng là đồng nam hay không, mà chỉ cần mạng người cho đủ số là được. Vì vậy rất có thể Liễu quỷ sẽ ra tay sát hại chúng ta.

Lưu tiên sinh nói xong, dừng lại một chút liền nhắc nhở thêm:

– Mọi người phải thật khẩn trương, bây giờ đã là buổi trưa rồi, chúng ta chỉ còn vài tiếng nữa là trời tối. Mọi người phải hỗ trợ tôi thật nhanh để tôi đào cái xác ấy lên. Bằng không khi trời tối xuống, tất cả chúng ta sẽ đều trở thành mồi cho liễu quỷ mất.

Lưu tiên sinh cùng với Cường và ông Khanh đi vòng qua cái cây mấy vòng, để xác định được phương án động thổ phù hợp. Theo như lời Lưu tiên sinh nói, cái xác của thiếu nữ liễu quỷ, được chôn ở vị trí chính giữa thân cây. Nhưng chắc chắn ở gần đó phải có một loại cơ quan nào đó. Để khi đại sư Lỗ Ban Táng Thi Sinh Quỷ sống lại, có thể mở ra một cơ quan, mở một lối đi thông lên lòng đất. Bằng không thì cho dù ông ta có hồi sinh lại được nhờ phép ấy thật, thì cũng bị chết nghẹt trong đất.

Đúng đến sẩm chiều tối, qua một loạt phương pháp. Lưu tiên sinh cũng thành công đưa được cái xác của người thiếu nữ chôn ở dưới gốc cây liễu đã mấy trăm năm. Cái xác được đặt trông một cỗ quan tài sắt kín khí chôn rất sâu, lại phủ đầy bằng dược liệu quý. Nên vì vậy nó mặc dù đã có niên đại mấy trăm năm, nhưng lại không thể bị phân hủy mà vẫn còn nguyên vẹn.

Khi cái xác vừa được đưa lên, Thương đã giật mình kinh hãi bởi vóc dáng và nhan sắc của liễu quỷ này giống hệt cô y như đúc.

Lưu tiên sinh nói:

– Không cần phải ngạc nhiên, bởi cô ta chính là kiếp trước của cô, một phần hồn phách của cô đã thoát ra được mà đi đầu thai.

Ông Khanh bước tới gần Lưu tiên sinh hỏi:

– Giờ đã đào được cái xác lên, vậy tiếp theo chúng ta phải làm như thế nào?

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Phép này dễ giải lắm, vì liễu quỷ là thiếu nữ còn trinh tiết. Vậy nên chúng ta chỉ cần phá đi trinh tiết của nó là xong!

Nghe Lưu tiên sinh nói như vậy, tất cả đều nhíu mày vì cảm thấy kinh tởm với cách này. Liệu có ai lại có thể làm chuyện đó để phá trinh tiết của một xác chết được cơ chứ, nhất là xác chết đã được mấy trăm năm.

Lưu tiên sinh nhìn thấy nét mặt mọi người ủ rũ như đưa đám như vậy, thì liền cười nói:

– Mọi người không cần phải lo lắng như vậy, kỳ thật cách phá đi trinh tiết của một người con gái có rất nhiều cách, đâu phải chỉ có cách như mọi người nghĩ!

Lưu tiên sinh nói xong, liền trợn mắt, nghiến răng, trực tiếp đem ngón tay trỏ. Không ngờ lại chớp nhoáng mau lẹ chọc sâu vào trong cái âm hộ của xác chết.

Một mùi xú uế kinh khủng bốc ra, cái xác như bị ứ khí lâu ngày thoát hơi. Rồi như quả bóng căng tròn dần dần xẹp xuống, cuối cùng là một cô gái xinh đẹp căng mọng cả thân người. Giờ lại giống như một quả chanh khô héo, đang từ từ hóa thành thịt khô, bám chùm lấy xương.

Tất thảy mọi người đều trợn tròn mắt với cách làm của Lưu tiên sinh, ông ta lấy một cái khăn, lau lau cái ngón trỏ vừa với hành sự cho thật sạch sẽ rồi ném cái khăn đi.

Ông ta nói:

– Được rồi, việc quan trọng nhất là giải quyết cái xác đã xong. Giờ đã đến lúc gọi cương thi từ đất bắc quay trở về. Liễu quỷ tuy đã mất đi cái xác của nó, nhưng vẫn chưa chết hẳn, phải gọi cương thi về, rồi phù phép hút hồn nó vào cương thi, sau đó đốt chung thì mới ổn.

Ông Khanh nhắc khéo:

– Phải cả hồn của ông đại sư gì đó nữa chứ!

Lưu tiên sinh gật đầu mỉm cười nói:

– Phải! Chủ yếu là diệt phần hồn phách của ông ta kia!

Lưu tiên sinh giải thích thêm một lượt, rằng từ giờ ông ta sẽ thường xuyên lui tới đây để coi sóc cái tế đàn gọi cương thi, chắc sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài.

Từ đó, Lưu tiên sinh cùng với ông Khanh thường xuyên lui tới đáy vưc Tà Xùa này, để cho Lưu tiên sinh làm lễ.

Cái tế đàn cao đến hơn ba mét được Lưu tiên sinh dựng lên, có đủ thứ vàng mã ma chay, có cả gạo muối, rồi gà sống nữa.

Ông ta cứ lặp đi lặp lại nghi thức múa kiếm đến ba bốn lần, cứ mỗi lần là đều cầu vào trời đêm từ sẩm tối cho đến hừng đông ló dạng. Ban ngày ông ta ngủ, còn ban đêm thì tế lễ để gọi xác cương thi.

Giải thích cho việc tại sao lại có một con gà trong nghi lễ tế đàn của Lưu tiên sinh. Ông ta nói:

– Trời sinh nguồn gốc của cương thi vốn là hậu duệ của tướng thần, một loài yêu ma trong tứ đại thần thú thủa hồng hoang tên gọi là Hống. Hống vốn cực kỳ khát máu, cho nên khi chết hóa thân xác hóa thành bất từ lại còn cực kỳ cứng rắn nên gọi là cương thi, ví như mình đồng kim thiết cương cứng khát máu. Nên hậu đại cương thi sau này đều cho là hậu duệ của Tướng thần, tương tự cũng khát máu như y vậy, dùng máu của gà để dẫn dụ nó là phù hợp!

Lưu tiên sinh nói xong, liền đem con gà trống còn đang sống, luồn kiếm qua cổ nó. Cắt một nhát cắt ngọt khiến nó tóe máu. Cái đầu con gà đứt lìa phun ra máu dài thành tia rất mạnh.

Lưu tiên sinh hứng máu chảy ra từ cổ của con gà, cho dòng máu nóng đỏ ấy phun vào trong miệng mình. Khi lấp đầy được một ngụm, Lưu tiên sinh liền ngửa cổ lên trời phun lên một miếng máu thật dài, phun bắn qua cả thanh kiếm gỗ cho thật đẫm máu.

Lưu tiên sinh làm đi làm lại lần lượt cái động tác ấy đến ba lần. Rồi cuối cùng ông ta trỏ kiếm về hướng bắc, miệng lầm rầm chú ngữ:

– Cấp cấp như lệnh luật, di…

Thanh kiếm gỗ trên tay Lưu tiên sinh chợt như lóe sáng, nó kêu lên những tiếng âm thanh đầy thâm thúy. Ở chân trời xa xa, dường như có một luồng tử khí đang hưởng ứng với sự vẫy gọi của thanh kiếm.

Lưu tiên sinh gọi đi gọi lại đến tiếp thêm ba lần, rồi mới thu thanh kiếm gỗ đào lại. Ông ta nói:

– Được rồi, hôm nay chúng ta chỉ đến đây thôi. Ngày mai chúng ta lại tiếp tục đến gọi cương thi…

Nói xong, Lưu tiên sinh nhảy xuống khỏi tế đàn, ra hiệu cho Cường và Sinh khuân cái xác liễu quỷ đã héo khô để đem về.

Ông Khanh thấy lạ liền hỏi:

– Tại sao ông không tiếp tục gọi cương thi vậy?

Lưu tiên sinh vừa đi vừa giảng giải trả lời:

– Cương thi chỉ có thể di chuyển được trong đêm, ngày đi mấy chục cây số đã là nhanh. Nó ở tận phương bắc, vậy nên phải gọi nhiều đêm thì mới có thể về đến đây được!

Ông Khanh nghe Lưu tiên sinh giải thích xong liền gật gù hiểu ra.

Sáu người đem xác liễu quỷ chôn ở dưới tế đàn, cử một người ở lại canh gác trông coi cái xác của liễu quỷ, cứ thay phiên nhau mà luân phiên trông xác. Lưu tiên sinh nói rằng, liễu quỷ này tuy đã bị phá đi phép thuật, không thể sống lại. Thế nhưng, nó lại vẫn còn có khả năng giết người, hơn nữa còn rất hung hãn. Cần phải dán một lá bùa lên người nó, rồi yểm lại trong quan chôn dưới tế đàn. Lại yểm thêm bốn lá bùa ở bốn góc trên nắp quan tài. Cho người thi nhau canh chừng bốn lá bùa. Chỉ cần một lá rơi xuống, là phải lập tức dán lại ngay. Bằng không một khi liễu quỷ thoát hồn ra, sẽ lại tiếp tục đi hại người.

Liễu quỷ bình thường ban ngày đều ngụ ở trong thân xác của nó để chốn tránh dương khí. Ban đêm thì mới thoát xác ra ngoài để đi thu thập tinh hoa của sao trời, hấp thụ khí âm mà sinh trưởng nuổi dưỡng cái xác.

Lưu tiên sinh nói, nếu không trông chừng cái xác, thì qua nhiều đêm cho dù liễu quỷ không hại người, nó cũng sẽ có thể hồi lại được phép thuật mà ông ta đã phá bỏ bằng cách hấp nạp khí trời, chỉ có điều là quá trình này sẽ kéo rất dài mà thôi.

Qua nhẩm tính dự đoán, Lưu tiên sinh nói rằng, cương thi rất có tể phải mất khoảng hơn một tháng trời nữa mới có thể quay trở lại vùng đất này.

Từ bây giờ đến khi ấy, cụ thể là sẽ còn chính xác ba mươi sáu ngày.

Trong ba mươi sáu ngày này phải đặc biệt chú ý, không được phép để cho lá bùa dán ở bốn góc tế đàn bị rơi, không được để cho lá bùa ở nắp quan của liễu quỷ bị hỏng hóc hay thiếu một lá nào. Nếu phạm phải một trong những điều ấy thôi, thì tai họa khôn lường. Không chỉ liễu quỷ có thể thoát xác hại người, mà cương thi cũng sẽ quay trở lại đất bắc, vĩnh viễn cũng không thể gọi nó quay lại đây được nữa, bởi vì một sợi dây liên kết cuối cùng với cái xác đã được Lưu tiên sinh tận dụng triệt để để gọi cương thi, phép bị hỏng tương tự như sợi dây liên kết duy nhất bị đứt. Đến khi đó, sẽ chẳng còn sợi dây liên kết nào có thể thay thế được nữa. Lời nguyền của lỗ ban tông thuật sẽ vĩnh viễn không được giải. Xác của liễu quỷ không thể thiêu đốt, vì nó đã được ngâm thuốc, một loại thuốc nước lửa chống xâm nhập. Chỉ cần qua một thời gian, nó có thể tự hồi phục lại để hồi sinh đại sư lỗ ban tông thuật.

Nghe Lưu tiên sinh lý giải, ông Khanh hiểu ra được rất nhiều chuyện huyền thuật trong thiên hạ. Có những chuyện mà con người dù có tưởng tượng cũng không thể tưởng tượng ra nổi. Ví dụ như có thật có thần tiên hay yêu ma quỷ quái tồn tại thật sự hay không? Câu trả lời của Lưu tiên sinh cho rằng chắc chắn là có, vì liễu quỷ chính là minh chứng tồn tại rõ nhất. Còn về tiên phật có thực hay không thì Lưu tiên sinh không chắc vì ông chưa từng gặp bọn họ bao giờ. Khi mà ông thi pháp, thì cũng thường xuyên mượn danh của các vị ấy, còn các vị ấy có tồn tại hay không thì rất khó nói.

Chỉ có điều, mỗi lần ông ta mượn danh để thi pháp, thì quả nhiên đều hiệu nghiệm, lũ yêu ma quỷ quái đều bị diệt trừ một cách rất thần kỳ.

Có đại sư lỗ ban tông thuật cho rằng, sở dĩ hình thành yêu ma kia, là do khí lạ của thiên địa tích tụ mà thành. Mà sở dĩ diệt được yêu ma, là vì gọi được loại khí khắc chế trong thiên địa mà khu trừ. Còn bản chất thần tiên thì thực sự không hề có thật.

Tương tự, một đạo sĩ của phái Mao sơn cũng nói, sở dĩ cương thi nhân có thể di chuyển. Là vì các phần cơ bắp khi chết được bảo tồn nguyên vẹn, chỉ cần truyền vào một ít loại khí thích hợp, là có thể lợi dụng được cơ bắp này hoạt động. Chính vì khí là vật chết, nên cương thi mới không có linh trí. Còn vì sao cương thi cứ nổi điên truy sát bừa bãi cắn người, ấy cũng chẳng qua là vì cái xác bị nhiễm khí quá nặng, khiến cho khí đi vào cơ bắp tán loạn. Khí ấy nhẹ nên khi người sợ hãi chạy trốn, làm cho khí cũng bị hút theo, do vậy người ấy cũng bị cương thi đuổi theo. Những điều lý giải này cũng tương tự giống hệt như hiện tượng lửa ma trơi vậy.

Qua ba đêm đầu tiên, tế đàn đều được những người đàn ông thay phiên nhau túc trực nên không hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng đến buổi đêm thứ tư, Thương là người được phân công canh gác cái tế đàn, đã làm ra một chuyện dại dột kinh khủng nhất đời cô.

Thương ngồi buồn bã, cúi gằm mặt nhìn vào cái cây liễu cổ thụ cao chót vót. Những cái đầu người giờ này đã được gỡ xuống, thay vào đó là những lá bùa được treo lên ở đúng những cái vị trí mà những cái đầu người đó được treo.

Trên tế đàn, vết máu đỏ vương vãi đã khô dần sau lần làm lễ gần đây nhất của Lưu tiên sinh.

Thương mở màng nhớ lại, cái lúc cô vừa mới nhìn thấy cái xác liễu quỷ liền cảm thấy kinh hồn táng đảm. Bởi vì cái xác ấy thật lạ lùng là trông nó giống y hệt cô, giống đến từng đường tơ kẽ tóc, giống đến cả nét mặt đến từng cái răng.

Thương cứ nghĩ đến hình ảnh cái xác liễu quỷ mà cứ bứt dứt không yên, không sao thôi nghĩ về nó được. Lưu tiên sinh nói nó chính là kiếp trước của cô, vậy kiếp trước của cô tột cùng là có thân phận gì? Vì sao kiếp trước của cô lại bị tế thành một cái xác sống để hồi sinh cho một lão già?

Thương dằn vặt trong lòng, nỗi dằn vặt ấy khiến cô nảy ra một suy nghĩ điên rồ. Cô muốn lật cái nắp áo quan ra nhìn kĩ xem có phải là cái xác ấy thực sự rất giống cô hay không, cô muốn tận mắt nhìn thấy thêm một lần nữa. Cô muốn ngắm nhìn lấy cái xác để xem kiếp trước mình trông như thế nào.

Và thế là cái suy nghĩ ấy cứ như sâu mọt, dần dần đục khoét tư tưởng cô khiến cô hành động thật.

Thương chui đầu xuống dưới cái tế đàn, dõi về cái áo quan bằng thép chắc nịch được kê ngay ngắn ở vị trí chính giữa. Bốn lá bùa được sắp xếp theo một trình tự khoa học vây quanh trên nắp quan. Cái áo quan không có nhiều hoa văn, nhưng lại vẽ một loại đồ đằng của một thứ sinh vật nào đó. Những đường kẻ thành rãnh sâu như một quy luật rõ ràng, triều bái về phía trung tâm của cái nắp áo quan.

Thương tự nhủ:

– Lưu tiên sinh nói lá bùa rơi xuống một lát thì phải dán lại ngay. Thôi, hay là mình mở cái nắp áo quan ra, rồi chui vào trong ấy xong đóng cái nắp áo quan lại. Mình trốn trong ấy ngắm nhìn cái xác thì đâu có gì là trái với quy định, bốn lá bùa hãn còn ở trên.

Nghĩ bụng, Thương cho rằng suy nghĩ của mình là đúng, cô hành động ngay.

Thương chậm rãi bò tới gần cái áo quan, dùng sức vần thật mạnh nắp áo quan hé ra một lỗ vừa người cô chui vào, rồi mang theo cái đèn pin treo ở bên người.

Chui vào trong quan tài xong, là Thương lại cẩn tận tỉ mỉ đóng lại cái nắp áo quan như lúc nó chưa hề bị xê dịch.

Nắp áo quan đóng lại, Thương lọt thỏm ở bên trong quan tài ngắm nhìn cái xác. Cái xác đã khô héo, nhưng ngũ quan nom vẫn xinh đẹp giống Thương y như đúc, từ cái tai, cái mắt, cái mũi, cái môi chỗ nào cũng giống. Ôi thôi hai người cư như đều được đúc từ một khuôn ra vậy, cả chiều cao và vóc dáng cũng không sai biệt.

Các xác trước đó tuy có mùi xú uế, nhưng giờ lại được ngâm trong đống thuốc khô trong quan tài nên không có mùi gì cả.

Thương sờ nắn cái xác và cảm nhận nó cứ như nó là một bộ phận thân thiết của mình vậy. Cô cứ mân mê mơn trớn cái xác với vẻ thích thú, mà tự chẳng biết rằng cánh tay mình đã vô tình làm rớt cái lá bùa dán ở trên trán cái xác.

Mân mê đùa nghịch chán chê, Thương đã thỏa mãn được nỗi tò mò đối với cái xác, cô lại vần nắp áo quan để mở ra một lỗ vừa vặn thân người chui.

Thương chui ra khỏi nắp quan tài, không quên đóng lại cái nắp áo quan một cách thật nhanh chóng.

Nhưng khi Thương vừa mới chui ra khỏi nắp quan tài xong, thì một sự kinh hoàng trỗi dậy. Cái xác trong cái áo quan, chợt mở trừng trừng đôi mắt khô khốc của nó. Miệng nó khẽ nhếch lên vẻ cười độc địa.

Thương ra được bên ngoài, phát hiện có một lá bùa đã bị gió thổi rớt xuống đất. Cô vội nhanh chóng dán lại lá bùa vào chỗ cũ, nhưng trong một khoảng thời gian ngắn đến tích tắc ấy, có một vệt sáng nhỏ bay đến nhập vào ấn đường của Thương mà Thương chẳng hề biết gì cả.

Thương vẫn cứ vui vẻ như vậy, trông cái xác hết cả đêm cho hết lượt. Rồi sớm ra lại về nhà đổi ca cho người khác đến trông thay cho mình.

Thời gian cứ thế trôi đi, mọi chuyện vẫn tiếp diễn hết sức bình thường. Nhưng dường như lại có một thứ gì đó trong con người Thương trỗi dậy, khiến tính cách của cô cứ thay đổi từng chút từng chút một.

Tối ngày thứ ba mươi tư, Lưu tiên sinh đang làm phép, phun máu gà lên trời thì liền nhíu mày quát lớn:

– Hay lắm!

Mọi người đều quay lại nhìn ông ta với vẻ ngạc nhiên khó hiểu, chờ lý giải. Lưu tiên sinh liền giải thích ngay:

– Tôi đã có thể cảm thấy một luồng tử khí rất đậm ở đằng chân trời, con cương thi ấy sắp đến đây rồi!

Cường nghe thấy vậy liền bước lên hỏi:

– Vậy thì đã đến lúc chúng ta nên mời Đào tiên sinh đến rồi!

Đào tiên sinh trong miệng mà Cường nói, chính là sư phụ của Lưu tiên sinh. Người này có huyền thuật bắt ma bậc nhất trong những truyền nhân hiện thế của phái lỗ ban. Đào tiên sinh ít khi ra tay, nhưng những vụ mà ông ta ra tay thì đều là những vụ khó đến mức không thể giải nổi, gần như cầm chắc cái chết. Hoặc là một loại bùa chú độc địa lắm, đã thất truyền thì mới có thể mời được ông ta.

Nghe Cường nhắc đến Đào tiên sinh, Lưu tiên sinh liền gật đầu nói:

– Sư phụ tôi kể từ hôm qua đã đến Việt Nam, chắc là nội trong tối mai ông ta sẽ đến đây thôi. Chúng ta cứ chuẩn bị đi…

Sau đó Lưu tiên sinh thu kiếm lại, rồi rời khỏi tế đàn đi xuống, dặn dò Thương:

– Hôm nay đến lượt cô trông coi tế đàn, hãy nhớ phải coi sóc cho cẩn thẩn, chỉ cần sai một ly là đi một dặm!

Thương gật đầu nói:

– Tôi rõ rồi!

Lưu tiên sinh gật đầu nói:

– Được rồi, chỉ cần qua được kiếp nạn này mà không chết, cô có thể học nghệ của phái Lỗ Ban. Nên nhớ vinh hoa phú quý của phái Lỗ Ban nếu được học nghệ thì hưởng không hết, gia đình cô sẽ được sung túc, vì vậy chớ có làm điều gì dại dột…

Lưu tiên sinh nói xong, liền cùng những người còn lại rời khỏi vùng đất của liễu quỷ, ra khỏi vực Tà Xùa.

Thương cúi gằm mặt, không nói câu nào. Chờ cho đám người đi hẳn, Thương bỗng nở một nụ cười đầy lạnh lẽo.

Cô lại chui xuống tế đàn, mở nắp áo quan bằng sắt mà bên trong có chứa liễu quỷ ra. Thậm chí khi cô chui vào trong còn chẳng thèm đóng nắp lại.

Thương chui vào trong quan tài rồi, lại nằm cạnh cái xác. Chợt cô vạch một nhát dao cắt xoẹt qua lòng bàn tay. Một dòng máu đỏ tươi chảy ra từ lòng bàn tay cô. Thương điều chỉnh cho máu của mình vừa vặn rơi vào đúng miệng của cái xác khô. Chăm chút nó từng chút từng chút một như đang cho một đứa trẻ ăn vậy.

Cái xác khô vẫn cứ bất động như một khúc cây, máu của Thương chảy vào miệng nó kỳ lạ thay lại không sót ra một giọt rơi ở bên ngoài.

Cho máu chảy vào miệng cái xác khô được một lúc, Thương lại chui ra khỏi áo quan, rồi đóng nắp áo quan lại như chưa có chuyện gì xảy ra.

Càng ngày nét mặt của Thương lại càng nở những nụ cười độc địa. Cô chợt bước lên tế đàn, nắm lấy thanh kiếm gỗ rồi vung một giọt máu của chính mình vào thanh kiếm. Tay cô chợt trỏ về hướng bắc. Miệng lầm rầm đọc:

– Cấp cấp như lệnh luật, di…

Sáng sớm hôm sau.

Đoàn người của Lưu tiên sinh đã có mặt sớm ở dưới đáy vực Tà Xùa, mang theo rất nhiều vàng mã xuống cùng. Lưu tiên sinh nói những thứ vàng mã này chính là một loại âm binh có thể lợi dụng được. Khi vào lúc cần kíp chiến đấu với cương thi, có vàng mã vây xung quanh thì có thể làm vướng chân vướng tay nó, khiến nó yếu đi nhiều so với khả năng thực.

Cả năm người hướng tới vùng đất của cây liễu đại thụ mọc mà bước tới. Tới nơi bọn họ thấy Thương đang ngủ gục một cách ngon lành tại tế đàn. Lưu tiên sinh thở dài định trách móc, nhưng ông ta lại đến gần và đắp cho cô một tấm chăn mỏng mà không nói gì. Lưu tiên sinh chui xuống dưới tế đàn, phát hiện ra bốn lá bùa vẫn còn nguyên nên không còn lo lắng gì nữa.

Ông ta quay đầu trở lại tế đàn, đặt những thứ vàng mã nào ngựa, nào quan binh, nào Quan vũ, Trương phi… Toàn là những nhân vật lẫy lừng thời tam quốc. Có người hỏi, ông có thể điều khiển được hồn các vị ấy thật sao?

Nhưng Lưu tiên sinh chỉ cười và nói rằng, âm binh vốn không có hình thù rõ ràng. Vàng mã chỉ là cái xác để chúng nhập vào. Quan trọng là các hình nhân phỏng theo các nhân vật khi còn sống, các nhân vật càng có sức ảnh hưởng thì càng dọa ma quỷ được tốt.

Lưu tiên sinh đặt vàng mã hình Quan công ở phía Đông Bắc để coi sóc hướng Đông Bắc. Đặt vàng mã Trương Phi ở phía tây bắc để coi sóc hướng Tây Bắc… Còn mình thì đặt một cái giá kiếm trỏ thẳng về hướng bắc để nghênh đón cương thi.

Theo đúng như những gì mà Lưu tiên sinh đã dự đoán, thì cương thi phải một ngày nữa mới đến. Nhưng trời vừa mới đổ đêm. Lưu tiên sinh đã lập tức giật mình kinh hãi thất sắc, vì từ lúc nào. Ở trên đỉnh một con vực cách đó chục cây số, ông đã có thể nom thấy một cái bóng dáng nhảy chồm chồm nhấp nhô ở trên đỉnh núi đang tiến về phía này.

Lưu tiên sinh sợ hãi kêu lên:

– Sao lại có thể như thế được?

Cương thi đến sớm hơn một ngày, không những vậy lại còn sắp đến rất gần đây nữa. Tử thi khí nồng nặc khắp trời, bầu trời đang đầy sao chợt bị che khuất bởi khói đen và mây đen u ám.

Lưu tiên sinh toát mồ hôi muốn vãi ra quần, Đào tiên sinh còn chưa tới, nếu một mình ông ta mà chống chọi với con cương thi này thì chỉ có thể cầm chắc cái chết mà thôi.

Lưu tiên sinh chợt nom lại thanh kiếm gỗ đào trong tay, rồi lại nói:

– Không đúng!

Ông ta cảm thấy hết sức kỳ quái, liền đem lưỡi liếm lên thử thanh kiếm gỗ đào rồi càng tái mặt nói:

– Có người đã thi hành pháp thuật, gọi cương thi đi cả trong ban ngày! Là ai?

Lưu tiên sinh hét lên hỏi như vậy, ông Khanh không hiểu liền hỏi:

– Không phải ông nói cương thi chỉ có thể đi vào ban đêm sao, cho dù là có người làm phép thì cũng làm sao khiến nó đi vào ban ngày được, đi vào ban ngày thì cương thi sẽ bị lửa mặt trời thiêu rụi!

Lưu tiên sinh lắc đầu thở dài nói:

– Ông thực sự không hiểu, kẻ này thật là một tên đại sĩ lỗ ban tông thuật cao tay lắm. Hắn biết được cả vị trí cương thi đang ở từ xa ngàn dặm. Biết cả địa hình mà nó đi qua nên đã khiển cho nó chui vào rừng tối để tránh nắng. Như vậy cương thi có thể đi được vào ban ngày…

Lưu tiên sinh đang nói như thanh minh, thì chợt xững người lại, ông ta quát lên:

– Thôi xong tôi rồi!

Rồi ông ta vội vã chui xuống dưới tế đàn, chới với chạy đến cái cỗ áo quan bằng sắt. Bốn lá bùa vẫn được dán kín như bưng, thế nhưng Lưu tiên sinh không an tâm, liền gồng sức mở nắp quan tài ra.

Khi nắp quan tài vừa được mở ra, Lưu tiên sinh liền không kìm được mà phát ra tiếng “Ôi!”

Mọi người liền chạy lại vây quanh cái quan tài sắt, thì đều lắc đầu lè lưỡi không tin nổi. Vì cái xác liễu quỷ mấy ngày trước còn khô héo quắt, ấy vậy mà bây giờ đã trở nên hồng nhuận căng mọng da thịt như người sống.

Lưu tiên sinh căng giọng thì thào nói:

– Có kẻ… có kẻ đã dùng máu để nó hồi sinh!

Grao!

Đúng lúc này, chỉ cách chỗ tế đàn khoảng chừng vài cây số. Con cương thi đã rú tợn kêu lên những âm thanh kinh khủng rợn người.

Mọi người đều sợ hãi bao quanh lấy Lưu tiên sinh bám lấy thân người ông ta muốn chờ mong ông ta cứu mạng. Ông ta cố kìm nén sự sợ hãi, nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

– Sư phụ tôi sắp đến đây rồi, cố cầm cự cho đến khi ông ta đến được đây thì tất cả đều được sống! Ông ta sẽ cảm nhận được mùi tử khí cương thi mà chạy đến đây nên không cần phải ra chỉ đường!

Lưu tiên sinh nói xong, liền nhảy bật đứng dậy lao lên tế đàn. Đem một đám hạt gạo nếp rắc xung quanh tế đàn, rồi cắt tiết gà cho chảy vào miệng phun vào hai hình nộm vàng mã Trương phi Quan công. Ông ta nói:

– Mọi người đều không được rời khỏi cái tế đàn này, gạo nếp sẽ khiến cương thi tạm thời không thể đi vào. Tôi đi ra ngoài liều mạng với nó!

Lưu tiên sinh nói xong liền nhảy ra khỏi cái tế đàn, nhanh thoăn thoắt biến mất vào màn đêm. Hai cái hình nộm Quan công Trương phi cũng đột nhiên cử động rồi chạy theo ông ta.

Mọi người lúc này không biết bên ngoài kia chuyện gì đang xảy ra, chỉ nghe tiếng gào thét của Lưu tiên sinh. Bọn họ ôm nhau run rẩy như cầy sấy mong cho chuyện này chóng qua.

Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, Lưu tiên sinh kia thất bại, ông ta toàn thân bê bết máu chạy quay ngược trở lại tế đàn thở dốc. Miệng ông ta trào ra máu, ông ta nhảy vào tế đàn rồi gọi Thương đến gần và nói:

– Ta sẽ truyền cho cô nghệ của lỗ ban tông thuật, cô học tạm một vài phép để cố gắng cầm cự bảo vệ mọi người. Đây, kiếm đây, cô cầm lấy đi rồi ta chỉ, đây là kiếm sắt thật chứ không phải là kiếm gỗ, cẩn thận không lại bị thương ngược.

Lưu tiên sinh đưa thanh kiếm sắt cho Thương mà không hề nghi ngờ gì. Thương tỏ vẻ non nớt đỡ lấy thanh kiếm, nhưng khi Lưu tiên sinh vừa mới đứng dậy, quay đầu định làm thế mẫu chỉ dạy cho Thương. Thì khóe mắt cô chợt hiện lên một vẻ tàn độc…

Cái thanh kiếm sắt nhanh thoăn thoắt từ trong tay Thương bổ xuống, chém ngọt qua cổ Lưu tiên sinh, khiến đầu ông ta rụng xuống khỏi cổ, lăn lông lốc xuống khỏi tế đàn. Lưu tiên sinh có khuôn mặt trợn trừng, hai mắt mở to dường như không tin nổi là cô sẽ là như vậy.

Ông Khanh gào lên:

– Thương, tại sao mày lại làm thế?

Thương cười khanh khách không nói gì, cô chỉ liếm mép với dáng vẻ đầy thú tính, chậm rãi bước ra mép tế đàn, quẹt một đường chân xóa nhòa đi cái vòng tròn gạo nếp.

Khuất ở phía xa xa, một cái bóng đen lùi lũi tởm lợm từ trong lùm cây đang nhảy chồm về phía này xuất hiện. Da mặt nó nhăn nheo, đôi bàn tay duỗi thẳng về phía trước với móng tay rất dài. Hai hàm răng nó có những cái răng nanh chìa ra đang nhỏ máu. Nó… chính là con cương thi từ hàng thế kỉ trước…

Ông Khanh biết lúc này mọi chuyện đã không ổn, ông gào lên:

– Mọi người, chạy cả đi, chỗ này không còn an toàn nữa rồi!

Ba người còn lại nghe ông Khanh nói như vậy, liền như ý thức được, liền hoảng sợ nhanh chóng chạy ra khỏi cái vòng tròn tế đàn, mỗi người chạy về một hướng.

Nhưng con cương thi nhanh thoăn thoắt, cả ba người ấy chỉ chạy được chưa đầy nửa phút. Thì đều đã phát ra những âm thanh gào rú kinh khủng, cổ họng của họ như bị một thứ gì đó luồn sâu vào bóp nghẹt. Con cương thi đã giết họ chỉ trong vòng vài giây ngắn ngủi.

Ông Khanh như tuyệt vọng, ông quỳ sụp xuống, sợ hãi nhìn Thương với nước mắt chảy ròng ròng. Ông hỏi:

– Thương, tại sao mày lại làm như vậy?

Thương không trả lời, mà chỉ cười khanh khách. Ông Khanh thở dài, biết số mình đã tận, liền nhắm mắt nói:

– Được rồi, vậy thì mày hãy để cho tao đi theo chú Dương, đi theo bà mày đi…

Ông Khanh cúi đầu định chờ chết, thì đúng lúc này một giọng nói vang lên:

– Ông thắc mắc tại sao ư, vì nó không còn phải là con gái của ông nữa, mà nó chính là liễu quỷ.

Ông Khanh mở mắt ra, thì đã thấy tự lúc nào trên tế đàn có một ông già râu tóc bạc phơ, đang cầm kiếm gỗ cười nói. Ông Khanh liền hỏi:

– Ông là ai?

Ông già kia trả lời:

– Tôi là chính là sư phụ của cái thằng độ đệ dốt nát kia!

Ông Khanh mừng rỡ nói:

– Ông chính là Đào tiên sinh, ông biết tiếng Việt ư?

Không giống như Lưu tiên sinh, nói chuyện với ông Khanh toàn phải có một cô gái phiên dịch, mà Đào tiên sinh này là sư phụ của ông ta lại có thể nói tiếng Việt sõi đến như vậy.

Đào tiên sinh gật đầu nói:

– Phải, tôi họ Đào. Năm xưa tôi có mặt trong quân giải phóng, cũng từng có một thời ở Việt Nam nên khá hiểu tiếng Việt…

Đào tiên sinh vuốt râu, không tiếp tục nói, mà chợt hành động rất mau lẹ. Ông ta vung tay lên liền đem cả tế đàn đánh sập. Vung tay một cái nữa lại chọc vào cái xác liễu quỷ nằm trong áo quan. Cái xác liền kêu ré lên trợn trừng mắt, rồi bốc lửa cháy ngùn ngụt. Cái xác vừa cháy Thương liền lập tức ngất đi như vừa được hóa giải vậy.

Đào tiên sinh, vung kiếm một nhát nữa, đem cái xác ném về phía con cương thi. Con cương thi dường như cảm thấy hoảng sợ, nó quay đầu bỏ chạy nhưng không kịp. Cái xác liễu quỷ dính vào người nó, bén lửa lây sang nó. Cương thi lập tức bị một mồi lửa vây lấy gào rú hết sức thảm thiết. Nó giãy giụa trong tuyệt vọng… Thêm một lúc nữa thì cả xác nó lẫn cái xác liễu quỷ đều cháy ra tro.

Thương ngất một lúc liền mau chóng tỉnh lại, cô nhìn thấy ông Khanh ngã gục dưới đất liền chạy đến đỡ ông ôm ông gào khóc nói:

– Bố, vừa rồi con không kiềm chế được mình, con đã giết người rồi!

Ông Khanh cũng ôm Thương khóc mà không nói gì.

Còn Đào tiên sinh thu kiếm lại, giảng giải:

– Đó là liễu quỷ, không phải cô! Cô đã có nghiệp với phái lỗ ban ta, thì từ giờ phải theo ta học nghệ để trả nợ. Buông bố cô ra đi, từ giờ cô không còn tư cách để gặp ông ta nữa.

Nghe Đào tiên sinh nói như vậy, Thương gật đầu, dứt khoát buông ông Khanh ra. Rồi lặng lẽ đến đứng bên cạnh Đào tiên sinh.

Đào tiên sinh lại nhìn ông Khanh rồi nói tiếp:

– Ông cũng đã hết nợ rồi, nợ của ông là nghiệp nợ tham lam. Nhưng đã phải trả bằng nhiều nỗi dằn vặt, từ nay ông có thể hưởng cuộc sống sung túc.

Đào tiên sinh trỏ vào cái cây liễu rồi nói tiếp:

– Tôi biết gỗ có giá, cũng vì nó mà ông phạm ác nghiệp. Vậy tôi cho ông chặt nó đi bán kiếm tiền, từ nay cứ vậy an hưởng tuổi già rồi đừng nghĩ chi nữa…

Nói xong Đào tiên sinh quay đầu đi thẳng, dắt Thương đi cùng biến mất vào màn đêm.

Từ đó, Thương vĩnh viễn không quay trở lại, ông Khanh cũng không biết tin tức của cô. Nhưng ông cũng nghe lời Đào tiên sinh, chặt thân cây liễu đem đi bán, nên cũng có một khoản tiền sung túc và giàu có. Ông Khanh ở vậy thêm một năm thì lấy vợ kế. Vợ kế của ông cứ nghĩ ông già nên có lẽ không có con, nhưng trời thương tình. Lúc xế muộn vợ kế của ông thật kỳ diệu lại đậu kỳ thai. Ông Khanh may mắn lại có một đứa con để nối dõi tông đường.

Hết

Related Posts

Oan hồn truyền kiếp

– Dưới quê trời mau tối quá hả anh? Mới bảy giờ mà em có cảm giác như khuya lắm… *** Tranh thủ lúc bà Sáu ra sàn nước, Huyền…

Read more

Ác mộng

– Thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? Khanh lơ đãng hỏi Phi khi cả hai nhìn lên bầu trời đang bắt đầu tối sầm, những đám…

Read more

Ma Gọi

Câu chuyện thứ hai mà tôi muốn kể cũng là một câu chuyện có thật trong đời mẹ tôi… *** Năm ấy mẹ tôi khoảng mười bốn mười lăm tuổi,…

Read more

Trăng Lạnh

Con đường nhỏ dẫn vào xóm lao động nghèo buổi chiều mưa thật lầy lội. Cường ngẩng lên nhìn trời, những đám mây to và nặng vẫn còn xám xịt,…

Read more

Bắt ma

(truyenngan. com. vn – Tham gia viết bài cho tập truyện kinh dị số 1) – Sư thầy cũng tin có ma quỷ? – cụ Bảy hỏi giọng chắc nịch….

Read more

Nhà có hai cửa sổ

(truyenngan.com.vn – Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn “Truyện kinh dị số 1”) Nhà có hai cửa sổ, hai cánh cửa phòng Thắng và nhà đối diện chỉ…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *