Download mẫu CV xin việc qua email tiếng việt và tiếng Anh được đánh giá cao nhất
Hiện nay các nhà tuyển dụng đều yêu cầu gửi mẫu CV xin việc qua email để tiện trong việc lựa chọn những ứng viên sáng giá nhất. Chính vì thế, những người ứng tuyển cần tìm hiểu chi tiết và thận trọng để tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
CV xin việc là yêu cầu đầu tiên đến từ nhà tuyển dụng đối với bất cứ ai muốn đi xin việc, vì qua CV nhà tuyển dụng có thể nắm được tất cả những thông tin cá nhân cũng như khả năng, trình độ chuyên môn của các ứng viên cần cho công việc của họ. Thế nên, trước khi gửi email CV bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Trước khi gửi mail
Bạn nên lựa chọn những tên email tên bạn tránh những email tên biệt hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần để tên hiển thị email tên mình để nhà tuyển dụng dễ phân biệt.
- Chữ ký email
Chữ kí email chuẩn nên có thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, số điện thoại và các thông tin khác như website, email…
- Tiêu đề email
Bạn hãy ghi tiêu đề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nhé.
- Nội dung email
Trong mẫu CV xin việc qua email đây là phần rất quan trọng. Bạn cần trình bày đẹp mắt, cùng một font chữ, căn lề chuẩn để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Nội dung bao gồm:
– Giới thiệu nhanh về bạn (ví dụ tên, học trường gì).
– Bạn gửi email này để ứng tuyển cho vị trí ABC, được đăng tải trên Facebook (hoặc gì đó khác).
– Tóm tắt ngắn gọn 1 kĩ năng hoặc 1 kinh nghiệm mà bạn cho rằng phù hợp nhất.
– Đính kèm CV. Bạn nên sử dụng file CV bằng PDF, bởi nó sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
CÁCH VIẾT EMAIL XIN VIỆC
Nộp hồ sơ xin việc qua e-mail đang là xu hướng phổ biến và được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm
e-mail xin việc mỗi ngày. Làm thế nào để e-mail của bạn dễ gây thiện cảm và chú ý của nhà tuyển dụng nhất?
- Cách gửi đơn xin việc qua e-mail
Thông thường có 2 cách
– Thứ nhất, viết thư xin việc ngay trong email và gửi kèm CV
– Thứ hai, viết e-mail có nội dung ngắn gọn, sau đó gửi kèm thư xin việc và CV
- Cách chọn địa chỉ e-mail
– Bạn nên chọn cho mình một e-mail “nghiêm túc”,
@yahoo.com (hoặc @gmail.com) hoặc một e-mail tương tự kiểu như thế để sử dụng khi xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
→ Đừng sử dụng những e-mail kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những e-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc.
- Nội dung e-mail
– Phần chủ đề (tiêu đề) e-mail đầy đủ và rõ ràng
Viết tiêu đề e-mail với thông tin phù hợp mục đích và vị trí của bạn. Không được để trống dòng tiêu đề, hoặc dùng một tiêu đề chung chung như “xin chào”.
Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích e-mail của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.
– Ghi thông tin liên lạc của bạn vào e-mail
Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này. Thay vào đó, bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail.
→ Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
– Đừng quên file đính kèm
Người ta hay quên gửi thêm những tài liệu như CV trong e-mail sau khi suy nghĩ và viết một cái thư dài. Hãy chắc rằng bạn nhớ file đính kèm, và nếu có thể, hãy kiểm tra để bảo đảm rằng nó có thể được mở mà không gặp khó khăn gì trước khi gửi đi.
Nhớ rằng nên gửi những file có định dạng chung dễ mở ở tất cả các máy tính, ưu tiên số 1 là định dạng PDF, số 2 là DOC (Word), nếu có nhiều file bạn muốn nén lại thì nên dùng .ZIP, đừng dùng .RAR (mặc dù có thể nén thành dung lượng bé hơn).
– Bày tỏ mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau
Hãy viết trong e-mail của bạn mong chờ nhận được các thông tin phản hồi sớm và mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau.
Bạn hãy chủ động gọi điện đển Nhà tuyển dụng vài ngày sau khi gửi e-mail. Những người phụ trách tuyển dụng thường cực kỳ bận rộn vì phải xem xét nhiều đơn xin việc. Việc tiếp tục liên lạc bằng cách gọi điện bảo đảm cho bạn không bị bỏ sót.
– Đọc lại e-mail và kiểm tra lỗi chính tả
Cẩn thận với phần ngữ pháp và chính tả nếu bạn muốn nhà tuyển dụng coi mình như một người chuyên nghiệp. Hãy đọc lại e-mail hoặc tốt hơn là nhờ một người khác xem giúp bạn kỹ càng trước khi bạn ấn nút “Gửi”.
Hiện có rất nhiều mẫu CV xin việc qua email bạn có thể tải về và tham khảo. Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn có chọn lọc phù hợp với vị trí bạn tuyển dụng. Sau khi có mẫu CV phù hợp, bạn hãy lưu ý những vấn đề trên. Với những chi tiết nhỏ nhất, thế nhưng chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ thấy được tâm huyết, sự chỉnh chu, cũng như mong muốn được làm việc với nhà tuyển dụng.
Những Câu Nói Hay –
-
Mẫu cv Đơn xin việc làm tiếp viên hàng không Vietnam Airlines mới nhất năm 2018
-
Mẫu CV đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp mới hay nhất năm 2018
-
Tải mẫu CV đơn xin việc bằng tiếng Anh mới hay nhất năm 2018
-
Mẫu CV đơn xin việc kế toán hay cho người đã có kinh nghiệm mới nhất năm 2018
-
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên hay nhất năm 2018
-
Mẫu CV đơn xin việc ngành kỹ thuật ứng dụng mới nhất năm 2018
-
Mẫu đơn xin việc viết tay bằng tiếng Việt hay chuẩn nhất
-
Lời chúc sinh nhật tặng mẹ yêu hay ý nghĩa nhất khiến ai cũng cảm động
-
Tổng hợp mẫu tin nhắn chúc buổi sáng hay và ý nghĩa nhất
-
Hình chibi avata dễ thương đẹp nhất 2018 dành cho bạn trẻ
-
10+ câu nói về nghệ thuật lắng nghe hay nhất bạn nên đọc
-
Danh ngôn về lòng kiên nhẫn giúp bạn thấm thía ý nghĩa của sự chờ đợi
-
Những câu nói hay nhất về niềm đam mê truyền sức mạnh cho chính bạn
-
Tuyển tập danh ngôn hay nhất về âm nhạc trong cuộc sống
Hiện nay các nhà tuyển dụng đều yêu cầu gửi mẫu CV xin việc qua email để tiện trong việc lựa chọn những ứng viên sáng giá nhất. Chính vì thế, những người ứng tuyển cần tìm hiểu chi tiết và thận trọng để tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
CV xin việc là yêu cầu đầu tiên đến từ nhà tuyển dụng đối với bất cứ ai muốn đi xin việc, vì qua CV nhà tuyển dụng có thể nắm được tất cả những thông tin cá nhân cũng như khả năng, trình độ chuyên môn của các ứng viên cần cho công việc của họ. Thế nên, trước khi gửi email CV bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Trước khi gửi mail
Bạn nên lựa chọn những tên email tên bạn tránh những email tên biệt hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần để tên hiển thị email tên mình để nhà tuyển dụng dễ phân biệt.
- Chữ ký email
Chữ kí email chuẩn nên có thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, số điện thoại và các thông tin khác như website, email…
- Tiêu đề email
Bạn hãy ghi tiêu đề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nhé.
- Nội dung email
Trong mẫu CV xin việc qua email đây là phần rất quan trọng. Bạn cần trình bày đẹp mắt, cùng một font chữ, căn lề chuẩn để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Nội dung bao gồm:
– Giới thiệu nhanh về bạn (ví dụ tên, học trường gì).
– Bạn gửi email này để ứng tuyển cho vị trí ABC, được đăng tải trên Facebook (hoặc gì đó khác).
– Tóm tắt ngắn gọn 1 kĩ năng hoặc 1 kinh nghiệm mà bạn cho rằng phù hợp nhất.
– Đính kèm CV. Bạn nên sử dụng file CV bằng PDF, bởi nó sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
CÁCH VIẾT EMAIL XIN VIỆC
Nộp hồ sơ xin việc qua e-mail đang là xu hướng phổ biến và được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm
e-mail xin việc mỗi ngày. Làm thế nào để e-mail của bạn dễ gây thiện cảm và chú ý của nhà tuyển dụng nhất?
- Cách gửi đơn xin việc qua e-mail
Thông thường có 2 cách
– Thứ nhất, viết thư xin việc ngay trong email và gửi kèm CV
– Thứ hai, viết e-mail có nội dung ngắn gọn, sau đó gửi kèm thư xin việc và CV
- Cách chọn địa chỉ e-mail
– Bạn nên chọn cho mình một e-mail “nghiêm túc”,
@yahoo.com (hoặc @gmail.com) hoặc một e-mail tương tự kiểu như thế để sử dụng khi xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
→ Đừng sử dụng những e-mail kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những e-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc.
- Nội dung e-mail
– Phần chủ đề (tiêu đề) e-mail đầy đủ và rõ ràng
Viết tiêu đề e-mail với thông tin phù hợp mục đích và vị trí của bạn. Không được để trống dòng tiêu đề, hoặc dùng một tiêu đề chung chung như “xin chào”.
Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích e-mail của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.
– Ghi thông tin liên lạc của bạn vào e-mail
Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này. Thay vào đó, bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail.
→ Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
– Đừng quên file đính kèm
Người ta hay quên gửi thêm những tài liệu như CV trong e-mail sau khi suy nghĩ và viết một cái thư dài. Hãy chắc rằng bạn nhớ file đính kèm, và nếu có thể, hãy kiểm tra để bảo đảm rằng nó có thể được mở mà không gặp khó khăn gì trước khi gửi đi.
Nhớ rằng nên gửi những file có định dạng chung dễ mở ở tất cả các máy tính, ưu tiên số 1 là định dạng PDF, số 2 là DOC (Word), nếu có nhiều file bạn muốn nén lại thì nên dùng .ZIP, đừng dùng .RAR (mặc dù có thể nén thành dung lượng bé hơn).
– Bày tỏ mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau
Hãy viết trong e-mail của bạn mong chờ nhận được các thông tin phản hồi sớm và mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau.
Bạn hãy chủ động gọi điện đển Nhà tuyển dụng vài ngày sau khi gửi e-mail. Những người phụ trách tuyển dụng thường cực kỳ bận rộn vì phải xem xét nhiều đơn xin việc. Việc tiếp tục liên lạc bằng cách gọi điện bảo đảm cho bạn không bị bỏ sót.
– Đọc lại e-mail và kiểm tra lỗi chính tả
Cẩn thận với phần ngữ pháp và chính tả nếu bạn muốn nhà tuyển dụng coi mình như một người chuyên nghiệp. Hãy đọc lại e-mail hoặc tốt hơn là nhờ một người khác xem giúp bạn kỹ càng trước khi bạn ấn nút “Gửi”.
Hiện có rất nhiều mẫu CV xin việc qua email bạn có thể tải về và tham khảo. Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn có chọn lọc phù hợp với vị trí bạn tuyển dụng. Sau khi có mẫu CV phù hợp, bạn hãy lưu ý những vấn đề trên. Với những chi tiết nhỏ nhất, thế nhưng chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ thấy được tâm huyết, sự chỉnh chu, cũng như mong muốn được làm việc với nhà tuyển dụng.