Hồn ai đã hoá quỷ?

Ngày Huy về làng sấm chớp đen kịt phủ đầy trời, mưa giông từng hạt trải quét qua, rơi nặng hạt, khiến cho anh phải tấp xe máy vào lề để trú mưa.

Huy trầm ngâm mặc chiếc áo tơi, rồi mau chóng lên xe máy phóng ga đi tiếp.

***

Sau khi tốt nghiệp đại học Oxford của Anh quốc, Huy trở về nước và nhanh chóng được mời vào một công ty xuất nhập khẩu cỡ lớn để làm việc.

Xuất thân từ một chàng trai làng, nên dù chỉ mới tốt nghiệp hết cấp ba nhưng Huy đã đạt được học bổng toàn phần và được đi du học. Việc ấy khiến cho Huy rất tâm đắc, vì anh là người đầu tiên trong làng đỗ được đại học, hơn nữa không những là đại học thông thường, mà còn là một trường đại học danh tiếng số một số hai của ngoại quốc.

Sau khi về nước được mấy ngày, Huy lập tức sắp xếp một chuyến đi về quê cũ. Chẳng là vì từ khi Huy đi du học, cả nhà Huy đều đã chuyển lên thành phố ở, căn nhà cũ ngày xưa của gia đình Huy hiện đã bỏ hoang. Huy lại tạm thời chưa muốn về thăm bố mẹ, mà trước hết anh muốn về quê một chuyến để thăm lại miền đất cũ, ôn lại chút ít hồi ức kỉ niệm của ngày xưa. Dẫu gì, nơi mình sinh ra và lớn lên, vẫn là nơi thân quen gần gũi nhất, nó giống như một loại cảm giác người mẹ thứ hai của mình vậy.

Ngày Huy về làng sấm chớp đen kịt phủ đầy trời, mưa giông từng hạt trải quét qua, rơi nặng hạt, khiến cho anh phải tấp xe máy vào lề để trú mưa.

Huy trầm ngâm mặc chiếc áo tơi, rồi mau chóng lên xe máy phóng ga đi tiếp.

Hồn ai đã hoá quỷ?

Ở đầu làng thì kể từ sớm đã có các cụ trẻ, ông bà nội ngoại họ hàng của Huy đứng chờ sẵn để đón anh. Người nào người đấy đều nức nở rộn rã, mừng vui tự tán thán rằng họ nhà mình có phước có đức lắm mới có được thằng cháu tài giỏi như Huy vậy.

Họ hàng nội ngoại thân thích, nhân dịp Huy về thì mổ lợn mổ gà, thịt chó để thết đãi lẫn nhau. Cả cái sân gạch cũ trước cửa nhà Huy đều chật kín người. Căn nhà cũ của gia đình Huy thì kể từ lâu nay đã không còn ai ở, khắp nhà đều giăng kín mạng nhện, Huy huy động anh em họ hàng dọn dẹp, sửa sang lại toàn bộ để làm bữa cơm thân mật với họ hàng trong nhà cho chọn vẹn. Căn nhà ẩm mốc bụi bặm đã quá lâu, khiến Huy cùng với mấy người họ hàng phải mất cả một buổi chiều mới dọn dẹp xong để chuẩn bị cho bữa rượu buổi tối, nhằm việc thết đãi anh về làng.

Lần này về, Huy định bụng sẽ ở lại chơi dăm bữa nửa tháng, rồi sau đó mới trở lại thành phố để chính thức làm việc.

Bữa tiệc rượu thết đãi Huy kéo dài đến tận nửa đêm mới kết thúc, Huy đã say mèm, đến nỗi anh không còn biết chi nữa và chỉ kịp đóng cửa nhà lại, leo lên chiếc giường gỗ, muốn nhắm mắt ngủ sâu cho tới tận sáng.

Kể đến căn nhà này của gia đình Huy thì phải nói rằng, nó nằm ở một nơi rất thưa thớt người, chính xác là nằm giữa một cánh đồng, xung quanh nó là đồng không heo hút thẳng tăm tắp. Dưới cái vẻ heo hút ấy, lại càng khiến cho nó hoang vu tiêu điều ghê rợn đến đáng sợ.

Tiết trời tháng mười hai hơi âm u, trời se lạnh khiến Huy phải phủ một lớp chăn mềm đắp lên người thì mới cảm thấy dễ chịu để ngủ tiếp.

Trong lúc ngủ say, Huy bỗng mơ đến người con gái thuở niên thiếu mà anh từng thương nhớ. Tên nàng là Yến, là người con gái xinh đẹp nhất cái làng Thượng của Huy. Nhà Yến ở cách nhà Huy không xa, chỉ khoảng vài cánh đồng, và ở tận bên kia gần cái mép giếng làng.

Huy thầm tự nhủ, không biết sau bao năm mình xa xứ, Yến của ngày ấy bây giờ ra sao, sống thế nào và có ổn không?

Anh nhớ tới những đêm buồn bã, Yến thường cùng anh ngồi trước cái giếng làng để thủ thỉ tâm sự. Những chuyện chân trời góc bể, về miền viễn xứ ở đâu đấy. Và ngày ấy, chính cái giếng làng Thượng đã chứng kiến mối tình của đôi trẻ cho đến tận ngày mà anh đi du học.

Lại nhớ đến Giếng làng Thượng thì phải kể rõ rằng, nó to lắm, to đến bằng cả cái sân lớn ở đình chùa, mà thường ngày người dân làng vẫn hay giặt rũ ở đấy. Cũng phải lâu lâu thì hai người mới lẻn trốn thầy u ra ngoài để cùng nhau trò chuyện, hai người thường kể cho nhau nghe những điều mình biết về những đất nước xa xôi tận đẩu tận đâu. Đó là một ký ức rất đẹp khiến Huy nhớ mãi.

Yến của ngày ấy thường nói với Huy rằng, nàng thầm mong sẽ có một ngày nàng có thể bước chân ra khỏi cái đất làng Thượng này, nàng những mong ao ước của mình sẽ một lần thành sự thật. Còn Huy thì lại nghĩ khác, anh ước mình có thể giúp Yến thực hiện được những ước mơ thay cho nàng. Chính từ cái niềm ước ao ấy của Yến, đã khiến Huy nuôi dưỡng mầm mống tư tưởng du học lớn lên từng ngày, càng củng cố thêm cái quyết tâm khiến anh dành được học bổng để sớm thỏa ước nguyện và giấc mơ của cả hai người. Nhưng sau này, chỉ có Huy là người duy nhất thành công, còn Yến thì vì nhiều lý do nên phải bỏ lỡ việc học. Cho đến khi hai người chia tay, Huy vẫn không tin rằng chỉ có mình anh là người duy nhất đã làm đúng khiến cho cái ước nguyện năm ấy của hai đứa thành hiện thực.

Huy nằm mộng, tiếp tục nhớ về những xưa cũ, nhớ Yến và nhớ cả cái cảm xúc yêu thầm một người đầu đời. Anh mơ về Yến và mơ cả về những điều anh mộng tưởng, rằng hai người sẽ xảy ra chuyện gì, nếu như ngày ấy anh và Yến thành đôi thành cặp. Có lẽ, nếu điều đó thành sự thực, Huy sẽ chẳng bao giờ có thể bước chân tới đất nước Anh xa xôi, bởi vì đối với anh khi ấy, Yến đã là quá đủ để anh có một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy ấm êm.

Trong lúc nửa mơ nửa tỉnh vì rượu, bên ngoài nhà gió chợt nổi mạnh. Cánh cửa gỗ cài then đã cũ, không lâu sau đã bị gió lùa cho rơi thanh cài then cửa, kêu lên những âm thanh lộc cộc.

Thanh cài then cửa rơi xuống, gió mạnh đập cửa thuỳnh thuỳnh khiến Huy giật mình tỉnh dậy. Anh lảo đảo ngồi thẳng rồi nhoài người đứng lên, nhặt lấy cái then cửa, quẳng sang một bên, lại lấy gạch chèn vào mép cửa gỗ cho thêm phần chắc chắn. Sở dĩ Huy làm thế là bởi vì khi ấy anh đã nhìn thấy then cửa gãy đôi do sức đập của gió quá mạnh, then cửa đã hỏng nên không thể dùng để cài cửa được nữa.

Xong việc, Huy trở lại giường và tiếp tục nhắm mắt ngủ sâu đều đều theo tiếng thở.

Nhưng anh chỉ kịp vừa đặt lưng lên giường, thì cái cửa gỗ lại bị gió lùa qua, vang lên những âm thanh “kẽo kẹt” đến rợn cả người.

Cót két! Cót két!

Bên ngoài, khe cửa hé một vách nhỏ đủ để cho gió lùa vào bên trong khiến Huy lạnh cóng.

Huy hơi bực mình lảo đảo đứng dậy, nhưng rượu đã ngấm đậm, khiến anh không thể điều chỉnh được nổi thân người mình, nó đang nặng trình trịch như thép đá và muốn ngã lăn xuống đất.

Vài phút sau đó, Huy đã ngả cả thân người xuống giường mặc kệ cho mọi chuyện xung quanh xảy ra. Mặc cho gió lùa đập mạnh cửa, Huy đã ngủ say giống như chết.

Trong giấc mộng say nồng, anh lại mơ màng nghĩ về Yến, thậm chí đôi lúc anh còn có thể tưởng tượng được rằng, đằng sau cái cửa gỗ đang bị gió đập thuỳnh thuỳnh kia chính là hình bóng của Yến, nàng đang giận hờn anh vì cái tội bội bạc đã bỏ rơi nàng sau bao nhiêu năm tháng.

Mắt anh nhắm chặt, chính anh cũng chẳng ý thức được rằng quả thực kể từ lúc nào đã có một đôi mắt dữ tợn âm thầm nhìn qua khe cửa, nhìn thẳng vào trong nhà, nhìn chằm chằm vào Huy không rời. Theo đôi mắt ấy, thì tiếng kẽo kẹt ghê rợn của cánh cửa vang càng mạnh, nhưng vì Huy đã bất tỉnh trong cơn say, vậy nên dù cho cánh cửa có kêu lớn đến như thế nào thì cũng không làm anh tỉnh dậy được.

Đôi mắt bên ngoài khe cửa dường như tuyệt vọng, nó chậm rãi nhắm nghiền lại rồi vội vã biến mất, ngoài cửa chỉ còn thấp thoảng một mái tóc đen dài mờ nhạt, đang bay lất phất.

Huy lịm đi hồi lâu thì gió cũng ngừng thổi, anh ngủ một giấc say sưa cho tới tận sáng.

Cốc cốc cốc!

Ngoài cửa chợt có tiếng gõ cửa mạnh vang dội vào trong nhà, Huy đang ngủ say liền giật mình tỉnh dậy. Đầu anh đau như búa bổ, hai mắt anh khẽ nheo lại để cố sức chặn đứng những tia sáng của ngày sớm.

Huy loạng choạng đứng dậy đi về phía cửa, kéo thanh chốt cài cửa xuống rồi dụi mắt nhìn quanh xem có ai không.

Dưới tiết trời sáng và âm u, gió lạnh hơi hiu hiu thổi qua, Huy tự nhẩm cái thời tiết này mà cũng có người mò qua đây làm gì không biết. Anh không biết là liệu có phải có con ma nào nó trêu mình vào giờ này hay không? Vì rõ là trời còn sớm mà, ngẩng lên nhìn đồng hồ thì mới chỉ có năm giờ sáng mà thôi. Giờ này người ta có dậy sớm thì cũng đi làm đồng chứ qua nhà Huy để làm cái gì?

Nhưng quả nhiên là có người, chỉ có điều không phải là ma quỷ nào ghẹo người cả, mà trước mắt Huy, chính xác là một người con gái độ chừng tuổi đôi mươi. Khuôn mặt trắng hơi ngả màu xanh xao như đang ốm bệnh, tuy vậy cô trông vẫn rất xinh đẹp. Cô hơi nở nụ cười nhìn Huy rồi gọi:

– Anh Huy!

Thoạt đầu Huy cũng thoáng ngạc nhiên, nhưng rồi khuôn mặt anh lại hiện nét mừng rỡ mà nói:

– Là Huyên! Huyên phải không em?

Người con gái lặng lẽ gật đầu, cô có chút bẽn lẽn nói:

– Vâng, em Huyên đây! Anh Huy đi xa bao nhiêu năm rồi mà vẫn nhận ra em cơ à…

Huy gật đầu dạt dào nói:

– Anh quên làm sao được, cái cô bé Huyên ngày ấy cứ suốt ngày lẽo đẽo theo anh ra ngoài ao đồng. Ngày ấy bé chỉ một mẩu như thế, vậy mà bây giờ đã trở thành một cô thiếu nữ xinh đẹp như thế này rồi đây!

Huy tít mắt cười, còn Huyên thì chỉ đỏ bừng mặt không nói được câu nào. Cô chợt nói:

– Vậy mà anh cứ để em đứng ngoài này mãi thế ư?

Huy gãi đầu gãi tai luống cuống nói:

– Ôi đấy, anh vô ý quá, mời em vào nhà… vào nhà ngồi chơi!

Huy kéo cánh cửa rộng mở, rồi vội kéo cái ghế gỗ siêu lệch nằm chỏng trơ ở giữa nhà vì bữa tiệc tối qua chưa kịp dọn lại cho ngay ngắn, lại đặt chiếc ghế cạnh bộ bàn ghế rồi mời Huyên ngồi xuống.

Huy nhìn Huyên thong thả nói:

– Em chờ anh một lát nhé Huyên, anh chạy ù đi đánh răng rửa mặt cho nó tỉnh táo, rồi anh em mình nói chuyện! Nhanh thôi…

Huy nói xong nháy mắt một cái thật điệu nghệ, rồi không chờ Huyên trả lời đã chạy ù xuống nhà dưới mất bóng.

Huyên hơi cúi đầu, nhẹ nhàng gật đầu, đôi mắt thi thoảng lơ đãng nhìn xung quanh căn nhà cũ của gia đình Huy chậm rãi chờ đợi anh.

Cô nhìn quanh căn nhà của anh thì thấy căn nhà đã sờn bức vách, đôi chỗ vữa rơi lả tả vì đã lâu rồi không có người chăm sóc, ngoài hiên nhà mấy thanh rằng đều đã bị mục nát sắp rơi xuống đất. Huyên chăm chú nhìn một lúc rồi chừng vì rảnh chân rảnh tay quá, nên Huyên lại bưng sẵn ấm trà dưới bộ bàn ghế lên bàn, đun nước pha một ấm trà để cho Huy uống buổi sớm.

Huy đánh răng rửa mặt xong, bước lên nhà trên thì đã thấy Huyên tỉ mỉ đong nước rót trà, cô giống như một người vợ hiền, với vẻ mặt mãn nguyện hạnh phúc đang chăm sóc chồng vậy. Huy vội vã nhìn qua, mà không biết rằng trong mắt Huyên từ lúc nào đó đã có một chút khát khao đối với anh, giống như cô đã lọt vào lưới tình mà chính bản thân mình cũng không hề hay biết.

Nhìn Huyên rót trà từ phía sau lưng, Huy lại nhớ đến cô bé Huyên của ngày trước.

Huyên của mười năm về trước chỉ là một cô gái độ mười tuổi, là cô bé hàng xóm con nhà chú Phúc. Thuở còn bé ở làng Thượng trẻ con nhiều lắm, nhưng không ai chơi với Huyên, chúng đều ghét bỏ Huyên vì Huyên là đứa con gái chú Phúc nhặt về nuôi chứ không phải con đẻ, lũ trẻ thường gọi Huyên là đồ con rơi. Chỉ có Huy là luôn luôn bên cạnh Huyên, bảo vệ cho cô, che chở cho cô suốt bao năm tháng, dẫu cho mọi lời dị nghị chê bai của lũ trẻ cùng trang lứa đến thế nào thì anh cũng mặc.

Cho đến ngày Huy chuẩn bị đi du học, đã sắp không còn ai ở bên cạnh Huyên để bảo vệ cho cô nữa, cô đã khóc hết nước mắt muốn giữ Huy ở lại, nhưng Huy chỉ xoa đầu cô và giỗ dành cô như một đứa em gái bé bỏng đang nhõng nhẽo. Và nói: “Sẽ có người thay anh chăm sóc và che chở cho em, đừng buồn nghe!”

Mười năm trôi qua, Huyên giờ đã lớn và trở thành một cô gái xinh đẹp được nhiều chàng trai trong làng theo đuổi. Nhưng Huyên nhớ lại tuổi thơ, ngày ấy chính những người này đã hắt hủi cô, còn bây giờ khi cô trở thành một người con gái trưởng thành xinh đẹp thì lại bám lấy mình như loài ong bướm thì không khỏi cảm thấy chán ghét.

Huyên chỉ nhớ duy nhất đến một người anh luôn luôn ở bên cô, bảo vệ cô mặc cho những lời chê bai dè bỉu của những con người xung quanh, người ấy chính là Huy.

Khi Huyên gặp lại Huy, cô đã không thể kìm được thứ cảm xúc suốt bao nhiêu năm tháng mà cô giữ trong lòng. Huyên thấy Huy so với mười năm trước đây đã chín chắn trưởng thành hơn rất nhiều, nhìn Huy như một người đàn ông phong trần từng trải, điều ấy có thể cuốn hút mọi cô gái trong độ tuổi của cô, và Huyên cũng không phải là người ngoại lệ.

Trước khi gặp Huy trở về, cô chỉ nghĩ và coi Huy trong kí ức như một người anh trai. Nhưng giờ thì khác, cô nhìn thấy Huy thì đã thay đổi cảm giác quá nhiều, quá khứ và hiện tại tương hợp, giống như một bức tranh hoàn toàn mới vẽ nên bởi kí ức và những gì hiện tại, tạo thành một bức tranh hút hồn người xem. Nó đã thay đổi quyết định của Huyên, cô muốn có được Huy, bằng mọi giá…

Huy sửa soạn xong mấy việc lặt vặt, đã nhanh chóng khoác lên mình một bộ quần áo dài chỉnh tề. Hôm nay, anh định đi gặp họ hàng nội ngoại để hỏi thăm sức khỏe các cô chú ông bà, nên phải tươm tất thì mới được. Nhìn Huyên rót trà, Huy lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế đối diện mà mỉm cười.

Huyên rót trà xong, chợt bắt gặp ánh mắt của Huy đang dõi theo từng cử chỉ của mình thì không khỏi xao xuyến.

Huy chợt cất giọng nói:

– Mới sáng sớm thế này mà đã qua nhà anh, chắc chú Phúc có việc gì cần nhờ anh hả?

Huyên gật đầu nói:

– Vâng! Chẳng là bố em nghe tin anh về, trưa nay nhà em lại có đám giỗ của ông ngoại, nên muốn mời anh sang phụ giúp ông!

Huy gật đầu nói:

– Ừm, cũng lâu rồi anh không gặp chú Phúc, nếu nhà có việc thì anh rất sẵn lòng qua ngay! Mà sớm qua đáng lẽ ra anh phải qua mời cơm chú Phúc đấy! Nhưng vì bận việc quá nên anh quên mất, chú Phúc không trách anh chứ Huyên?

Huyên hơi cúi đầu nói:

– Không đâu ạ, anh Huy giờ là người từ nước ngoài về, địa vị hơn hẳn những người trong làng, được anh Huy đến chơi, bố em mừng còn không kịp ấy chứ sao lại trách anh…

Huy bật cười nói:

– Cái con bé này, lớn lên mà mồm mép ghê nhỉ, đâu còn giống ngày xưa…

Huyên đỏ ửng mặt, miệng mấp máy:

– Vâng, ngày xưa…

Cô còn đang định kể lại chuyện ngày xưa, thì Huy đã chợt cất giọng nói:

– À phải rồi, ngoài việc bố em gọi anh qua ăn cơm thì còn việc gì nữa không?

Huy dáng vẻ hơi nôn nóng, bởi vì sáng nay anh còn hẹn gặp với vài ngoài bạn cũ ngoài xã đi ăn sáng. Anh muốn cùng mấy người bạn ấy ôn lại kỉ niệm thời học sinh. Trong túi của anh chiếc điện thoại đã rung lên báo hiệu cuộc gọi đến mấy lần khiến anh không khỏi sốt ruột, trong lòng nóng như lửa đó. Mà Huy đoán chừng Huyên ngoài việc ấy thì không còn việc gì khác, nên anh mới vội đánh tiếng hỏi dò như vậy.

Huyên vội vã xua tay nói:

– Dạ không, chỉ có mỗi việc bố em mời anh qua giúp thôi!

Huyên nhìn thấy Huy dường như có việc, cô cảm thấy mình thực là có chút vô duyên mà cảm thấy xấu hổ, nên chỉ nói chuyện qua loa với Huy vài câu, là cô cũng đứng dậy xin phép đi về.

Huy gật đầu, rồi tiễn Huyên ra ngoài cửa.

Sau đó Huy lên xe máy phóng xe ra thị tứ xã Ninh Kiều, ở đấy đã có ba đến bốn người bạn thuở cấp ba của anh chờ sẵn. Toàn là những người bạn thân thiết hồi còn thanh niên của Huy, sau khi Huy đi du học, những người ấy đều đã lập gia đình. Giờ chỉ có mình Huy là chân ướt chân ráo về làng, khác hẳn với bọn họ, chỉ có duy nhất mình Huy là độc thân, nên cả bọn quyết định gọi anh ra nhậu để ôn lại kỷ niệm là một việc, một việc còn lại là thúc ép Huy mau chóng lấy vợ để cả bọn sớm được uống rượu tiệc chia tay độc thân của chính anh.

Nghe tin Huy mới từ Anh quốc về, Tuấn, Sơn, Kiên và Duy là bốn người bạn chơi rất thân với Huy thời học sinh, đã họp nhau mời Huy đến quán ông Ba râu để cùng ăn sáng uống rượu ôn lại chuyện cũ. Còn thêm hỏi han tình hình thằng bạn xa xứ đã mười năm sống như thế nào, bốn người thuở cấp ba chơi thân với nhau lắm, chính vì vậy cho nên bây giờ sau cả chục năm Huy vắng mặt, mà tình cảm mấy người vẫn cứ như hồi còn cấp ba vậy.

Huy bước chân vào quán ông Ba râu, đã thấy Tuấn, Sơn, Kiên và Duy ngồi sẵn ở đấy từ lúc nào, nói chuyện cười đùa rất rôm rả.

Kiên ngồi đầu ngoài, đã nhìn thấy Huy đi vào thì liền reo lên:

– Chúng mày, thằng Huy cận kìa…

Kiến nói xong, cả bốn người đều quay đầu lại nhìn Huy, rồi đem cái biệt danh Huy cận của anh ra mà châm chọc cho bõ nhớ.

Chẳng là hồi cấp ba, mỗi người đều có một biệt danh, và cái biệt danh mà Huy bị gán cho lại là “Cận”. Bởi vì hồi nhỏ anh bị cận, lại đeo cặp kính rất to nên mới bị gọi như vậy. Nhưng lớn lên rồi Huy đã được phẫu thuật mắt để trị cận nên không còn đeo cặp kính ấy nữa, còn cái biệt danh ấy đã đặt rồi nên nó sẽ gắn theo anh cả đời mất thôi.

Huy cười và chẳng thèm chấp lũ bạn này không giữ mặt mũi cho anh, vì dù sao nó cũng thuộc về một phần ký ức tuổi thơ, mà ký ức tuổi thơ thì ai cũng có, nó đáng được lưu giữ. Anh đặt mông ngồi xuống ghế. Trước mặt anh đã có một chén rượu bày sẵn, mồi còn chưa tới miệng, thì cả bàn rượu đã đều nhấc chén lên, bắt đầu là Tuấn cất giọng nói:

– Hôm nay nhân đây thằng Huy mới ở nước ngoài về, anh em mình mới có dịp hội tụ gặp nhau ôn lại chuyện xưa, thôi thì mình xin phép đồng khởi một chén đã nhỉ!

Tuấn nói xong thì liền hô hào mọi người cầm chén, rồi thúc Huy cũng cầm chén lên, lại rót cho anh một chén đầy, nói là vì anh ở nước ngoài về, thiếu rượu mấy năm nên so với những người còn lại lại càng phải uống nhiều hơn. Huy chỉ lắc đầu cười, đối với cái kiểu bắt rượu ở quê mình thì Huy sớm đã không lạ lẫm gì, anh chỉ biết cố gắng uống cho hết nhiệm vụ của mình.

Chén rượu nặng đổ vào miệng, chạy qua đến đâu là nóng cháy cổ họng đến đấy, Huy chỉ uống được nửa chén là mùi rượu đã xộc lên đến tận não say đến điếng người. Quả thật đúng là rượu Ninh Kiều, nổi tiếng rượu nặng nhất trong vùng, rượu này cho dù đem ra đốt nướng mực còn được nữa là, huống chi uống vào miệng thì sao mà lại không đến bỏng cả lưỡi.

Từng ngụm rượu nóng chảy qua cổ họng, đột nhiên Huy có cảm giác hình như là có một bàn tay mềm mại nào đó đang thọc vào trong cổ họng của anh, bịt kín nó lại, khiến anh nghẹt thở.

Mặt Huy đỏ bừng bừng vì rượu tắc ở cổ, bốn người bạn thấy anh mặt đỏ bừng thì chỉ nghĩ rằng chắc lâu rồi anh không uống rượu, nên gặp rượu nặng quê mình thì một chén đã say. Nhưng bọn họ lại không hề biết rằng, Huy đã bị ngộp thở trong cái giây phút ấy như người bị thắt cổ.

Huy cũng chỉ giấu giếm quay lưng móc họng chỗ rượu đang mắc ở cổ. Rượu chảy ra ồng ộc, đến nửa chừng thì đột nhiên lại hóa thành sợi tóc rất dài đen nhánh.

Huy giật mình thảng thốt ú ớ, khạc hết mớ tóc trong cổ họng. Anh kinh hãi vì những gì mình vừa nhìn thấy, thứ anh uống rõ ràng là rượu, nhưng sao bây giờ lại là tóc? Anh cố sức ói nốt chỗ tóc trong cổ họng ra, sau đỏ ngay ngắn ngồi thẳng dậy nhìn lại bãi nôn của mình thì lại thấy rõ ràng đó lại là một bãi rượu. Anh dụi mắt như không tin và cho rằng mình bị hoa mắt rồi, bốn người bạn của anh thì mải nói chuyện, nên không biết là Huy đã vừa nôn sạch chén rượu đầu tiên, chỉ liên tục thúc giục nhau gắp thức ăn vào bát.

Huy quay sang nhìn chén rượu vừa mới rót đầy, chợt cảm thấy sợ hãi mà không dám cầm đũa lên.

Lời nhắc của đám bạn cứ vang vang bên tai, khiến Huy không nhịn được lại phải cầm chén rượu lên đặt nhấp đầu môi, anh tự nhủ chắc là vì hôm qua uống rượu quá nhiều, đến hôm nay mệt mỏi lại thêm rượu nặng nên mới tưởng tượng ra những việc như thế.

Huy cố sức nhắm mắt nhắm mũi đổ chén rượu vào miệng và nuốt ực một cái nhanh chóng. Anh đã không còn dám làm theo cái thói quen uống ly rượu mà thưởng thức từ từ nữa…

Cảm giác của chén rượu lần này không giống như lần trước, bởi vì chén rượu lần này lại hoàn toàn bình thường, và không hề có chuyện gì kì lạ xảy ra. Điều đó làm Huy trở nên an tâm hơn và cho rằng vừa rồi mình vì quá mệt mỏi nên đã sinh ra ảo giác, anh lại tiếp tục vui vẻ cùng bốn người bạn uống hết bữa rượu sáng.

Cho đến hơn chín giờ, trời đã gần chuyển sang trưa, Huy đành từ biệt bốn người để về nhà, nhằm chuẩn bị trưa nay còn qua nhà ông Phúc chơi để giúp ông làm cơm.

Huy vừa về đến đầu ngõ, đã thấy ông Phúc đứng chờ trước cửa nhà từ lúc nào. Hai tay ông Phúc chắp trước người, bộ dáng khoan thai hơi mỏi mệt như đã đứng chờ sẵn từ lâu.

Huy dừng xe lại trước ngõ, dừng trước mặt ông Phúc rồi gọi:

– Ôi chú Phúc, chú đến lâu chưa?

Huy nghĩ rằng ông Phúc qua đây là muốn gọi Huy qua nhà làm cơm giúp ông, nên không đợi ông nói gì thì anh đã cất thẳng xe vào trong nhà, rồi mới chạy ra ngoài để tiếp cuộc trò chuyện. Thấy ông Phúc đang đứng ngoài cửa nhìn mình, Huy rôm rả từ xa nói tới:

– Hồi sáng cháu có việc trên xã, vừa rồi mới về kịp được. Đáng lý ra cháu phải qua nhà sớm để phụ giúp chú làm cơm mà chuyện xong muộn quá!

Ông Phúc sửng sốt, nét mặt ông thoáng co lại, trán hơi nhăn. Ông như muốn nói điều gì nhưng lại thôi. Ông chỉ gật đầu nói:

– Ừ, chú cũng định qua mời mày một tiếng, tiện thể nhờ mày qua giúp chú làm cơm đám giỗ…

Huy gật đầu vâng dạ, rồi qua bên nhà ông Phúc ngay.

Huy không hề nghĩ ngợi gì, nhưng ông Phúc thì lại khác, trong lòng ông thoáng cảm thấy ngạc nhiên bởi vì ông còn chưa sang mời mà sao Huy đã biết là ông làm cơm, lại còn biết là ông chuẩn bị nhờ anh sang giúp nữa chứ.

Nhưng ông Phúc cũng nhanh chóng gạt phăng cái suy nghĩ ấy đi, vì ông cho rằng rất có thể bà Thu Hoài vợ ông đã qua đây từ trước, từ khi bà đi chợ nên Huy mới biết tin. Vậy mà bà Thu Hoài về không hề nói với ông một tiếng nào, lại để ông vất vả qua nhà Huy thêm một chuyến nữa. Sau chuyện này, ông Phúc thầm nghĩ lúc kín đáo phải nhắc nhở bà Thu Hoài vì cái tật đãng trí mới được. Còn bây giờ có mặt Huy, ông cũng không tiện mắng nhiếc bà vợ của mình, vì dù sao Huy cũng là khách, chuyện trong nhà không nên để khách thấy vì rất mất mặt.

Huy cùng ông Phúc đi tới căn nhà xây khang trang ở đầu làng, chỗ ngay gần cái giếng làng mà ngày xưa người ta vẫn thường hay giặt rũ ở đấy.

Căn nhà của ông Phúc ở đầu làng, là kể từ sau khi Huy đi du học được ba năm thì mời xây nên. Chứ đáng nhẽ ra trước đấy, nhà ông Phúc phải là căn nhà kế bên căn nhà cũ của Huy bây giờ. Nhưng vì sau vài năm tích góp, ông Phúc đã mua được mảnh đất ở đầu làng cho gần đường quốc lộ để làm ăn. Rồi xây nhà ở mảnh đất ấy, bảy năm trước ông mới chuyển ra ngoài này, còn căn nhà cũ của ông Phúc cạnh nhà cũ của Huy bây giờ thì để không, thi thoảng cũng chỉ để làm kho cất thóc lúa hay để dự trữ phân bón cho mùa sau mà thôi.

Ông Phúc cùng Huy bước tới đầu nhà, thì đã thấy bà Thu Hoài cặm cụi làm việc gì đó ở trong bếp. Bà Thu Hoài chợt nhìn ra ngoài thì thấy Huy cùng ông Phúc đang bước vào trong nhà.

Bà Thu Hoài mừng rỡ kêu lên:

– Huy đấy hả cháu, trời ơi lâu lắm rồi cô không trông thấy mày!

Rồi bà vồn vã chạy ra nhà ngoài rót vội nước nóng vào ấm trà, dùng khăn trăng vắt trên cổ lau lau mồ hôi trên trán.

Ông Phúc thì thoáng giật mình, nghĩ lại cái chuyện hồi nãy ông chợt lẩm nhẩm:

– Nếu không phải bà ấy thì là ai…

Ông Phúc lẩm nhẩm trong miệng mà không người nào nghe thấy, bà Thu Hoài thấy ông phúc thẫn người như mất hồn thì chợt đánh tiếng nói:

– Ông còn đờ người ra đấy làm cái gì, xuống dưới bếp giúp tôi làm thịt mấy con gà nhanh lên cái xem nào.

Bà lại quay sang nhìn Huy rồi nói:

– Cháu cũng giúp chú một tay hộ cô nhé!

Huy gãi đầu gãi tai vâng dạ liên tục, uống nốt chén chè xanh rồi Huy cũng cùng ông Phúc xuống nhà dưới để bắt đầu cùng ông và bà Thu Hoài làm cơm.

Ông Phúc đứng dậy bước chân, mà trong lòng không sao nghĩ được sang chuyện khác. Chuyện hồi sáng ông gặp Huy ở đầu ngõ nhà cũ, rồi hành động vừa rồi của bà Thu Hoài vợ ông lại cho thấy rằng chứng tỏ trước đó bà chưa từng gặp Huy, nên mới có thái độ mừng rỡ như vậy. Vậy thì ai mới là người báo tin cho Huy biết, ông biết chắc rằng Huy là một người rất lễ phép lịch sự, nên không thể có chuyện không mời mà đến, vì tính Huy từ nhỏ thì ông Phúc đã được biết rõ.

Và điều quan trọng nhất khiến ông Phúc không thể không nghĩ ngợi được, chính là vì đêm qua ông đã nằm mộng, mà cái giấc mộng ấy thì nó có vẻ rất liên quan đến cái chuyện mà ngày hôm nay ông gặp phải.

Không hiểu sao, ông Phúc chỉ vừa bước được vài bước, thì chợt vấp ngã đến bịch một cái, rồi ngã lăn xuống dưới đất đập đầu vào tường nhà. Ông Phúc choáng váng nằm bệt dưới đất như người đã chết.

Huy lập tức tri hô:

– Trời ơi chú Phúc…

Giọng Huy ngắt quãng vì hốt hoảng, anh nhanh tay đỡ ông Phúc dậy.

Bà Thu Hoài đang cặm cụi lau dọn ở ngoài nhà thì nghe thấy tiếng Huy kêu cứu. Bà vội vã hớt hải chạy vào trong nhà nhìn xem rốt cuộc là có chuyện gì xảy ra.

Ông Phúc bị ngã đập đầu vào tường, đầu ông bị xước một mảng chảy máu lênh láng. Bà Thu Hoài nhìn thấy cảnh ấy thì lập tức trách mắng chồng:

– Trời ơi, già cả nghễnh ngãng như thế đấy, chỉ khổ cái thân tôi phải chăm ông thôi…

Ông Phúc ú ớ nói:

– Rõ ràng tôi nhìn rõ đường rồi cơ mà, thế mà cứ như có ma nó ngáng chân tôi ấy bà ạ…

Bà Thu Hoài gào lên:

– Đi đứng bất cẩn chứ ma quỷ cái gì?

Rồi bà quay sang nhìn Huy và nói:

– Chắc ông ấy thấy mày về nên vui quá, đi đứng hấp tấp mà trượt chân. Đấy ngã vỡ cả đầu thế kia thì còn làm ăn cái gì…

Bà lại chép miệng, dịu giọng nói với Huy:

– Thôi giờ cô chỉ còn biết trông cậy vào mày, mày xuống làm thịt giúp cô nhanh nhanh sớm sớm mấy con gà, kẻo trưa rồi mà họ hàng người ta sắp đến, không có cỗ thì hỏng…

Huy thấy ông Phúc bị ngã, cũng hơi luống cuống chân tay. Nhưng xem chừng ông Phúc ngoài xước xát một ít trên trán thì cũng không việc gì, ông ú ớ đòi xuống làm cơm cùng Huy, mà bà Thu Hoài vì lo cho sức khỏe của ông nên cứ tống thẳng ông vào trong buồng, mặc cho ông có kêu gào như thế nào.

Huy xắn vội tay áo, rồi xuống nhà bắt gà trong chuồng, bắt đầu phụ giúp bà Thu Hoài làm cơm thết đãi họ hàng. Mà bữa cơm này mang tiếng là thết đãi họ hàng, nhưng chủ yếu là vì ông Phúc muốn làm cơm thết đãi Huy nhưng không tiện. Làm cơm bữa giỗ chỉ là cái cớ, cái chủ yếu là ông Phúc muốn mời Huy sang đây ăn cơm, để tiện bề sau này Huy lên thành phố, còn có thể giúp đỡ cho thằng con trai thứ hai của ông là thằng Tiền, năm nay vừa hết cấp ba đang chuẩn bị đậu đại học chứ ngoài việc ấy thì chẳng còn vì việc gì khác nữa.

Với khả năng của Huy làm trên thành phố, lại là người đi du học từ nước ngoài về, chắc hẳn không lâu nữa sẽ là người thành đạt. Ông Phúc vì toan tính trước những chuyện ấy, nên muốn nhân lúc Huy chưa phát triển sớm thì còn có thể kéo được mối quan hệ kết giao, rồi sau này nhờ anh kiếm việc làm giúp thằng Tiền là dễ dàng nhất.

Ấy vậy mà hôm nay, kể từ sau khi gặp Huy, ông Phúc cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người mất hồn và chẳng làm được việc gì. Thằng Tiền thì đi học chưa về, trong nhà chỉ có hai ông bà già lo cơm nước đám giỗ mấy mâm thì không kịp, nên mới đành phải mời Huy sang phụ giúp.

Mà vừa nãy ông Phúc chẳng may lại ngã chảy cả máu đầu, nên việc làm cơm chỉ còn có Huy và bà Thu Hoài.

Huy đầu óc cảm thấy hơi lâng lâng, vì chỗ rượu hồi sáng vẫn còn đang ngấm ở trong máu của anh. Cầm con gà trên tay đã vặt trụi phần lông gà ở cổ, mà Huy vẫn ngần ngừ không dám cắt cổ nó. Anh luôn có một loại cảm giác, dường như không phải anh đang giết một con gà để cúng cơm, mà lại giống như đang nắm cổ một con người bằng xương bằng thịt và chuẩn bị cắt cổ họ đưa tiễn họ lên đoạn đầu đài một cách tàn độc.

Loại cảm giác ấy cũng chỉ thoáng qua trong đầu của Huy, nhưng cũng đủ làm Huy cảm thấy sởn da gà.

Xa xứ mười năm, đã lâu lắm rồi Huy chưa từng làm thịt gà, nên lần này chần chừ mãi mà anh vẫn chưa thể xuống tay. Cộng thêm cái cảm giác rờn rợn khi nãy, khiến Huy lại càng không thể quyết đoán được nhát dao trong tay của mình.

Huy ngừng lại một chút, lấy điếu thuốc lá trước túi áo ngực ra cho lên miệng châm lửa hút, lấy lại chút cản đảm. Rồi mắt bắt đầu cầm lấy con dao ngọn, nhè nhẹ chọc mũi dao nhọn xuyên qua lớp da vàng vọt của con gà trống. Từng âm thanh quang quác vang lên, con gà cố sức giãy giụa trong bàn tay rắn chắc của Huy mà không chống cự lại nổi.

Từng dòng máu đỏ tươi từ cổ con gà chầm chậm chảy xuống cái bát con nhỏ đặt ở dưới nền đất, cánh gà quạt bụi tung mù mịt hết cả mặt đất.

Con gà cố sức giãy giụa cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng, đồng tử trong mắt nó dần giãn ra như một giọt nước thả xuống mặt hồ.

Huy thở dài một tiếng, ném con gà và trong chậu nước nóng, rồi hút tiếp điếu thuốc lá sau đó mới vặt lông, làm lòng gà.

Cả buối ấy Huy làm thịt được bốn con gà, tất cả đều là gà trống và không có bất cứ một con gà mái nào. Huy cũng cảm thấy có đôi chút kỳ lạ, bởi vì trong chuống gà của nhà ông Phúc, tại sao lại không hề có một con gà mái nào, gà con cũng không hề có, mà chỉ toàn là gà trống như vậy? Nhưng vấn đề ấy Huy cũng chỉ nghĩ một lúc, rồi lại tự lắc đầu cho rằng mình toàn tự hỏi vớ vẩn linh tinh mấy cái chuyện không đâu.

Làm thịt xong mấy con gà trống, thì mặt trời cũng đã đứng bóng, Huy vội xách mấy con gà đã làm thịt vào nhà đặt vào chiếc nồi nhôm to bằng cái thúng, hết lượt cả bốn con gà đều được sắp đặt ngay ngắn, chiếc cổ gà đều được dúi gọn xuống ngập nồi nước.

Huy toan đóng nắp nồi, thì một cảnh tượng kinh khủng hiện ra. Cái con gà trống anh vừa mới cắt cổ mới đây lại đang nghển cổ dậy kêu quang quác như một con chim lợn. Cái tiếng kêu của nó không phải là thứ âm thanh mà đáng ra giống loài của nó không nên xuất hiện.

Éc éc!

Huy giật mình, đôi bàn tay run run, anh vội vung ngay con dao cầm trong tay mà chặt vào cổ con gà.

Cái cổ con gà đứt phay bay vào đám gio bếp, mà miệng nó vẫn không ngừng kêu lên những âm thanh réo như tiếng chim lợn.

Được một lúc thì tiếng kêu của nó cũng dần im bặt, chỉ còn lại cái âm thanh lách tách của củi lửa bên dưới đáy nồi.

Trên mặt Huy thì giờ này đều đã lấm tấm mồ hôi, anh nhìn lại từ cổ con gà mà mình vừa chặt đứt đầu đang chảy ra những dòng máu đỏ tươi mà run rẩy. Chim lợn là giống loài được quan niệm là đại diện cho điềm hung của người Việt, mỗi khi chim lợn kêu lên, là báo hiệu rằng trong nhà có người sắp chết. Vậy liệu có khi nào, đây chính là một loại điềm báo hay không?

Nhưng rồi anh tự an ủi mình rằng vì vừa rồi con gà kia anh cắt chưa chảy hết tiết, nên nó mới vẫn còn sống, nó nghển cổ dậy chỉ là theo bản năng sinh tồn vì cảm nhận được nước trong nồi đang nóng lên mà thôi.

Nồi nước đã sôi ùng ục từ lâu, Huy nhanh chóng đóng lại nắp nồi, và cũng quyết định sẽ không kể cho ai nghe về những chuyện kỳ lạ mà ngày hôm nay anh gặp phải.

Sở dĩ anh quyết định như vậy là vì anh là một du học sinh từ nước ngoài về, là một du học sinh của một trong những nước có chủ nghĩa khoa học phát triển nhất, vì vậy cho nên những chuyện như ma quỷ thánh thần, đều là những điều nhất thiết tiên quyết mà chính bản thân Huy cũng không bao giờ được tin.

Ngoài nhà, đã có tiếng người râm ran nói chuyện, tiếng bước chân nhộn nhịp vang vào trong nhà. Huy có thể nghe thấy tiếng bà Thu Hoài đang chào đón quan khách họ hàng, và cả những tiếng nói chuyện cười đùa khách sáo.

Một lúc sau nữa, thì đích thân bà Thu Hoài, cùng với vài người cháu gái trong họ cũng chạy xuống bếp để phụ giúp đem lên những món ăn cho bữa rượu thịt họp mặt.

Theo sau bà Thu Hoài là hai người con gái, một người cao chừng mét sáu, một người cao chừng mét rưỡi, hai người đều có nét xinh đẹp của người con gái độ tuổi mới lớn. Cả hai nhìn thấy Huy thì rối rít chào hỏi, còn Huy thì chỉ thoáng mỉm cười và gật đầu một cái nhè nhẹ.

Bà Thu Hoài thấy Huy nhìn hai đứa cháu gái chằm chằm, thì như được biết ý liền giới thiệu ngay:

– Đây là cái Trinh, con chú Đạt, chú Đạt là con thứ ba của ông cụ bên nhà chồng cô. Còn kia là cái Dung, con bác cả…

Bà Thu Hoài giới thiệu xong, thì chợt nghĩ đến điều gì mà rơm rớm nước mắt lẩm nhẩm:

– Nếu như, nếu như không phải con Huyên nó…

Bà lẩm nhẩm đến đấy thì Huy cũng không nghe được thêm nữa vì tiếng bà đã quá nhỏ. Huy cũng không chú ý, vì anh đang nghĩ đến mấy chuyện hồi sáng mà tinh thần cũng chẳng tập trung được cho lắm.

Giữa buổi, ông Phúc đã có thể ngồi dậy và tham gia vào bữa cơm giỗ. Họ hàng nội ngoại nhà ông Phúc đông đến mấy mươi người, ngồi chật kín trong nhà rồi tràn cả ra ngoài sân. Bữa tiệc rượu hôm nay ông Phúc một là nhân tiện làm đám giỗ, hai là lấy cớ mừng thằng Tiền thi đỗ cấp ba với điểm cao. Nhưng trên hết là muốn mời Huy về đây để thuận tiện hỏi thăm tình hình của anh, và muốn nhờ cậy anh sau này ở trên thành phố giúp đỡ trông coi thằng Tiền cho ông. Vì ông Phúc luôn nghĩ rằng người xuất ngoại từ nước ngoài về, lúc nào cũng phải hơn con người ta một cái đầu, suy nghĩ chu toàn và độ tài giỏi là không phải bàn cãi, thằng Tiền chỉ cần được Huy coi trọng, thì sau này tương lai của nó hẳn là ông Phúc không cần phải lo nghĩ gì nữa.

Bữa rượu đến một hai giờ chiều mới tàn, mà trong bữa tiệc rượu ấy, Huy đã nhanh chóng làm quen thân thiết được với Trinh và Dung, để tiện thể hỏi thăm về những chuyện xảy ra trong làng mấy năm qua. Nhưng có một chuyện mà anh quên mất không hỏi, đó chính là chuyện về Yến, người Yêu cũ mười năm trước của anh, hoặc có chăng cũng là anh không muốn hỏi. Vì thế hệ của Trinh và Dung cách quá xa cái thế hệ của anh, nên hai cô gái này không biết cũng là điều dễ hiểu.

Bữa rượu tàn, Trinh và Dung ở lại phụ giúp bà Thu Hoài dọn dẹp cùng với Huy.

Dưới nhà Trinh rửa bát cùng bà Thu Hoài, thì ở trên nhà Huy và Dung ngồi cùng một chỗ nhặt nhạnh chỗ xương thừa rơi vãi dưới nền đất vứt đi. Nhân tiện Huy liền hỏi:

– Dung này! Hôm nay họ hàng bên nhà mình đều đủ cả, có cậu Tiền thì bận ôn thi trên thành phố rồi thì anh biết, nhưng còn Huyên hồi sáng anh có gặp, mà lúc nãy tại sao anh lại không nhìn thấy cô ấy đâu nhỉ? Bữa nay nhà người qua người lại nhiều quá, nên anh muốn hỏi chú Phúc mà không có tiện…

Huy nói đến nửa chừng, thì ánh mắt của Dung đã chuyển sang sợ hãi, cô hỏi ngược lại Huy:

– Anh Huy… anh nói… sáng nay anh gặp chị Huyên?

Huy cảm thấy ngạc nhiên, nhưng cũng gật đầu một cách chắc nịch nói:

– Phải rồi! Sao vậy em?

Dung nghe đến đây thì mặt mày tái xanh, miệng hơi run giọng khẳng định nói:

– Anh Huy, chị Huyên hai tháng trước… đã chết rồi!

– Chết rồi??

Huy giật mình, cả người anh giống như đang có một dòng điện nặng chạy qua khiến khắp cơ thể tê buốt và mất đi cảm giác, anh không dám tin vào lỗ tai mình và tưởng Dung nói đùa, anh hỏi lại vừa cười vừa nói:

– Em nói thế nào chứ rõ ràng là ngay buổi sáng hôm nay anh vẫn còn gặp cô ấy mà lại, cô ấy mặc cái bộ quần áo đi đồng, áo trắng, quần bà ba đen rõ ràng. Sớm nay cô ấy còn giúp anh pha trà cơ mà…

Dung nghe đến đây thì lắc đầu nguây nguẩy, không dám tin, cô thất thanh la lớn gọi bà Thu Hoài:

– Cô Hoài… cô Hoài…

Dung chỉ nói được hai câu là giọng đã tắt ngấm rồi lăn ra đất ngất đi vì sợ. Bà Thu Hoài cùng cái Trinh đang ở dưới bếp, nghe thấy giọng nói ngắt quãng của Dung thì vội quẳng bát đũa lại liểng xiểng không thèm thu dọn mà chạy thẳng lên nhà trên.

Ông Phúc ở buồng trong, mặc dù đang say rượu nhưng cũng siêu vẹo chạy ra ngoài xem có chuyện gì.

Bà Thu Hoài nhìn thấy Dung ngất giữa nhà thì vội đỡ cô ta dậy, lấy tay xoa bóp liên tục bấm vào huyệt nhân trung, rồi lấy tay tát tát mạnh vào má Dung cho cô tỉnh lại, miệng liên tục gọi cô. Rồi bà Thu Hoài lại quay sang hỏi Huy:

– Huy, có chuyện gì thế hả cháu? Sao cái Dung lại ngất đi thế này…

Đầu óc Huy lúc này đang ong ong không nghĩ được chuyện gì, miệng anh lẩm bẩm theo một cách không tự chủ được:

– Huyên! Huyên ơi em chết rồi, mà sao sáng nay anh vẫn còn gặp… Không, cháu không tin…

Huy hốt hoảng, tinh thần anh hoảng loạn.

Anh chẳng còn nghĩ được gì nữa và chỉ biết chạy nhanh về căn nhà giữa đồng của mình, vào nhà anh đóng sầm lại cánh cửa gỗ như muốn trốn tránh tất cả. Vừa kinh hãi, vừa đau khổ nhớ lại kí ức của một đứa em gái bé bỏng ở trong tiềm thức. Huyên, đã chết thật sao? Huy tự hỏi như vậy…

Nhưng những gì sáng nay anh gặp, rất chân thật, liệu có khi nào Dung vừa rồi nói đùa với anh. Anh tự vỗ đầu một cái cho là vì mình ngày hôm nay đã gặp phải quá nhiều chuyện kỳ lạ nên đầu óc lú lẫn rồi, làm sao một cái chuyện vô lý như vậy có thể xảy ra được cơ chứ.

Hồi nhỏ anh có nghe mẹ anh kể, là ma quỷ không bao giờ xuất hiện giữa ban ngày, và chúng nó chỉ là phần hồn thì không thể hiện hình thành người để làm việc như người thường. Ma quỷ khi hiện hồn thì chỉ nhát ma dọa người, chứ nào có giúp ai bao giờ? Mà Huyên sáng nay còn giúp anh pha trà, ma mà có thể pha trà ư, không thể như thế được.

Huy không tin, anh nhất định không tin, anh quyết tâm phải quay lại hỏi bà Thu Hoài bằng được mọi chuyện cho ra lẽ. Anh lập tức mở bung cánh cửa muốn xông thẳng hướng nhà ông Phúc để hỏi bà Thu Hoài.

Kẽo kẹt!

Nhưng anh chỉ đi được nửa bước, thì đã thấy bà Thu Hoài từ lúc nào đã đứng chờ sẵn ở ngoài cửa, bà cầm lấy di ảnh của Huyên bưng trước ngực, đứng ngoài nhà mà lau nước mắt liên tục.

Giọng Huy ngắt quãng:

– Cô, cô Thu Hoài…

Bà gật đầu không nói gì, mà chỉ lách mình bước vào trong nhà. Huy thẫn người, và cũng bước vào theo bà Thu Hoài, bà Thu Hoài đã có mặt ở đây, thì hẳn là bà đã chuẩn bị trước câu trả lời và giải thích cho Huy rõ ràng được mọi chuyện. Nên Huy chỉ lặng yên ngồi xuống ghế về nhìn bà Thu Hoài chờ đợi một câu chuyện thuyết phục chính mình.

Bà Thu Hoài ngồi xuống chiếc ghế ở giữa nhà, lau nước mắt liên tục sụt sịt nói:

– Cô nghe chú Phúc kể, là sáng nay chú chưa có qua báo tin mà con đã biết là cô chú mời con qua giúp cô chú rồi có đúng không? Lại còn con Dung nó nói…

Bà Thu Hoài nói đến đây thì chợt khóc òa lên mà không nói được gì nữa. Mặt Huy hơi tái lại, nhưng vẫn cố trấn tĩnh, anh nhìn di ảnh của Huyên trong tay bà Thu Hoài thì cũng đã đoán biết được vài phần. Và Huyên, có lẽ… đã chết.

Huy ngồi xuống ghế đối diện, nhìn bà Thu Hoài thở dài mà nói:

– Vâng, những gì Dung nói là thật, sáng nay con có gặp Huyên, và cô ấy còn bảo con rõ ràng là hôm nay nhà cô chú làm cơm, và chú Phúc sai cô ấy đến nhờ con qua giúp…

Bà Thu Hoài gật đầu nói:

– Đúng, chú nhà cô quả thật có nói những điều như thế, nhưng những điều ấy, là ông ấy nói với nó ở trong mơ, vừa rồi ông ấy còn mới kể với cô xong…

Rồi bà Thu Hoài tiếp tục sụt sùi khóc kể về cái chết thê lương của Huyên.

Huyên tuy là con nuôi của ông Phúc với bà Thu Hoài, nhưng kể từ lúc Huyên còn nhỏ, cả hai ông bà lúc nào cũng yêu thương Huyên như con đẻ. Thậm chí chăm nom chiều chuộng cô còn hơn cả bản thân mình, mặc dù nhà nghèo, nhưng lúc nào cũng chăm nom đầy đủ cho cô không thiếu một thứ gì.

Lớn lên Huyên trở thành một cô gái xinh đẹp, được nhiều người trong làng theo đuổi. Nhưng suốt bao nhiêu năm cô vẫn không yêu một ai, cô chỉ nói là cô chờ một người, mà không nói rõ người ấy là ai cả.

Hai tháng trước, trong một lần đi làm đồng về, người ta phát hiện ra xác Huyên chết ở dưới giếng làng, quần áo đều bị xé rách hết, toàn thân đều nổi trương. Qua giám định pháp y của cục cảnh sát xác định, Huyên chết là do bị ngộp nước và có dấu hiệu vùng vẫy chống cự rất mạnh, nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể tại sao Huyên lại bị như vậy, và hung thủ là ai thì vẫn chưa điều tra ra được, tất cả chỉ là một dấu chấm hỏi.

Bà Thu Hoài kể xong thì giọng đã khàn đến khản đặc, không còn tiếp tục nói được nữa.

Huy cũng đã dần bình tĩnh lại, đối mặt với chuyện ấy thì không người mẹ nào mà lại không thương cảm cho được. Nhìn ra ngoài nhà và tưởng tượng về nét mặt của Huyên sáng nay, anh không nghĩ rằng hồn ma người đã chết lại chân thực đến như thế.

Tiễn bà Thu Hoài ra ngoài cửa, là Huy cũng quay trở lại nhà ngay, anh quyết định hủy bỏ chuyến thăm họ hàng ngày hôm nay để ổn định tinh thần, đồng thời sẽ lên kế hoạch sáng sớm mai trở về thành phố.

Qua chuyện của Huyên cùng với những điều kỳ lạ mà sáng nay Huy gặp phải, anh không còn muốn ở lại làng Thượng thêm một ngày nào nữa. Những điều ấy xảy ra khiến cho Huy cảm thấy cái làng quê thanh bình ngày xưa đã không còn, đây không còn là những gì mà Huy tưởng tượng trong ký ức, làng Thượng ngày nay không còn những con người của làng Thượng ngày ấy, nó đã không còn là miền đất đẹp.

Huy đóng cửa từ sớm, nấu nhanh bữa cơm xong là anh lập tức lên giường đi tắt đèn chính và mở đèn nhỏ để đọc sách.

Nhìn ra ngoài khung cửa, anh chợt nghĩ ngợi miên man về điều gì đó, trong tiềm thức của anh đột nhiên nhớ đến Yến, một nỗi nhớ đến cồn cào xé ruột xé gan.

Anh đột nhiên muốn thăm giếng làng Thượng, cái giếng đã chứng kiến cho tình cảm của anh và Yên ngày nào. Khung cảnh đêm khuya vừa lúc thích hợp rất giống với quang cảnh ngày xưa.

Huy bước chân xuống dưới giường, xỏ đôi dép vào chân, khoác vội cái áo khoác mỏng lên người rồi mở cửa ra đi bộ đến đầu ngõ. Hướng đến chính là cái giếng làng ở ngay gần nhà ông Phúc.

Nhưng Huy vừa bước ra khỏi cổng nhà được nửa bước, thì đôi bàn chân anh dường như không sao bước nổi. Giống như có một bàn tay vô hình đang níu giữ khiến anh không thể bước tiếp.

Gió đêm bỗng nổi mạnh, trong cái tiết trời tháng mười hai, đang đổ xuống lất phất những hạt mưa lạnh buốt.

Huy vội vã chạy quay lại mái hiên nhà để trú mưa, và cũng quyết định gạt phăng cái ý định ra thăm giếng làng Thượng một lần nữa.

Ngoài nhà trời trở đột nhiên quá lạnh lẽo, Huy lại chạy vào nhà đóng cửa lại rồi chui lên giường cho bớt lạnh.

Chiếc chăn lùng bùng ở góc giường, Huy thò nửa thân mình vào trong thì chợt cảm thấy tay mình dường như đang sờ phải một vật gì đó lạnh lẽo, lại ướt sũng.

Huy mơn man mò mẫm tiếp thì giật bắn mình, vì cái thứ ở trong chăn lại chính là một thân người. Một thân người bằng xương bằng thịt.

Anh vùng vằng nhảy xuống dưới đất cuống quýt muốn lao ra khỏi nhà.

Huy liên tục tự vỗ vào đầu mình, chắc có lẽ anh bị điên rồi, hồn ma nào có thể tồn tại trên đời, vì anh là người theo chủ nghĩa khoa học hiện đại, những chuyện ma quỷ không thể nào xảy ra được. Chắc chắn là do tinh thần anh không ổn định, không quen thủy thổ ở trong làng, mấy năm nay du học đã quen không khí ở nước ngoài, nên về nước sinh ra ốm bệnh mới có loại cảm giác như vậy.

Huy vỗ vỗ đầu thêm vài nhát nữa, rồi lật nhanh cái chăn ở trên giường mở ra. Và lần này quả thực là chẳng có người nào đang nằm trong chăn cả, điều đó chứng thực là vừa rồi Huy sợ quá nên đã tưởng tượng ra thân người nằm trong chăn mà thôi.

Huy đang tâm quay đi thì liền nghe thấy giọng nói thì thào ở đâu đấy, xen lẫn tiếng gió rít lọt qua khe cửa ở ngoài kia: “Anh Huy! Anh mau đi đi, chị Yến đến tìm anh đấy…”

Huy nghe trong tiếng gió xen lẫn mà cảm thấy rùng mình, rõ ràng là tiếng người, mà lại giống như là tiếng gió rít thành những âm thanh na ná giống như vậy. Hay là do chính Huy tưởng tượng ra chăng?

Huy lắc đầu nguây nguẩy không tin vào những gì mình mới nghe được.

Anh run sợ chui đầu vào trong chăn và cố nhắm mắt lại, mặc cho những gì xảy ra ở ngoài kia có như thế nào đi chăng nữa, hay dù trong chăn có xuất hiện thân người đi chăng nữa, anh cũng sẽ không cử động thêm một chút nào.

Ngoài cửa, gió chợt ngừng bặt, Huy ôm chăn trùm kín, thấy một lúc lâu không có chuyện gì nữa thì mới thò đầu ra ngoài nhìn quanh. Anh dần thở phào nhẹ nhõm, vì lúc này những thứ đáng sợ ấy đã không tiếp tục hiện lên nữa.

Nhưng Huy nghĩ đến cái âm thanh xen lẫn trong gió kia nhắc đến, là Yến? Yến nào? Liệu có phải chính là Yến người yêu đầu tiên của Huy, nếu là hồn ma của Huyên về nhắc nhở Huy, vì sao lại nhắc đến Yến. Anh suy nghĩ đến đây thì liền cảm giác được, dường như đằng sau những chuỗi chuyện ly kỳ xảy ra với anh ngày hôm nay, là cả một loạt những chuỗi sự kiện kinh khủng nào đó đáng sợ hơn nhiều sắp ập đến.

Huy lắc đầu, quyết định đi ngủ luôn, và ngày mai anh sẽ dành cả một ngày để tìm hiểu tình hình của làng Thượng trong những năm qua. Và trên hết anh phải biết được tin tức của Yến, người mà anh luôn nghĩ về suốt bao nhiêu năm tháng.

Hiu hiu!

Ngoài trời gió đã tắt dần, và Huy đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Sớm hôm sau, khi Huy tỉnh dậy, thì bà Thu Hoài đã mang bữa sáng sang cho anh. Trong câu chuyện buổi sớm, bà Thu Hoài còn gặng hỏi rằng đêm qua Huy có mơ thấy điều gì không, bởi vì sáng nay ông Phúc kể rằng ông nhìn thấy Huyên đứng ngoài nhà Huy gọi vào mà anh cứ làm ngơ không trả lời. Bà Thu Hoài linh tính rằng, có khi nào Huy thật sự đã gặp Huyên vào tối hôm qua. Bởi vì bà nghĩ cũng giống như lần trước, khi ông Phúc mơ về đứa con gái, là cũng đúng với cái lúc Huy gặp Huyên.

Nhưng đáp lại bà Thu Hoài chỉ là câu trả lời không gọn lỏn của Huy, bởi vì quả thực hôm qua Huyên không xuất hiện, và cái âm thanh xen lẫn trong gió kia Huy không biết rằng liệu nó có phải là sự thật hay không, nên anh không thể dùng nó làm câu trả lời cho bà Thu Hoài được.

Hơn nữa, Huy cũng không tin thật sự là có ma, ai tin chứ đánh chết thì Huy cũng không tin.

Ma quỷ chỉ là thứ mà dân gian người ta ngụy tạo lên để lửa phỉnh những người nhẹ dạ cả tin rồi từ đó trục lợi cá nhân, chứ nào có chuyện chúng có thật.

Còn về những chuyện mấy ngày nay Huy gặp phải, thì anh luân nhất mực khăng khăng khẳng định rằng nó là ảo giác. Sau chuyến này, Huy phải đến bệnh viện Xanh Pôn một chuyến thăm người bạn cũ đang công tác ở đấy, để nhờ anh ta khám thử xem liệu có phải Huy đã mắc chứng bệnh về tâm thần nào đó hay không.

Tiếp tục qua câu chuyện của bà Thu Hoài, bà kể lể về những chuyện ma quỷ mà bà tin rằng nó có tồn tại:

– Hồi xưa á, bà nhà cô đi chiến tranh cũng có nhiều lần gặp hồn người quá cố rồi, chính bà còn kể cho cô nghe là trong một lần hành quân, bà đã gặp lại một người bạn cũ ngay sau khi cô ta chết được có hai hôm, người bạn cũ của bà mách cho bà rằng ngày hôm sau tụi Mỹ chúng nó thả bom, bà không tin, hôm sau bà được điều chuyển công tác sang đơn vị khác, và đúng cái lúc bà vừa đi khỏi đơn vị thì bom nó dội, trời ơi cả đơn vị mấy trăm người cuối cùng chết hết sạch, chỉ có một mình bà với anh lái xe là còn sống sót qua cái đận ấy…

Bà lại chép miệng kể tiếp nói:

– Kể từ hồi cái Huyên nó chết, ông Phúc nhà cô cứ bị ám ảnh mãi. Thế là cô nghe người ta kể gà trống nó át được vía người, lại khiến cho người đã chết không về ám ảnh được người còn sống, cô nghĩ là con Huyên nó giận ông Phúc chuyện gì đấy. Nên cô nghe theo, rồi từ đấy trong nhà cô chỉ nuôi có mấy con gà trống thôi, chứ còn gà mái là nhà cô bán hết cho cái bác hàng xóm. Cô thì mong là con Huyên nó kiêng kị mấy cái thứ ấy mà thôi tha cho ông Phúc. Rồi quả nhiên chú Phúc đỡ hẳn, ấy mà hôm qua ông ấy lại gặp con Huyên, chắc là vì cô giết hết các đám gà trống hôm làm giỗ, nên con Huyên nó mới tìm được về mà quấy quả ông Phúc nhà cô…

Huy lắc đầu nói:

– Cô Hoài ạ, cháu xin đính chính nhắc lại, cháu không hề tin rằng có chuyện ma quỷ tồn tại trên đời. Và khoa học cũng không hề chứng minh rằng có thứ nào như thế tồn tại cả, còn về chuyện hồi sáng, là vì cháu ngủ mơ nên chắc tưởng tượng ra vậy thôi chứ chắc chẳng phải Huyên nào về đâu. Cháu xin cô hãy nghe cháu một lần, rằng Huyên đã chết rồi, thì cô cũng hãy để cô ấy được yên nghỉ, dù sao thì cái chết của cô ấy cũng rất thương tâm. Đối với cháu, Huyên từ nhỏ đã được cháu coi như một người em gái, và sau này cũng vĩnh viễn không thay đổi. Huyên mất cháu cũng cảm thấy rất xót xa, nhưng người sống vẫn cứ phải tiếp tục sống, không nên để quá khứ ảnh hưởng mãi như vậy…

Nói đến đây Huy đã có chút đỏ mắt, nước mắt như muốn rơi xuống khi nghĩ đến hình ảnh của Huyên hồi còn nhỏ.

Nhưng anh chỉ vừa kịp dứt lời, tức thì cái di ảnh của Huyên đặt trên ban thờ mà chiều tối hôm qua bà Thu Hoài mang sang đột nhiên bốc cháy.

Di ảnh cháy từ phần áo cho tới miệng, đến phần môi của Huyên, đám lửa nhỏ vô tình biến di ảnh thành một bức ảnh hết sức ghê rợn. Môi của Huyên hơi vểnh lên như bất mãn, phần mắt của di ảnh cũng bị ngọn lửa xâm chiếm cháy lan rộng ra vừa đủ một con mắt rồi tắt ngấm, biến toàn bộ đôi mắt của Huyên trong di ảnh thành màu đen đáng sợ.

Bà Thu Hoài đang cúi gằm mặt nghe Huy phân tích, chợt thấy di ảnh bốc cháy thì lập tức rú lên, hai tay chắp lạy liên tục rồi xoa tay khấn vái lẩm bẩm trong miệng. Bà Thu Hoài châm vội nén hương vào cái bát hương ở ban thờ rồi khấn bái đến mấy lượt nữa. Lúc này, cái di ảnh của Huyên như cảm nhận được thành ý của bà, ngọn lửa dần dần dịu lại rồi tắt hẳn.

Huy nhìn tất cả mọi chuyện từ đầu đến cuối, hai bên thái dương đã bắt đầu nhỏ xuống những giọt mồ hôi chảy dài. Nếu thật sự anh bị một chứng bệnh tâm thần, vậy thì cái việc di ảnh bị bốc cháy vừa rồi là do đâu, mà nếu thật sự anh bị tâm thần, thì lẽ nào bà Thu Hoài cũng vậy. Những hình ảnh vừa rồi, là đồng thời cả hai người được chứng kiến, chứ không phải chi có riêng một mình anh.

Bà Thu Hoài khấn vái xong, khiến cho di ảnh ngừng bốc cháy, thì lập tức tiến đến bàn thờ ôm lấy di ảnh của Huyên vừa khóc vừa nói:

– Chắc cái Huyên nó không muốn ở bên này với cháu, nên thôi để cô đưa nó về bên nhà. Cô cứ nghĩ rằng nó về báo mộng cho cháu là vì hai đứa thân thiết với nhau lắm, nhưng xem ra không phải vậy…

Bà Thu Hoài nói đến đây thì có chút ấm ức, trách cứ vì những lời nói vừa rồi của Huy có chút động chạm đến tâm linh. Bà nghĩ rằng hẳn là do những lý do ấy nên Huyên mới tức giận, vì vậy bà quyết định không để di ảnh con gái mình ở bên nhà của Huy nữa.

Bà Thu Hoài ôm di ảnh bước ra cửa, rồi đi xa cho tới khuất bóng mà Huy chẳng thể nhìn thêm được.

Huy thở dài ngồi xuống ghế, cứ thẫn người như vậy cho đến đêm. Hai mắt anh nặng nề như muốn buông xuôi, rồi cụp xuống lúc nào không hay biết. Anh đã quá mệt mỏi vì mấy ngày này gặp quá nhiều chuyện, giấc ngủ nhanh chóng ập đến khiến Huy ngủ say ngay trên ghế.

Lịch kịch!

Gió bên ngoài cửa đập mạnh, cửa nhà từ lúc chiều vẫn không có ai đóng. Một mình Huy ở trong căn nhà hoang vu hẻo lánh, khiến khung cảnh chung quanh thật cô tịch.

Tiếng cửa đập quá mạnh khiến Huy mở dần hai mắt ra, anh mệt mỏi nhìn xung quanh rồi nhìn xuống đồng hồ đeo tay lẩm bẩm:

– Chết thật, mình ngủ quên đã đến chín giờ tối rồi cơ à?

Huy lảo đảo đứng dậy vì vẫn chưa tỉnh hẳn ngủ, anh xuống gian nhà dưới tắm rửa cho sạch sẽ, rồi đi nấu vội bữa cơm ăn, ăn xong bữa cơm thì cũng đã đến mười một giờ đêm. Huy đóng cửa nhà lại, cầm lấy cuốn sách lên giường theo mình, chuẩn bị đọc sách tỉnh táo cho đến hết đêm, rồi sáng mai anh sẽ lên chuyến xe sớm về thành phố ngay thôi, những chuyện xảy ra hai hôm nay khiến anh không còn muốn ở lại làng Thượng thêm nữa.

Đêm đã khuya, âm thanh vốn đã yên tĩnh lạ thường lại càng yên lặng hơn gấp bội. Tiếng ve kêu râm ran, tiếng cóc nghiến, tiếng vo ve của thứ côn trùng ngoài sân khiến Huy không thể tập trung được vào việc đọc sách, anh uể oải giở từng trang sách một mà không sao chú ý được nội dung trong đó viết gì, việc đọc sách của anh chỉ giống như có lệ.

Huy đang mất tập trung nhìn vào trang sách, thì bên ngoài gió lại chợt nổi mạnh. Cửa nhà mở toang ra, tất cả các bóng đèn trong nhà phụt tắt.

Huy giật mình hoảng hồn, anh gấp vội cuốn sách lại, vơ vội cái đèn pin ở đầu giường bật lên thì cái đèn pin cũng không sáng được. Huy loạng quạng bò dậy khỏi giường, bàn tay mò mẫm đến ngay cạnh ban thờ tìm mấy ngọn nến ở trên bàn thờ để châm lên cho sáng.

Lúc này, cái cửa nhà đột nhiên mở toang ra.

Két két!

Tiếng cửa kéo ghê rợn khiến Huy sởn cả gai ốc, anh quay phắt lại nhìn về phía cửa.

Ngoài cửa, từ lúc nào đã có một mái tóc dài bay lất phất, dưới cái ánh sáng nhá nhem của ánh trăng. Huy có thể nhìn thấy được có một người đang đứng ngoài cửa nhà nhìn chằm chằm về phía anh không rời, dáng người ấy rất quen thuộc, anh nhất định đã gặp người ấy ở đâu rồi thì phải. Vẫn dáng người ấy, vẫn bộ quần áo ấy, chợt anh hoảng hồn lên như không tin, miệng lắp bắp:

– Huyên… là Huyên phải không em…

Bóng người bên ngoài cửa không nói gì, chỉ lặng lẽ cúi đầu, mái tóc bay lất phất chợt như dài thêm.

Từ bên ngoài cửa sổ, có tiếng âm thanh thê lương phát ra từ cái bóng người ấy: “Anh Huy, sao anh nỡ phụ bạc em như thế, em dành hết tình cảm của mình cho anh, vậy mà anh chỉ coi em như một người em gái hay sao?”

Huy biết rằng bên ngoài cửa nhà kia, là bóng ma của Huyên rồi, mặc dù run sợ, nhưng anh vẫn cố lấy hết can đảm mà nói:

– Huyên, anh nghĩ em hiểu lầm rồi. Anh và em đã mười năm không gặp, mười năm trước em chỉ là một cô bé, anh và một cô bé thì có thể có tình cảm gì cơ chứ?

Huy nói xong, thì bóng ma ngoài cửa chợt im bặt, rồi một lúc lâu sau mới lặng lẽ nói:

– Nhưng em thích anh!

Huy lắc đầu nói:

– Không, em không hề thích anh, điều ấy chỉ là ngộ nhận, em chỉ vì những gì anh làm cho em nên sinh ra một loại cảm giác lầm tưởng, là em muốn có cảm giác nương tựa vào anh, chứ không phải là yêu thích!

Bóng ma của Huyên trầm ngâm một lúc, rồi trả lời:

– Có lẽ anh nói đúng, nhưng thời gian của anh không còn nhiều. Trước hết chúng ta không nên nói về việc ấy mà anh phải nghe em về việc này, ngay sáng ngày mai, anh phải rời khỏi đây. Nếu chỉ chậm thêm một ngày nữa, anh cũng sẽ giống như em, cũng sẽ bị chị Yến…

Bóng ma của Huyên nói đến đây, chợt quay đầu lại phía sau như dè chừng thứ gì đó, rồi cái bóng lắc lư như hoảng sợ biến mất. Huy vẫn chưa hỏi xong, vẫn còn nhiều chuyện anh chưa tìm hiểu, anh muốn gọi bóng ma của Huyên quay trở lại, nhưng đáp lại anh lại là âm thanh im bặt. Bóng đèn trong nhà chợt sáng trở lại, Huy gật gù phát hiện hóa ra vừa rồi anh lại ngủ gục trên những trang sách.

Anh nhìn ra ngoài nhà và lẩm bẩm nói:

– Huyên, em vẫn chưa nói cho anh biết tại sao anh phải đi khỏi làng? Anh vốn định rời khỏi đây vào sáng mai, nhưng anh ngờ rằng chuyện này có liên quan đến cái chết của em. Vậy nên anh sẽ không dễ dàng bỏ qua như thế, anh phải làm rõ sáng tỏ cái chết của em, có như vậy thì em mới có thể được an nghỉ thật sự. Huyên, xin lỗi em vì anh không thể nghe lời em được, tha thứ cho anh…

Huy nắm chặt tay kiên quyết, anh cảm thấy mình dường như can đảm lên gấp bội. Trốn tránh mọi chuyện chi bằng trực tiếp đương đầu với nó, Huy không muốn mình sống như một người bị tù tội, suốt ngày phải canh cánh lo lắng vì những nguyên nhân không được giải đáp, đó không phải là bản tính của Huy.

Huy tập trung đọc những trang sách để thời gian trôi qua thật nhanh, đến buổi sáng là anh đã lập tức thay xong áo quần, nai nịt gọn gàng. Anh ngồi lên chiếc xe máy của mình phóng thẳng tới căn nhà trước đây của Yến để tìm hiểu mọi sự.

Nếu thực sự đúng như những gì anh nghĩ, Yến mà Huyên nhắc tới, liệu rằng có khi nào chính là Yến người yêu đầu của anh?

Nghĩ đi nghĩ lại chuyện này, cái điều mà khiến cho Yến kia muốn ám lấy anh, chỉ có thể là chuyện liên quan trực tiếp đến anh, vậy nên Yến ấy không phải là ai khác, mà chính là cô gái mang tên Đỗ Thị Hồng Yến, người yêu đầu của Huy, người có cùng chung giấc mơ với anh nhưng lại không thể thực hiện cùng anh. Nghĩ kĩ lại, cái ngày mà Huy bước chân lên xe lên tỉnh để lên máy bay đi du học thì Yến không hề xuất hiện. Dù ngày ấy Yến yêu anh rất nhiều, không lẽ nào người yêu mình đi du học mà cô lại không đưa tiễn. Liệu rằng có phải chính vào cái ngày ấy thì mọi chuyện đã bắt đầu xảy ra hay không?

Huy phóng xe thẳng băng qua cánh đồng, ngôi nhà của Yến ngày xưa ở bên kia cánh đồng đã dần hiện ra. Huy nhìn thấy nó so với ngày xưa đã thay đổi đi nhiều rồi, trước nhà của Yến ngày xưa là hàng dây leo của dàn mướp, bên cạnh nhà là cái chuồng gà. Thì nay những thứ ấy đều đã được dẹp bỏ và sửa sang toàn bộ căn nhà thành một tiệm tạp hóa.

Huy phóng xe đến trước cửa nhà, chầm chậm dựng xe máy đặt chân trống cho ngay ngắn, rồi đường hoàng đi vào trong nhà.

Trong nhà, có một người đàn ông trung niên độ tuổi ngoài năm mươi, đang cầm ống điếu thuốc lào hút sòng sọc liên hồi. Người đàn ông hút xong một hơi thuốc lào, nhả khỏi trắng, quay đầu ra phía cửa chợt nhìn thấy Huy thì liền lên tiếng hỏi:

– Cậu tìm ai?

Huy nhìn quanh một lượt toàn bộ căn nhà, người đàn ông đang ngồi ở trước mặt, không phải là bố của Yến, cũng không phải là đối tượng mà Huy cần tìm, nhưng cũng có thể hỏi thăm, Huy nói:

– Ông là chủ của căn nhà này?

Người đàn ông gật đầu nói:

– Phải, tôi tên là Đạt, tôi mua nó cách đây mười năm rồi!

Ông Đạt nói xong, Huy liền trợn mắt nói:

– Mười năm?

Khoảng thời gian ấy trùng hợp làm sao chính là cái lúc mà Huy đi du học.

Ông Đạt nhìn qua nét mặt của Huy thì dường như cũng thoáng hiểu ra được điều gì, ông nói:

– Cậu muốn hỏi chuyện gì, thì cứ ngồi xuống ghế này đi đã, rồi tôi sẽ từ từ kể cho cậu nghe!

Ông Đạt nói xong thì chỉ tay vào chiếc ghế bên cạnh ông, Huy cũng gật đầu ngồi xuống theo lời mời.

Chậm một lúc, anh mới định thần được mà cất giọng hỏi:

– Mười năm trước ông mua căn nhà này, vậy ông có biết tại sao người ta lại bán nó rồi chuyển đi hay không?

Ông Đạt hỏi:

– Cậu là người quen chủ cũ của căn nhà này?

Huy gật đầu.

Ông Đạt nói tiếp:

– Mười năm trước tôi mua căn nhà này, thì chủ cũ của nó gặp phải một chuyện thương tâm!

Huy hỏi:

– Thưa ông, là chuyện thương tâm gì vậy?

Ông Đạt bắt đầu kể:

– Năm ấy tôi đi xuất khẩu lao động ở bên Nga về, dành dụm được ít tiền, liền muốn mua một căn nhà ở nơi này để có chỗ chui ra chui vào, đồng thời tính đến cả việc làm ăn luôn. Tôi đã nhắm được căn nhà này, nhiều lần gạ hỏi nhưng chủ nhà không bán, nhưng sau này, vì người chủ nhà ấy gặp chuyện thương tâm, nên đã gấp rút bán lại căn nhà và chuyển đi.

Huy hỏi:

– Thưa ông, ông có biết họ vì gặp chuyện thương tâm gì mà chuyển đi hay không?

Ông Đạt gật đầu, và giọng gằn lên từng tiếng như nhấn mạnh:

– Con gái ông ta tự tử chết, nghe nói là “vì hận tình mà chết!”

– “Vì hận tình mà chết?”

Năm từ này rơi vào đầu Huy, giống như một thanh búa lớn nặng nề gõ vào đầu anh khiến anh choáng váng.

Mười năm, là Yến của ngày ấy, là Yến mà hồn ma của Huyên nhắc tới, và chung quy cũng chết vì một lý do rất liên quan đến anh “vì hận tình mà chết!”

Năm chứ này cứ vang mãi trong đầu Huy mà anh không sao xua tan nổi nó đi.

– “Vì hận tình mà chết!”

Huy nhắc đi nhắc lại năm từ ấy liên tục lẩm nhẩm, anh nghĩ kĩ lại vấn đề ngày ấy, vì sao Yến lại phải tự tử như vậy?

Huy chợt nhìn về phía ông Đạt hỏi tiếp:

– Xin ông hãy kể rõ cho tôi chuyện ấy, cô ấy chết như thế nào? Là vì hận tình ai mà lại tự tử chết?

Ông Đạt lắc đầu nói:

– Tôi không biết, ngày tôi mua căn nhà này thì cũng chỉ được chủ nhà chia sẻ cho có vậy… Có điều…

Ông Đạt dừng lại một chút thì lại nói tiếp:

– Dường như vụ việc ấy, đã được lưu hồ sơ rất rõ tại công an xã Đình. Ngày ấy sau khi chủ nhà chuyển đi, công an xã Đình có mấy lần tìm về đây để hỏi về vụ việc nhằm bổ sung hồ sơ, nhưng chủ nhà đã chuyển nên sau này họ đến vãn dần và không còn hỏi han gì nữa.

Huy nghe đến đây thì liền gật đầu cảm ơn ông Đạt rối rít, sau đó lên xe phóng thẳng đến trụ sở xã Đình nằm cách làng Thượng chưa đến nửa cây số.

Qua lời kể của ông Đạt, thì dường như đây chính là manh mối duy nhất để Huy tìm hiểu rõ được chuyện năm ấy, rốt cuộc là đã có cái gì xảy ra khiến Yến phải chết.

Huy dừng xe trước cổng trụ sở, dắt xe bước vào trong sân trụ sở, liền gặp một anh bảo vệ tuổi chừng ngoài ba mươi bước ra hỏi:

– Cậu tìm ai?

Huy nhìn anh bảo vệ này trông rất quen mắt, dường như anh đa từng gặp ở đâu rồi, có điều lục lọi trong trí nhớ mãi mà Huy không sao nhớ nổi.

Nhưng không chỉ Huy có cảm giác như vậy, mà ngay cả anh bảo vệ dường như cũng cảm thấy Huy rất quen mắt, chừng suy nghĩ hồi lâu anh chợt reo lên:

– A, cậu có phải là Huy con chú Hoài ở làng Thượng có đúng không?

Huy ngừng giọng hỏi dò:

– Anh là…

Anh bảo vệ hào hứng vỗ bả vai Huy nói lớn:

– Anh là Tân đây! Tân làng Hạ đây, cái thằng mà ngày xưa hay dìm đầu mày xuống nước dạy mày tập bơi đấy!

Huy mừng rỡ kêu lên:

– Anh Tân, lâu quá rồi em không nhận ra!

Nói rồi hai anh em tay bắt mặt mừng nói chuyện hồ hởi, chuyện là ngày xưa Tân lớn hơn Huy đến ba tuổi, và cũng là thủ lĩnh trong cả đám đàn em chơi với nhau. Sau này lớn lên, Tân đi đâu biệt xứ Huy không biết, đến lúc Huy đi du học cũng không gặp lại, thật không ngờ sau mười năm Huy trở về thì Tân cũng về làng, hơn nữa còn làm bảo vệ tại trụ sở chính quyền xã Đình.

– À mà chú đến trụ sở xã có chuyện gì thế?

Tân chợt hỏi.

Huy tắt hẳn nụ cười trên mặt, giọng nói chợt chuyển sang trầm ngâm nói:

– Em muốn gặp trưởng công an xã, em muốn tìm hiểu về sự việc mười năm trước, bắt đầu từ ngày em đi du học, chuyện xảy ra với Yến…

Huy nói đến đây thì Tân cũng chợt hiểu, anh gật đầu nói:

– Sự việc ấy ngày anh về cũng có nghe kể qua, tội nghiệp cho con bé, mà tất cả cũng đều tại chú mày…

Tân nói đến đây thì liền thở dài không muốn nói tiếp, rồi hất cằm hướng về cuối dãy nhà của trụ sở nói:

– Trưởng công an xã bây giờ là chú Công, chú ấy đang ở trong phòng đấy!

Huy gật đầu nói:

– Vâng, em cám ơn anh!

Tân thoạt quay đầu đi lại chợt nói:

– Mà thôi để anh dẫn mày vào, nhỡ chú ấy không nhận ra, dù sao thì mày đi cũng đã lâu. Mà không phải ai muốn xem hồ sơ vụ án đều được, để anh nói khéo với chú ấy giúp mày.

Nói rồi Tân đi trước dẫn đường, Huy bước theo sau không nói câu nào.

Bước về căn phòng phía cuối trụ sở, trên cửa phòng có cái tấm bảng đề “Phòng Trưởng Công An Xã”, Tân dừng lại một chút gõ cửa nói lớn:

– Chú Công ơi, cháu Tân đây ạ…

Bên trong lập tức có tiếng người vọng ra ngoài:

– Có việc gì thế cháu, cứ vào trong này.

Ông Công nói xong, Tân liền nhìn Huy gật đầu ra hiệu cho Huy đi theo mình.

Tân bước vào trong cùng với Huy thì liền lên tiếng hỏi luôn:

– Chú Công, chú còn lưu hồ sơ vụ án mười năm trước ở làng Thượng không?

Ông Công đang đọc một loại văn bản chứng từ gì đó, chợt ngẩng đầu lên nói:

– Hồ sơ vụ án, phải sau hai mươi năm mới có thể hủy, nhưng mà có việc gì?

Lúc này, không để Tân nói, Huy đã bước lên nói:

– Thưa chú, cháu muốn xem lại vụ án năm ấy, cụ thể là cháu muốn xem tập hồ sơ vụ án ấy thật tường tận…

Ông Công từ đầu đã nhìn thấy Huy, liền liếc sang nhìn anh rồi lạnh lùng lắc đầu nói:

– Không được, cậu làm gì có thẩm quyền gì mà đòi xem hồ sơ, thôi đi ra ngoài đi để tôi còn làm việc…

Tân đứng bên cạnh, lúc này chợt giãi bày nói:

– Chú Công, vụ án ấy có liên quan đến cậu ấy, chú không nhớ cậu ấy hay sao? Cậu ấy chính là Huy con chú Hoài ở làng Thượng đây…

Tân nói đến đây, hai mắt ông Công như có tia lửa điện xẹt qua, ông nhìn Huy từ đầu tới chân quả thật là rất giống ông Hoài. Ông Hoài là người bạn cùng chiến trường với ông Công năm xưa. Giải phóng xong là ông Hoài về quê làm ruộng, còn ông Công vẫn được giữ lại đơn vị, mãi đến mười năm trước ông mới được điều về trụ sở xã Đình nhậm chức trưởng công an xã, thời điểm ấy, cũng chính là thời điểm mà vụ án xảy ra. Cho nên nói ai là người hiểu rõ vụ án năm ấy nhất, thì chỉ có thể là ông Công mà thôi.

Ông Công gật đầu hỏi han qua tình hình gia đình Huy:

– Vậy là Huy, con bố Hoài phải không? Bố mẹ cháu dạo này thế nào, vẫn khỏe cả chứ, lâu quá rồi mà chú không gặp lại bố cháu nên cũng quên mặt rồi đấy…

Ông Công cười khan nói.

Huy cũng nhẹ giọng đáp lại:

– Vâng, bố mẹ cháu đều khỏe cả chú ạ.

Ông công không hỏi thêm gì nữa, chỉ quay người đứng lên hướng cái kệ hồ sơ ở phía sau, lôi ra một bộ hồ sơ trông có vẻ rất cũ. Ông đặt lên bàn, phủi bụi cho sạch, rồi giở trang hồ sơ ra đọc qua chứng thực xem nó có phải là đúng bộ hồ sơ mà ông đang tìm. Lát sau ông tự gật đầu chắc chắn và xác định nó chính là bộ hồ sơ ấy, ông nhìn Huy rồi nói:

– Nó đây!

Ông đưa bộ hồ sơ đẩy về phía Huy, Huy run run ngồi xuống ghế, bàn tay đặt lên bộ hồ sơ mà bao cảm xúc ngổn ngang chợt trào lên. Câu trả lời, chính lúc này sẽ được giải đáp, mọi nghi vấn, tất cả sẽ đều được tháo dỡ. Một bức màn, đang chầm chậm được vén lên sau khi mười năm bị phủ trong cát bụi.

Tập hồ sơ đề tên ghi rõ dòng chữ: “Hồ sơ vụ án, nạn nhân Đỗ Thị Hồng Yến.”

Từng dòng chữ trong tập hồ sơ dần hiện ra trong mắt Huy…

Ngày 01 tháng 03 năm 1989.

Nạn nhân Đỗ Thị Hồng Yến, phát hiện thi thể tại di tích cổ giếng làng Thượng.Thi thể đã trương do ngâm nước trong thời gian dài, nạn nhân mặc trên người bộ quần áo bà ba màu đen.

Nghiên cứu sơ bộ nạn nhân chết do bị ngộp khí thở, trong cổ họng nạn nhân phát hiện có búi tóc dài mắc lại, không có giấu hiệu chống cự, qua bộ phận pháp y cho thấy, nạn nhân có thể vì nguyên nhân tự tử chết nhưng chưa có chứng cứ chính xác.

Ngày 03 tháng 03 năm 1989.

Điều tra nguyên nhân tự tử; nạn nhân Đỗ Thị Hồng Yến vào ngày mùng 10 tháng 06 năm 1988 đi qua chùa Lạc Hạ thì bị một nhóm thanh niên có ý đồ xấu xông ra bắt ép, khống chế và lôi kéo nạn nhân ra sau chùa Lạc Hạ cưỡng bức. Trong lúc nạn nhân bị cưỡng bức có nhìn thấy người yêu là anh Trịnh Hoàng Huy đi qua, nạn nhân kêu cứu nhưng anh Huy không nghe thấy, khiến cho hành động của nhóm tội phạm cấu thành trót lọt. Lời khai trên do bà Hoàng Thị Lý kể lại, vì nạn nhân chỉ kể lại cho bà Lý.

Đỗ Thị Hồng Yến sau đó giữ kín chuyện này vì xấu hổ, sau khoảng thời gian sáu tháng, nạn nhân thấy anh Trịnh Hoàng Huy rời khỏi nơi ở đi du học, nạn nhân cho rằng anh Trịnh Hoàng Huy vì đã phát hiện sự việc, nên ruồng bỏ nạn nhân, dẫn đến nạn nhân không còn muốn sống và có suy nghĩ dại dột.

Vào tối ngày 29 tháng 02 năm 1989, cụ thể là vào lúc 10 giờ bà Hoàng Thị Lý không thấy con nên hối người đi tìm. Gia đình bà Hoàng Thị Lý tìm hết đêm và ngay sáng ngày hôm sau đã phát hiện thi thể của nạn nhân nổi lên giữa di tích giếng làng Thượng. Sự việc được trình báo lên công an xã Đình vào 10 giờ sáng cùng ngày.

Qua hai chi tiết nạn nhân mất tích vào lúc mười giờ và giám định pháp y cho thấy, nạn nhân rất có khả năng chết vào khoảng thời gian 9 giờ tối ngày 29 tháng 02 năm 1989, và chỉ hai ngày sau khi anh Trịnh Hoàng Huy đi du học.

Kết luận nguyên nhân sơ bộ, nạn nhân tự tử vì tình và lý do có liên quan đến nhóm tội phạm trước đó, vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra xác minh các hung thủ của vụ cưỡng bức ngày 10 tháng 06 năm 1988.

Huy đọc xong toàn bộ hồ sơ, từng giọt nước mắt của anh trào ra như không khống chế nổi. Đáng lý ra ngày ấy anh phải phát hiện được sự khác thường của người yêu, vậy mà…

Huy đọc xong toàn bộ nội dung, cảm thấy trách nhiệm của mình là quá lớn. Và nghĩ đến hồn ma của Huyên báo tin cho mình rằng Yến muốn hại anh, khiến anh suy nghĩ lại rằng mình đã quá sai lầm và muốn đền đáp cho Yến. Chính tại vì anh, anh vì sao lại không chú ý đến như vậy, người yêu anh bị lũ khốn nạn cưỡng bức ngay gần anh mà anh không hề hay biết, để đến cuối cùng cô ấy phải nhận lấy cái chết đắng cay quá. Huy xót xa, càng cảm thấy dằn vặt bản thân gấp bội lần, anh phải bù đắp cho Yến, bằng mọi giá.

Huy đặt bộ hồ sơ xuống bàn, rồi lại nhìn sang phía ông Công đề nghị tiếp:

– Còn một vụ án nữa, cháu muốn xem, nạn nhân tên là Phan Hồng Huyên, cũng tại làng Thượng…

Ông Công cũng bằng lòng, lục lọi tìm một lúc thì cũng tìm ra một bộ hồ sơ màu xanh, chỉ có điều tập hồ sơ này rất mỏng.

Huy nhanh tay tiếp lấy, đọc một lượt qua bộ hồ sơ về cái chết của Huyên, nhưng quả thật cũng giống như lời bà Thu Hoài kể, Huyên chết không rõ lý do, trong hồ sơ cũng không ghi chép được gì nhiều thêm.

Huy trả lại cả hai bộ hồ sơ lại cho ông Công, rồi thẫn thờ lên xe máy phóng về làng Thượng. Cả quãng đường đi anh cứ nghĩ về cái chết của Yến mà dằn vặt liên tục.

Cuối cùng anh quyết định, phải đến nơi mà Yến quyên sinh để nhìn một lần, cũng muốn nói những lời chăng chối với cô ấy.

Anh tạt qua một quán tạp hóa ở ven đê mua hoa quả bánh kẹo, hương nến, rồi phóng thẳng xe đến giếng làng Thượng.

Giếng làng Thượng dần hiện ra trước mắt anh, cái giếng làng giờ nhìn trông không còn sức sống giống như ngày xưa.

Ngày xưa, giếng làng Thượng người dân nô nức qua lại, người giặt rũ người tắm rửa, phong cảnh sinh hoạt hết sức nhộn nhịp. Mà giờ đây nhìn giếng làng Thượng đều đã đục ngầu, nước giếng đen kịt như nước cống. Mặt nước giếng rêu bèo đã mọc phủ đầy, thậm chí một người dân đến gần giếng cũng không hề có, vì mùi nước giếng tanh hôi bốc lên thật không dễ chịu chút nào.

Huy đặt bánh kẹo hoa quả xuống mép giếng, ngay cái chỗ mà ngày xưa anh và Yến trò chuyện. Rồi bỏ hương và nến ra đốt nên, cắm hương vào đụn cát nhỏ gần đấy.

Huy không biết khấn bái, nhưng anh cũng làm dáng chắp tay giống như bà Thu Hoài, cúi đầu ba lần và lẩm nhẩm trong miệng nói:

– Yến! Lỗi lầm của anh ngày ấy không thể tha thứ, nếu có thể anh xin chết cùng em, nhưng cha mẹ anh già quá rồi, người sống vẫn cần tiếp tục sống. Nếu anh đi theo em thì không còn ai chăm nom cho cha mẹ, vậy anh xin thắp nén hương tại đây, xin đến ngày hai người quy tiên thì anh cũng về đây với em cho chọn mối tình của chúng mình…

Huy khấn xong nước mắt đã lấm tấm rơi, anh chợt bước đến gần giếng, thò tay vào nước giếng vung nước giếng lên mặt liên tục tát vào mặt như muốn Yến trút giận lên anh.

Anh đang định vục cả người vào nước giếng để rửa mình làm lễ giống như rửa tội, cho đỡ cảm thấy tội lỗi, thì lập tức có tiếng kêu thất thanh sau lưng anh vang lên:

– Trời ơi, Huy, mày bị điên hay sao mà chui xuống cái giếng ấy…

Huy chợt dừng lại hành động của mình, nghoảnh đầu nhìn lại thì chỉ thấy bà Thu Hoài đang chạy thục mạng về phía anh kêu lên, chẳng mấy chốc bà đến gần anh rồi dùng hết sức lôi xềnh xệch anh ra khỏi cái mép giếng mà giải thích:

– Mày có biết tại sao cái giếng làng mình lại trở thành như thế này không? Là vì quá nhiều người chết tại đây rồi, ngay cả con Huyên nó cũng…

Bà Thu Hoài nói đến đây thì mắt buồn lại hiện, rồi bà không muốn nhắc lại chuyện của Huyên chỉ đánh chống lảng nói:

– Nếu mày không muốn chết thì nghe cô, đừng đến gần cái giếng này nữa…

Bà Thu Hoài lại tỉ mỉ kể cho Huyên rằng, mười năm trước sau khi Yến chết, cái giếng làng Thượng bắt đầu trở thành một nơi độc địa, bao nhiêu người đã chết ở đây giống như bị hồn ma lôi kéo chết ở dưới đáy giếng. Người thì đang giặt quần áo thì bị trượt chân ngã lộn cổ xuống giếng chết, người thì đi tắm nước giếng bị chuột rút chết… vân vân. Nhưng phải kể đến là càng về sau này số lượng người chết ở cái giếng này vì không rõ lý do lại càng tăng thêm nhiều hơn, và Huyên con gái bà cũng là một trong những nạn nhân nằm trong số đó.

Bà Thu Hoài kể xong mấy việc ấy, rồi cũng đi thẳng về nhà, mặc kệ Huy ngồi một chỗ suy nghĩ.

Nhà bà Thu Hoài ngay gần cái giếng, nên vừa rồi thấy Huy định lao xuống giếng, bà Thu Hoài đã hồn siêu phách lạc chạy ra ngăn cản anh, còn giờ sau khi đã giải thích xong, bà cũng không muốn ở lại gần cái giếng thêm một phút nào nữa, bởi vì cái không khí rờn rợn và mùi hôi của nó khiến bà không chịu nổi, và chính nó cũng làm bà gợi đến những ký ức đau buồn về Huyên nên bà càng không muốn gần nó thêm.

Huy nghe bà Thu Hoài giải thích xong, cả người anh cứng đơ thất thần đến nửa ngày, rồi mới đứng dậy trở về nhà.

Sau khi tắm rửa xong, Huy tạt xe qua nhà họ hàng nội ngoại hỏi thăm cho đến hết ngày. Đến tối anh mới trở về nhà, anh quyết định sau khi mọi chuyện đã được làm sáng tỏ, thì cũng không còn lý do gì thêm nữa để ở lại làng, cho nên ngay sáng ngày mai, dù là lý do gì, anh cũng sẽ rời khỏi đây.

Đêm đến, trong căn nhà cũ của vợ chồng ông Hoài bà Ích. Huy thu dọn đồ đạc cẩn thận, và chuẩn bị sẵn sàng chu đáo, để sáng ngày mai anh chỉ cần xách ba lô lên và trở về thành phố là được.

Trong lúc anh sắp xếp đồ đạc, gió ngoài cửa bất chợt thổi mạnh, và lần này dường như nó thổi mạnh hơn bất cứ lần nào trước đó, anh có thể cảm nhận được một sự phẫn nộ nào đó trong đấy.

Rầm!

Cánh cửa nhà bất chợt được mở bung ra, hiện ra bóng người con gái tóc đen dài, mặc áo trắng quần bà ba, gương mặt xanh nhợt. Bóng người ấy chính là hồn ma của Huyên, trong tiếng gió Huyên rít lên từng chữ rất thê lương nói:

– Anh Huy, sao anh không nghe lời em, sao anh không rời khỏi đây như lời em nói?

Huy sững người, lúc này anh đã không còn sợ hãi đối với hồn mã của Huyên, mà anh chỉ điềm tĩnh trả lời:

– Anh muốn tìm hiểu về cái chết của em, về của Yến, nên anh không thể đi ngay. Nhưng giờ thì ổn rồi, anh đã rõ tất cả mọi chuyện, sáng ngày mai anh sẽ rời khỏi đây.

Huy nói xong, hồn ma của Huyên chỉ lắc đầu, giọng nói thê lương phát ra:

– Muộn rồi, không kịp nữa đâu, kể từ khi anh vục xuống nước giếng làng, thì cho dù anh có đi đâu chăng nữa, chị Yến vẫn có thể đi theo anh…

Huy can đảm nói:

– Yến đi theo anh, tốt, anh sẽ bù đắp cho cô ấy, cô ấy dù muốn cái mạng này anh cũng xin trả. Nhưng anh không nghĩ là Yến sẽ hại anh, cô ấy rất yêu anh…

Hồn ma của Huyên nói:

– Anh không hiểu, chị Yến bây giờ đã không còn là chị Yến của ngày xưa nữa rồi. Chị ấy đã là một hồn ma không có linh trí, chị ấy không còn biết suy nghĩ như một con người, mà đã bị oán hận chi phối.

Huy nói:

– Vậy cứ để cho cô ấy giết anh đi…

Huyên rú lên, giọng nói càng cao vun vút như cảnh cáo:

– Nếu như anh chết, chị ấy vẫn sẽ không dừng lại đâu, mà là sẽ giết hết cả người thân của anh, cả những người liên quan đến họ, tất cả sẽ chết. Chỉ có anh không chết thì mới ngăn được chị ấy…

Huyên nói xong liền im bặt một lúc rồi mới nói tiếp:

– Ngay cả em cũng đã bị chị ấy giam giữ, những người chết dưới giếng làng đều là những hồn ma sai dịch của chị ấy, anh chết nữa thì không còn ai ngăn cản được chị ấy nữa cả. Chỉ cần anh còn sống, chị ấy sẽ không thể tiếp tục hại ai, và cũng có thể giúp chúng em được tự do đi đầu thai làm kiếp người…

Huyên giải thích đến đây, Huy đã hiểu tất cả. Anh cảm thấy mình không nghe theo lời Huyên quả thật là một sai lầm đáng sợ, nhưng giờ hối hận cũng đã muộn. Huy chỉ có thể cầu xin sự giúp đỡ của Huyên, anh run giọng nói:

– Vậy anh phải làm thế nào?

Hồn ma của Huyên lại thở dài nói:

– Chỉ cần qua hết đêm nay, nếu anh có thể sống, thì chị ấy cũng không làm gì được anh nữa, vì ngày mai tác dụng trớ chú của nước giếng cũng đã hết, lúc ấy chỉ cần anh rời khỏi làng là xong…

Huy nói:

– Nhưng làm sao anh có thể ngăn được cô ấy!

Huyên gằn giọng quyết tâm nói:

– Em sẽ giúp anh, chỉ cần anh phải kiên trì, dù chị ấy có dụ dỗ như thế nào cũng không thể bước ra khỏi căn nhà này. Bởi vì căn nhà này có hồn ma tổ tiên anh bảo vệ, nên tạm thời một đêm này chị ấy không thể làm gì, nhưng nếu kéo dài thì không chắc. Chỉ cần em cùng với hồn ma tổ tiên anh giữ căn nhà này thì anh có thể sống qua đêm nay. Nhưng nhất quyết anh phải nhớ rằng, dù chị ấy có nói gì đi chăng nữa, anh cũng không được ra khỏi nhà này, anh phải nhớ kỹ, chị ấy đã không còn là chị Yến nữa, mà đã là một con Quỷ…

Hồn ma của Huyên nói xong, thì cũng chợt biến mất, cửa nhà chợt đóng rầm lại kín mít, tất cả những ngõ nghách trong nhà, cửa sổ, then cài đều được tự động đóng lại.

Huy mở to mắt nhìn mọi thứ diễn ra xung quanh, hai hàng mồ hôi lại chảy dài, tay anh nắm chặt lại quyết tâm, nhất định phải sống sót qua một đêm này.

Tích tắc! Tích tắc!

Tiếng kêu của kim đồng hồ chậm rãi vang lên trong khoảng không gian tĩnh lặng, Huy nhắm chặt hai mắt chờ đợi, anh không dám nằm xuống giường, vì sợ rằng một khi nằm xuống dưới giường ngủ đi sẽ không giữ vững được tâm trí kiên định, rồi bị hồn ma của Yến dụ dỗ ra khỏi nhà lúc nào mà không hay biết.

Huy nghĩ rằng nếu anh chết thì cũng chẳng đáng gì, nhưng nếu chỉ vì anh mà liên lụy đến quá nhiều người thì anh quả là một tội nhân đáng hận. Cha mẹ anh, bố mẹ của Huyên, những người trong làng này, nếu như anh chết đi mà lại khiến họ quyên sinh theo, thì anh cũng không còn mặt mũi nào gặp tổ tiên đã chết, hơn nữa họ cũng không đáng phải trả giá cho tội lỗi của chính anh, nên đêm nay anh nhất định phải sống, chỉ cần có thể còn sống thì vẫn còn hy vọng, hơn nữa anh cũng muốn tìm cách giải cứu cho Huyên, nghe lời Huyên nói thì cô bị Yến bắt ép rất khổ sở, cái chết của cô ấy đã không rõ lý do, anh lại càng không thể để Huyên, người mà anh coi như người em gái ruột của mình phải chịu khổ sở như vậy.

Tinh tinh! Tinh tinh!

Tiếng chuông đồng hồ trong trẻo vang lên, báo hiệu cho thời gian đã đến mười hai giờ đêm. Đây chính là khoảng thời gian mà ma quỷ bắt đầu hoành hành mạnh nhất theo như kinh nhà phật, và kinh thánh của thiên chúa.

Âm thanh gió rít bên ngoài dần dần nổi mạnh, khiến cho Huy cảm nhận thấy những gì hung ác sắp tới đang đến rất gần.

Lạch cạch, lạch cạch!

Cửa gỗ bên ngoài nhà khẽ hé mở ra, gió to chợt ngừng bặt lại thật nhẹ nhàng, và chỉ kêu lên những âm thanh hiu hiu thoang thoảng ngoài cửa sổ.

Huy chợt ngửi thấy một mùi hương quen thuộc, cái mùi hương đã rất lâu rồi trong trí nhớ của anh.

– Là Yến…

Anh khẽ thì thào trong miệng.

Anh lại đợi một lúc lâu, nhưng chờ mãi mà vẫn không hề có chuyện gì xảy ra như anh tưởng.

Đúng lúc này, một âm thanh không hề xa lạ vang lên:

– Anh Huy…

Âm thanh kéo dài thì thào, chính là nó, cái âm thanh mà Yến ngày ấy đã thủ thỉ vào tai anh, cái âm thanh như rượu say mật ngọt khiến Huy mê đắm. Huy lập tức giật mình…

– Yến… Yến… là em đó sao?

Huy không kìm được hỏi ngược lại, mặc dù đã được lời nhắc nhở từ hồn ma của Huyên nhưng anh không sao khống chế nổi bản thân mà trả lời Yến.

– Anh Huy… Đến gần em đi…

Giọng nói trong gió của Yến kéo dài, Huy không nhìn thấy Yến, chỉ có thể cảm nhận được giọng nói phát ra từ cái khe cửa sổ sau lưng. Anh lẫn thẫn bước tới gần, bàn tay run run rất muốn mở cửa sổ.

Nhưng đúng vào lúc này, một giọng nói khác chợt vang lên cảnh cáo anh:

– Anh Huy, anh phải nhớ lời em dặn!

Là giọng nói của Huyên, giọng nói ấy vang lên khiến Huy đưa tay đến nửa chừng thì liền rụt tay lại.

Ngay lập tức, anh đã có thể nghe thấy giọng nói the thé rít gào của Yến đang dữ tợn vang lên. Trong âm thanh gào rít ấy Yến nói:

– Con khốn, sao mày dám, trả lại Huy cho tao…

Cửa nhà đập mạnh liên tục, gỗ vụn như muốn vỡ ra, Huy hoảng sợ ngồi thụp xuống một góc nhà.

Chừng một lúc hồi lâu hồn ma của Yến đe dọa không được gì, lại chợt nhẹ giọng nói vọng vào trong nhà:

– Anh Huy, nghe lời em, ra đây với em, chẳng lẽ anh không cảm thấy hối hận về sai lầm của mình sao. Em không cần anh phải bù đắp gì cho em, chỉ cần anh cho em nhìn mặt anh một lần…

Giọng Yến nài nỉ như van lơn.

Nhưng Huy đã quyết tâm rồi, ngay cả trả lời anh cũng không trả lời.

Được vài lần như vậy, Yến lại chuyển sang đe dọa anh:

– Nếu anh không ra ngoài này ngay, tôi sẽ giết con Huyên, rồi sau đó giết cả nhà anh…

Hồn ma của Yến đe dọa, nhưng Huy không trả lời, Yến lại tiếp tục trò cũ của mình, dịu giọng kể về kỉ niệm của hai đứa:

– Anh nhớ ngày xưa anh kể cho em nghe về miền đất Tây không, anh đã qua đó rồi, sao không kể cho em nghe đi. Huy, em không được xuất ngoại như anh, thì anh cũng phải cho em biết đất nước ấy như thế nào chứ… Huy, trả lời em đi anh… Em chỉ muốn được nhìn thấy anh một lần thôi mà Huy, xin anh…

Giọng nói của Yến chợt nghẹn ngào rồi khóc lên hết sức thương cảm, Huy chợt mủi lòng. Ký ức ùa về khiến anh không sao kiềm chế nổi bản thân, là giọng nói ấy, là con người ấy. Ngay lúc này, anh muốn bất chấp mọi giá, bằng giá nào cũng muốn ôm Yến vào lòng, để thỏa nỗi nhớ mong, anh muốn mùi hương của cô ấy sáp vào thân mình, muốn cảm nhận đôi môi nhỏ mềm mại ấy…

– Không!

Nhưng còn một ít lý trí cố ngăn cản anh, đã níu giữ bước chân của Huy ở lại.

Yến không còn cách nào khác, lại tiếp tục đe dọa, rồi lại tiếp tục mềm mỏng. Cả một đêm đông dài đằng đẵng Huy bị dằn vặt trong ký ức, và cả tâm hồn như bị tra tấn, đã nhiều lần anh muốn mở bung cánh cửa phó mặc mọi sự, nhưng cuối cùng anh đều có thể kìm nén được vào những giây phút cuối.

Thời gian nguyên một đêm đã hết, hừng đông dần hiện lên, Yến cảm thấy mình đã hết cơ hội giọng nói ghê rợn của Yến dần dần biến mất. Và Huy đã thành công vượt qua một kiếp nạn này…

Huy sau một đêm này, nước mắt đã chảy quá nhiều, cảm xúc đã quá lớn, anh chỉ muốn gục đi bất tỉnh vì mệt mỏi.

Nhưng anh vẫn ý thức được chuyện phải làm, ngay tám giờ sáng, anh bước chân lên chuyến xe trở về thành phố. Anh đã quyết định, từ giờ cho đến mãi về sau, sẽ không bước chân trở về ngôi làng này nữa.

Về chuyện của Huyên, Huyên trước khi đi cũng đã giải thích với anh, chỉ cần anh rời khỏi làng, thì một thời gian sau nữa, Yến không còn lý do gì để tồn tại, khi ấy cô ấy và những người chết cùng trong giếng làng cũng sẽ được tự do.

Mọi chuyện sẽ thật sự chấm dứt, khi Huy vĩnh viễn không còn xuất hiện trên mảnh đất này…

Huy trở về thành phố, thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng tất cả mọi chuyện cũng đã kết thúc, làng quê ấy, kí ức ấy, cuối cùng cũng nên cất nó ở trong tim, và vĩnh viễn sau này cũng không nên lôi nó ra thêm nữa.

Ông Hoài bà Ích thấy con trai về thì chỉ muốn chăm nom hết sức cho anh, mà chẳng thèm hỏi anh cặn kẽ những ngày qua đã làm gì ở đâu. Dù cho chính ông đã nhận được thư từ bên Anh quốc báo về rằng Huy về nước đã mấy ngày, nhưng ông cũng chỉ đoán là Huy bận công chuyện chứ chẳng hỏi. Chính ông cũng không biết rằng, trước khi về nhà thì Huy có tạt qua nơi mà vài năm trước ông và bà Ích đã phải chạy trốn, nếu ông biết Huy có ý định muốn về đó, hẳn là ông phải ngăn cản anh bằng được.

Bữa tối đến, bà Ích thúc giục con trai đi tắm, rồi chờ anh xuống ăn cơm.

Huy ngủ hết cả một ngày, đến bữa tối xuống chào hỏi cả nhà, rồi cũng nghe theo lời mẹ trở lên phòng trên tắm rửa trước khi ăn cơm.

Anh xả nước nóng vào cái bồn tắm dài, cho thêm ít xà phòng, rồi trầm mình vào trong nước tắm rửa thật sạch sẽ. Anh muốn nhân đấy gột rửa hết mọi suy nghĩ trong lòng và xả hơi thật tốt.

Tắm xong, Huy đứng dậy lau người, bà Ích dưới nhà gọi lớn tiếng vọng lên thúc giục:

– Huy, xuống ăn cơm đi con…

Huy trả lời vọng xuống:

– Vâng thưa mẹ, con xuống ngay đây!

Anh tắt vội công tắc bóng đèn, rồi đóng cửa nhà tắm chạy xuống nhà.

Mọi thứ tưởng chừng như đã thực sự hoàn toàn kết thúc, nhưng…

Tạch!

Cái công tắc bóng đèn mà Huy vừa tắt, bất chợt được tự động bật ngược trở lại.

Bóng đèn sáng trưng.

Lại một lần nữa.

Tạch!

Bóng đèn lại phụt tắt…

Cái công tắc cứ tự động đóng mở như vậy khiến cho bóng đèn nhấp nháy liên tục không dừng.

Trong cái bồn nước tắm vừa rồi Huy chưa kịp xả, chợt có một thân người con gái hát nghêu ngao, cả người cô mặc bộ quần áo bà ba đi làm đồng, mái tóc cô dài chấm tận dưới đất, và nó vẫn đang tiếp tục dài thêm ra. Huy không ở đây lúc này, nếu không anh sẽ lập tức nhận ra, cái dáng người ấy là của Yến, nhưng còn một điều khủng khiếp nữa, là khuôn mặt Yến ngửa đầu quay lại, thì một nửa lại không phải là không mặt của cô, mà chính là… của Huyên. Người em gái bé bỏng, cái hồn ma mà Huy vẫn tin tưởng từ đầu tới cuối câu chuyện.

Giây phút này, không một ai biết rằng, những hồn ma vẫn chưa thực sự buông tha cho Huy. Nó đã theo Huy từ căn nhà dưới quê, lên tới tận nơi thị thành này.

Và trò chơi bây giờ mới chính thức bắt đầu, chuỗi ngày tiếp theo sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng dành cho Huy và gia đình anh. Yến đã không còn là một linh hồn đơn giản, nó đã hóa thành Quỷ vì giết quá nhiều người…

Dưới nhà, ông Hoài vừa đặt cốc nước đặt lên môi, đổ một ngụm nước nuốt xuống. Chợt cổ họng ông bị tắc nghẹn như có bàn tay ai đó thò vào. Ông kinh hãi khạc nhổ liên tục như có thứ gì đang mắc ở trong cổ họng. Một búi tóc màu đen từ từ tuôn ra từ trong miệng ông, đánh dấu một hành động sắp tới của con Quỷ khi xác định nạn nhân đầu tiên của nó trong căn nhà này…

Huy đọc vừa bước xuống nhà vừa mở tập ảnh chụp lại tư liệu bộ hồ sơ cái chết của Yến. Chợt anh chú ý đến ngay đoạn đầu của bộ hồ sơ, rồi nhớ đến chuyện anh gặp phải khi uống rượu với bốn người bạn thân thiết, đó chính là búi tóc trong cổ họng. Trong đoạn đầu của hồ sơ cũng có nhắc đến, thi thể của Yến khi được phát hiện, cũng có một búi tóc mắc ở trong cổ, liệu rằng có khi nào?

Huy lắc đầu và tự cười thầm nhủ, dù sao mọi chuyện cũng đã qua rồi. Hồn ma của Huyên đã nói, tất cả mọi việc sẽ chấm dứt khi anh rời khỏi ngôi làng ấy.

Nhưng Huy vừa bước chân xuống phòng khách, liền bắt gặp ngay một cảnh tượng kinh hoàng. Ông Hoài đang cố sức dùng tay móc họng, và từ trong cổ họng của ông trào ra những sợi tóc rất dài, là một cái búi tóc giống hệt với búi tóc lần trước Huy móc ra ở chính cổ họng của mình… Và anh nhớ lại, chính là từ sau khi cái việc ấy xảy ra, thì những chuyện kinh hoàng ở làng Thượng bắt đầu ập đến với anh…

Huy kinh sợ mắt đỏ như tơ máu, kêu lên:

– Yến! Bao giờ thì em mới buông tha cho anh đây…

Ngạ Quỷ

 

Related Posts

Oan hồn truyền kiếp

– Dưới quê trời mau tối quá hả anh? Mới bảy giờ mà em có cảm giác như khuya lắm… *** Tranh thủ lúc bà Sáu ra sàn nước, Huyền…

Read more

Ác mộng

– Thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? Khanh lơ đãng hỏi Phi khi cả hai nhìn lên bầu trời đang bắt đầu tối sầm, những đám…

Read more

Ma Gọi

Câu chuyện thứ hai mà tôi muốn kể cũng là một câu chuyện có thật trong đời mẹ tôi… *** Năm ấy mẹ tôi khoảng mười bốn mười lăm tuổi,…

Read more

Trăng Lạnh

Con đường nhỏ dẫn vào xóm lao động nghèo buổi chiều mưa thật lầy lội. Cường ngẩng lên nhìn trời, những đám mây to và nặng vẫn còn xám xịt,…

Read more

Bắt ma

(truyenngan. com. vn – Tham gia viết bài cho tập truyện kinh dị số 1) – Sư thầy cũng tin có ma quỷ? – cụ Bảy hỏi giọng chắc nịch….

Read more

Nhà có hai cửa sổ

(truyenngan.com.vn – Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn “Truyện kinh dị số 1”) Nhà có hai cửa sổ, hai cánh cửa phòng Thắng và nhà đối diện chỉ…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *