Để quên đi một người, đôi khi, là điều không thể. Thật tệ khi bạn lỡ yêu, nhưng không có được người đó. Và sẽ tệ hơn nữa khi bạn biết chắc rằng mối quan hệ của bạn rồi sẽ chẳng đi đến đâu.
Cách đây năm năm, tôi từng tin rằng chia tay là chuyện tệ nhất có thể xảy ra trong cuộc đời. Tôi từng tin rằng quên đi ai đó là chuyện khó khăn hơn cả, đặc biệt khi bạn tin rằng anh ta, hoặc cô ta, chính là người-đó (the one).
Cho đến một ngày, tôi tìm hiểu sâu hơn về tâm lý học tình yêu, và nhận ra rằng việc quên đi ai đó chỉ mất hai tuần, nếu tuân theo đúng hướng dẫn. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn với bạn.
1 LÀM SAO ĐỂ QUÊN ĐI MỘT NGƯỜI?
Một vài vấn đề bạn cần hiểu rõ:
– Khái niệm “người-đó” (The One) không có thật: Một trong các lý do chính khiến chúng ta không thể vượt qua những cuộc đổ vỡ là bởi ta tin vào khái niệm “người-đó”. Tâm trí vô thức của bạn sẽ không bao giờ hồi phục nếu nó khăng khăng tin rằng người vừa chia tay bạn chính là người tuyệt vời nhất trên đời. Chỉ khi hiểu được khái niệm “người-đó”, và rằng chúng ta có rất nhiều cơ hội (potential parters) ngoài kia, bạn mới thôi không đau đớn nữa.
– Rất nhiều người có thể là “người đó”: Tôi từng giải thích trong bài viết về tâm lý học tình yêu là chúng ta sẽ yêu người đáp ứng những tiêu chuẩn của chúng ta trong tâm trí vô thức. Nghĩa là, luôn có nhiều hơn một người phù hợp với yêu cầu của chúng ta. Bạn có thể yêu say đắm một người có những 30 đặc điểm trùng khớp với danh sách, trong khi đó, có thể vẫn còn người ngoài kia sở hữu đến 35 đặc điểm trùng khớp.
– Bị đá không có nghĩa là bạn tồi tệ: Trái với suy nghĩ thông thường, sau quãng thời gian chia tay, chúng ta trải qua sự đau đớn không hề liên quan đến người ta từng yêu, mà là bản ngã (egos). Chúng ta mất tự tin, lo lắng về tương lai và sợ hãi cảm giác đơn độc. Vậy nên, bạn sẽ vượt qua tất cả khi chia nhỏ các cảm giác chán chường, và hiểu tường tận nguyên nhân gốc rễ của chúng.
2. THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM
– Vượt qua những cảm xúc (emotions), không phải con người (person): Như tôi từng đề cập ở trên, bản ngã bị tổn thương và sự tự tin bị lung lay chính là những điều bạn cảm thấy tồi tệ sau khi chia tay. Bước đầu tiên, bạn cần lập ra danh sách (a list) những cảm xúc tiêu cực (bad feelings) trong bạn, và xác định rõ cái nào liên quan đến người bạn yêu, cái nào không.
– Mọi thứ khiến tôi nhớ về anh ấy: Nếu hai sự việc gắn kết với nhau trong tâm trí bạn, một trong hai việc xảy ra sẽ khiến bạn nhớ về việc còn lại. Đây được gọi là mẩu neo (anchor). Ví dụ như, việc nghe nhạc cũng có thể nhắc bạn nhớ về một tình huống cụ thể nào đó.
Khi bạn cố gắng quên ai đó, bạn thường phải đối mặt với rất nhiều mẩu neo gợi về hình ảnh và kỉ niệm cũ. Đây là lý do tại sao bạn cần học cách dẹp những mẩu neo này đi.
– Nghiện cảm giác yêu thương ngăn cản quá trình hồi phục sau khi chia tay: Nghiện cảm giác yêu thương (love addiction) là khi chúng ta nghiện mối quan hệ vì nó giúp giải quyết những vấn đề khác trong cuộc sống (solving other problems in their lives), và thoát khỏi cảm giác tiêu cực (getting rid of their bad emotions). Một số người bước vào mối quan hệ chỉ vì không muốn cô đơn (lonely), lo lắng (anxiety), hoặc trầm cảm (depression). Nếu bạn là một kẻ nghiện yêu (a love addict), bạn sẽ không bao giờ quên được người mình từng yêu cho đến khi bạn đối mặt với cảm giác nghiện ngập này thành công.
– Chấp nhận: Nếu bạn biết chắc rằng mối quan hệ này sẽ không đi đến đâu, bạn sẽ sớm hồi phục. Một người chỉ có thể quên đi ai đó khi chấp nhận sự thật rằng cả hai người sẽ không thể quay lại nữa. Bằng không, anh ta sẽ suốt đời sống trong sự chờ mong, và tổn thương.
Nguồn: Thì Là