Ký ức mùa hạ

Những hạt mưa lớn dần, trôi tuột qua kẽ tay thật hẹp. Thật chẳng cách nào hiểu nổi: Mưa có thể rơi hoài không ngớt, hà cớ gì người cứ phải xa nhau?

Cho Mic. Hãy yên nghỉ trên thiên đàng.

***

Dạo đó thành phố còn đơn sơ lắm, không tìm đâu ra những tòa cao ốc chọc trời như bây giờ. Cửa nhà san sát, từng hàng rêu ẩm chạy dài khắp bờ tường từ đầu xóm đến cuối xóm, trông chẳng khác nào những con sông cạn xanh biếc. Trưa hè oi ả, nắng gắt phủ lên mái ngói đỏ tươi, cách mấy lớp mà không khí vẫn hầm hập.

Tiếng ve kêu râm ran ru thằng nhóc ngày ấy chìm vào giấc ngủ êm đềm…

Ký ức mùa hạ

Hồi nhỏ tôi thường ốm yếu: Ho, sốt, nhức đầu, sổ mũi như cơm bữa. Một tuần có năm ngày đi học thì tôi nghỉ mất ba, cũng may các thầy cô nhân nhượng nên chưa bị ở lại lớp lần nào. Bố mẹ đi làm tối mịt mới về, hai chị gái cũng đi học cả ngày nên tôi thường xuyên phải ở nhà một mình với con Mic. Mỗi lần Mic nghịch ngợm làm đổ xoong thức ăn hoặc cắn bóng sủa gió, tôi lại tưởng tượng ra có trộm trèo tường vào nhà, báo hại nơ-ron thần kinh trong não sợ hãi run lên bần bật. Những lúc như vậy tôi chỉ còn cách ép mình đi ngủ. Đi ngủ rồi sẽ không còn sợ nữa, ngủ dậy mở mắt sẽ thấy mẹ về.

Đôi mắt thơ ngây từ từ khép lại, tiếng thở đều đặn vang lên trong không gian tĩnh mịch, nhẹ tựa cánh hoa rơi trên mặt đất. Mồ hôi lấm tấm trên khuôn trán trong một ngày lặng gió kéo theo giấc ngủ chập chờn. Tôi mơ hồ trông thấy mình đang bám lấy vạt áo mẹ, nước mắt nhỏ xuống từng giọt tí tách như mưa.

“Mẹ ơi! Con sợ ở nhà một mình lắm!”

Mẹ mỉm cười, dịu dàng xoa đầu tôi:

“Chín tuổi rồi đấy! Con đã lớn rồi!”

Những chín tuổi cơ đấy, vừa hay mới học thuộc lòng bảng cửu chương, biết được chín nhân chín bằng tám mươi mốt. So với hồi “một cộng một bằng hai” thì đúng là tôi đã lớn thật rồi!

Nụ cười khẽ hé trên môi trong vô thức. Tôi muốn trưởng thành thật nhanh, muốn trải nghiệm thế giới đầy sắc màu đang chờ đợi mình. Cô giáo dạy tôi rằng lớn rồi có thể xây dựng đất nước, có thể trở thành người có ích cho xã hội, có thể…

Tôi giật mình thức giấc, mắt nhắm mắt mở. Chuyện gì mà ồn ào dữ vậy?

Tiếng cô Nhiên hàng xóm the thé chói tai, không gian như bị xé toạc:

“Thằng Nam! Mày có dậy ngay không thì bảo, con Mic sắp chết đuối rồi kìa.”

Cái gì? Chết đuối?

Tôi căng thằng đến mức chẳng dám hít thở, hoảng hốt mở cửa lao một mạch ra bờ ao. Tôi còn đang thắc mắc tại sao không thấy con Mic sủa gió, thì ra nó chạy ra ngoài từ sáng tới giờ, ham chơi không cẩn thận nên té xuống nước. Mà nó có biết bơi đâu cơ chứ.

Mic! Mày đừng có chết!

Những bước chân nện xuống mặt đường như muốn giẫm nát cả thế giới. Gió hất tung từng lọn tóc phất phơ. Nước mắt chảy tràn khi tôi trông thấy con Mic chới với giữa dòng nước đục ngầu, bộ lông màu đen ướt nhẹp lấm tấm những cánh bèo xanh, hai chân trước không ngừng khua khoắng loạn xạ hòng ngoi lên trên.

“Cô Nhiên! Cứu con Mic đi cô ơi!” Tôi níu lấy cánh tay cô Nhiên lắc qua lắc lại.

“Cô… cô không biết bơi.”

“Hay là cô lấy cái xào chọc nó vào bờ nhé?”

“Cô đừng có chọc, chọc nó chìm xuống luôn thì sao.”

Tôi gào lên nức nở, nước mắt nhạt nhòa khắp khuôn mặt. Con Mic đã đuối lắm rồi, chẳng còn sức vùng vẫy kháng cự. Nó ăng ẳng kêu lên vài tiếng yếu ớt, cặp mắt đỏ ngầu nhìn tôi như muốn nói lời tạm biệt. Tôi chỉ biết khóc, ngoài khóc ra tôi không thể làm gì giúp nó.

Tôi rất ân hận, cực kì ân hận. Giá như hè vừa rồi tôi nghe lời mẹ đi học bơi, bây giờ tôi có thể nhảy xuống cứu con Mic rồi. Tại sao tôi lại không nghe lời mẹ. Nếu như mẹ ở đây, mẹ nhất định biết phải làm gì. Mẹ biết tất cả mọi thứ.

Mẹ ơi! Mẹ ở đâu?

Tôi bất lực nhìn con Mic bị dòng nước cuốn ra xa. Xen giữa những tiếng nấc nghẹn ngào, giọng cười khúc khích thoáng qua tai khiến cảm xúc đóng băng trong giây lát. Tôi quay đầu nhìn lại, bắt gặp nụ cười rực rỡ như nắng hạ của một cô bé. Máu trong người sôi đến một trăm độ, tưởng có thể bốc hơi ra ngoài:

“Chó nhà tôi sắp chết kia kìa, cười cái gì mà cười?”

Cô bé tiến đến đặt tay lên vai tôi, gương mặt bình thản như mặt hồ phẳng lặng.

“Không chết được đâu, vì có em ở đây.”

Thật lớn lối! Một con nhóc thấp hơn tôi tận nửa cái đầu thì có thể làm được gì trong tình huống này. Tôi lại bắt đầu mếu máo, đôi mắt sưng húp bị nắng gắt rọi thẳng vào, bỏng rát như có lửa thiêu.

Thỉnh lình tôi nghe thấy “ùm” một tiếng, nước ao bắn tung téo lên tận mặt, một vài giọt chui cả vào miệng, vị lờ lợ. Tôi ngơ ngác nhìn con bé bơi một mạch ra giữa ao, kéo con Mic vào bờ.

“Chó nhà anh đây, vẫn sống nhé.” Cô bé chỉ tay vào Mic nằm dưới đất.

Tôi vừa khóc vừa cười, chạy đến quỳ xuống bên con Mic đang khó nhọc há miệng thở ra từng tiếng hổn hển. Bụng nó trương phình, bốn chân cứng đờ không thể cử động.

“Nó làm sao thế?” Tôi ôm Mic vào lòng, nước mắt đã cạn khô vẫn không ngừng rưng rức.

Đôi mắt trong vắt mở to nhìn tôi, lấp lánh ý cười. Toàn thân cô bé ướt sũng, từng giọt từng giọt chảy xuống cằm lung linh như những vì sao nhỏ.

“Không sao đâu! Nó uống hơi nhiều nước thôi, một lát nữa sẽ ổn.”

“Thật hả?”

“Thật!”

Tôi cười “hì hì” ngay được, miệng ngoác rộng tới tận mang tai. Cô bé chẳng bận tâm đến tôi nữa, tung tăng chân sáo chạy vào nhà cô Nhiên. Linh hồn lơ đễnh bừng tỉnh khi nhận ra nó vừa bỏ sót điều gì, vội vàng gọi với theo:

“Khoan đã! Em tên gì?”

Cô bé ngoái đầu nhìn lại, gương mặt bầu bĩnh bừng sáng dưới ánh mặt trời.

“Em tên Thanh.”

Thanh à? Cái tên nghe mới thật đẹp! Mà sao Thanh lại chạy vào nhà cô Nhiên nhỉ? Tôi còn đang thắc mắc thì trông thấy cô Nhiên cười cười vẻ tự hào lắm.

“Con gái cô mới ở quê lên đó, giỏi không Nam?”

Tôi gật đầu lia lịa, giọt nước mắt cuối cùng phôi pha tan vào nắng.

“Thanh giỏi hơn cô, giỏi như mẹ cháu.”

Cô Nhiên lườm tôi một cái rồi bỏ vào nhà. Con Mic đã bớt đờ đẫn, rướn cổ liếm liếm vào mặt tôi như đồng tình. Tôi nhẹ nhàng vuốt ve nó, không thể ngừng tự cười một mình.

“Thanh giỏi thật, Mic nhỉ?”

***

Từ đó con Mic quấn quýt bên Thanh không rời. Cổng nhà mà khép hờ một chút là nó lỉnh sang nhà Thanh ngay, gọi thế nào cũng không chịu về. Lũ gà nhà cô Nhiên coi Mic như hung thần, mới nghe bóng gió vài tiếng sủa đã cuống cuồng nhảy hết lên hàng rào. Cô Nhiên bực lắm, thường xuyên than phiền với mẹ tôi về vị khách không mời này.

Tôi và Thanh cũng dính lấy nhau như hình với bóng. Thanh rất mê chơi đồ hàng, suốt ngày rủ tôi ra cánh đồng kế bên bờ ao ngắt đủ các loại hoa lá cành đem về. Tôi tuy không hứng thú với trò “con gái” này nhưng luôn chiều ý cô nàng. Dù sao đi chơi với Thanh cũng vui hơn phải nằm nhà một mình.

Con Mic hay bám đuôi chúng tôi, mấy lần nghịch ngợm chạy vào ruộng rau nhà bà Tư, báo hại cả bọn bị đuổi chạy vắt chân lên cổ.

“Chó nhà đứa nào giẫm nát hết rau của bà rồi nhé, để bà bắt được thì liệu hồn.”

Lần nào chúng tôi cũng chạy thoát, sau đó nấp vào một góc nhìn nhau khúc khích cười, trời không sợ, đất càng không sợ. Cho đến một hôm con Mic chậm chân bị tóm, mông bị nện mấy gậy kêu ăng ẳng. Hai đứa không còn cách nào khác đành phải ra mặt nhận lỗi.

“Chó nhà hai đứa bây đúng không?”

“Dạ phải.” Tôi lí nhí đáp.

“Lần thứ mấy phá ruộng rau nhà bà rồi? Bà đem làm thịt nhé?” Bà Tư vừa nói vừa giơ giơ cái liềm cắt cỏ lên trông rất kinh hãi.

“Không! Bà đừng thịt nó. Cháu đền cho bà là được chứ gì.” Tôi gào lên, mới nói mấy câu mà khóe mắt đã rơm rớm nước.

Bà Tư ngẫm nghĩ một hồi, nhìn tôi từ đầu đến chân.

“Đền thế nào?”

Tôi luống cuống liệt kê hết mọi “tài sản” của mình:

“Cháu có sách vở.”

“Mắt bà mờ rồi, đọc không nổi.”

“Quần áo của cháu đẹp lắm.”

“Quần áo trẻ con bà mặc không vừa.”

Tôi lại mếu máo, mắt đỏ hoe:

“Mẹ cho cháu năm ngàn ăn sáng, cháu nhịn ăn đưa cho bà. Xin bà đừng làm thịt con Mic!”

Bà Tư gật gù tỏ vẻ hài lòng, sau đó đưa mắt về phía Thanh.

“Còn con bé này thì sao? Định đền bà cái gì?”

Thanh ngẩng lên nhìn bà Tư, hai gò má hây hây ửng hồng, giọng nói nhỏ nhẹ như rót mật vào tai:

“Cháu không có gì cả, nhưng Bà Tư tốt bụng lắm, bà không nỡ thịt con Mic đâu, bà nhỉ?”

Hai chữ “tốt bụng” vừa thoát ra khỏi miệng, bà Tư liền móm mém cười, hai mắt híp cả lại.

“Con nhỏ nhà ai mà khéo miệng ghê ghớm.”

Thanh nhoẻn miệng, để lộ má lúm đồng tiền xinh xắn. Thêm một vài nụ cười trong veo in lên nắng, bà Tư không thể cầm lòng được nữa:

“Thôi được rồi, lần này bà tha.”

Con Mic được thả, mừng rỡ chạy đến dụi đầu vào chân Thanh, đôi mắt lim dim. Tôi hết nhìn những luống rau bầm dập lại quay sang nhìn Thanh, tự hỏi có thật ngàn vạn giọt nước mắt rớt xuống cũng không bằng một câu nói của cô bé ấy.

Có chuyện gì em không làm được không, Thanh?

Ở trường, có lần cô giáo từng nói: “Mỗi người là một cá thể đặc biệt”, nên tôi luôn cho rằng bản thân rất đặc biệt, dù nhìn từ trong ra ngoài không thấy chỗ nào hơn người, nhưng cứ khăng khăng rằng nhất định phải đặc biệt ở đâu đó. Sau khi quen biết Thanh mới ngộ ra mình chỉ là một người bình thường, thậm chí là người bình thường nhất trong số những người bình thường. Từ những việc nhỏ như cầm chổi quét nhà đến chuyện học hành “đại sự”, Thanh làm gì cũng giỏi hơn tôi. Mẹ tôi mừng ra mặt vì cuối cùng đã tìm thấy hình mẫu “con nhà người ta” để tôi noi gương.

Khi nhà cửa bừa bộn:

“Con trai gì mà lười chảy thây, không bằng cái Thanh nhà cô Nhiên.”

Khi tôi kêu sợ phải ở nhà một mình:

“Thanh nó ở nhà một mình suốt có sao đâu.”

Khi tôi bị điểm kém:

“Mày xách dép cho cái Thanh, nó toàn được chín với mười.”

Tôi ấm ức lắm, thỉnh thoảng có cãi lại mẹ:

“Vâng! Thanh cái gì cũng tốt, Thanh mới là con của mẹ.”

Mẹ tôi không những không nổi giận, trái lại còn cười bí ẩn:

“Biết đâu sau này con bé sẽ gọi tôi một tiếng mẹ thật chứ chẳng đùa.”

Từng câu từng chữ thốt ra như được quệt mật ong, còn chưa chạm đến lưỡi đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào, ngọt đến mức khiến tôi không thể chống đỡ nổi. Tôi tức điên, ngửa mặt hỏi trời:

“Tại sao con không có điểm gì bằng Thanh hết vậy?”

Bầu trời hôm ấy biêng biếc một màu lam. Tôi cảm giác ông trời nhìn tôi cười hắt ra, làn hơi mỏng manh ngưng tụ thành những đám mây trắng trôi hờ hững.

Thế là trời cũng không biết rồi.

***

Cứ mỗi dịp nghỉ hè, mẹ lại bắt tôi đi học võ. Mẹ bảo cơ thể tôi yếu ớt nên phải tập luyện cho khỏe lên. Tôi nghĩ đến mấy bài tập xoạc chân với ép vai liền sợ hãi đến mức chân tay bủn rủn, ngay lập tức cự tuyệt:

“Con không đi đâu! Con thích ở nhà chơi với Thanh cơ!”

Mẹ tôi thở dài một tiếng, miệng lẩm bẩm:

“Thằng bé này hay nhỉ, mọi năm đều đi có sao đâu?”

Đúng là mọi năm tôi đều đi tập võ, phần vì tự ái bị mẹ chê “yếu như sên”, phần vì không muốn phải ở nhà một mình, nhưng năm nay có Thanh chơi cùng nên tôi chẳng muốn đi đâu nữa.

Thấy mẹ không nói gì, tôi đinh ninh thế là thoát rồi, nào ngờ mới xoay người định bỏ đi liền bị một câu nói “lay động tâm can” cản lại:

“Thanh nó cũng thích tập võ lắm đấy.”

Tôi bỗng trở nên thẫn thờ, đôi mắt lơ đãng nhìn vào khoảng không vô định phía trước. Một ý nghĩ ma mãnh lóe lên trong đầu khiến thái độ của tôi quay ngoắt một trăm tám mươi độ:

“Mẹ nói đúng! Ngày mai đi luôn được không mẹ?”

Tôi chạy sang nhà cô Nhiên tìm Thanh, mới nhắc đến hai chữ “học võ” đã thấy cô nàng mắt sáng long lanh, gật đầu lia lịa. Tôi mừng còn hơn lúc được điểm mười, đêm hôm đó cuộn mình trong chăn mà háo hức không sao ngủ được. Cuối cùng tôi cũng tìm ra cơ hội lên mặt với đứa “con nhà người ta” này. Tôi không tin ngay đến trò tập võ Thanh cũng giỏi hơn mình. Không biết vẻ mặt cô nàng lúc bị ép xoạc chân sẽ khổ sở đến mức nào nhỉ?

Ngày hôm sau, mẹ chở tôi và Thanh đến nhà văn hóa quận. Mùa hạ gõ cửa luôn kéo theo những đợt nắng gắt như đổ lửa, càng làm hai đứa cảm thấy bức bối khi khoác lên mình bộ võ phục dày cộp.

Sau vài động tác khởi động cơ bản, tôi bắt đầu giở trò “ma cũ bắt nạt ma mới”, khuôn mặt đột ngột tỏ ra nghiêm trọng:

“Lát nữa phải xoạc chân đau lắm, em đừng có khóc nhé!”

Nắng vàng rực rỡ soi tỏ vẻ ương bướng trên gương mặt cô bé đối diện, tiếng cười cuốn theo cơn gió hiếm hoi, thổi mái tóc phất phơ từng sợi. Thanh nghiêng đầu nhìn tôi, mùa hạ sáng bừng như thu cả vào trong đôi mắt ấy.

“Ý anh là như thế này hả?”

Cô nàng vừa nói vừa thực hiện động tác xoạc ngang theo cách thuần thục, hai chân tạo thành một đường thẳng hoàn mỹ. Thầy giáo hướng dẫn đứng gần đó cũng không khỏi gật gù khen ngợi, còn tôi như khúc gỗ bị ai đó cắm lên mặt đất, nhất thời không biết nên phản ứng thế nào.

Thôi xong rồi! Xong thật rồi! Tôi bắt đầu hối hận về quyết định bồng bột ban đầu của mình. Những tưởng có thể chứng kiến cảnh con bé bị thầy ép xoạc chân đến phát khóc, nào ngờ trên đời lại thực sự tồn tại đứa học trò “chưa dạy đã hiểu”, nói theo kiểu mấy bộ phim kiếm hiệp trên ti vi là gì nhỉ? Phải rồi, là “kỳ tài luyện võ”.

Thấy tôi đứng chôn chân như người mất hồn, thầy giáo cất giọng nhắc nhở:

“Nam cũng xoạc thử thầy xem nào.”

Trái tim nhỏ bé đòi nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi len lén liếc sang ánh mắt chờ đợi của con bé (và cả thầy giáo), rón rén bước lên và bắt đầu thực hiện động tác.

Tập võ suốt mấy năm ròng, tôi gắng hết sức cũng chỉ xoạc được một góc 170 độ, nghiến răng nghiến lợi cách mấy cũng không thể tiến thêm phân nào. Thình lình, thầy giáo xuất hiện từ phía sau, đặt bàn tay “lạnh ngắt vô tình” lên vai tôi rồi dùng lực ấn xuống không thương tiếc. Con bé đứng bên cạnh vừa cười toe toét, vừa hào hứng đếm to:

“Một bảy mốt.”

“Một bảy hai.”

“Một bảy ba.”

“Một tám mươi.”

Tôi nằm bẹp dí dưới đất, gần như không thể đứng lên nổi.

Trời ơi, đau đến mức không thốt nên lời.

Con trai lúc nào cũng cố tỏ ra mạnh mẽ trước mặt con gái, dù chẳng hiểu mình muốn chứng minh cái quái gì. Tôi cũng chỉ là một thằng con trai hiếu thắng, kết quả càng đấu, càng thua thảm hại.

Nhưng không sao! Cô giáo đã dạy: “Thất bại là mẹ thành công.”

***

Tôi đi học thêm về, ngay lập tức chạy sang nhà Thanh tìm con chó “phản chủ”. Rõ ràng là chó nhà mình mà suốt ngày sang nhà người ta ăn nhờ ở đậu, báo hại lúc mình muốn vuốt ve thì chẳng thấy đâu.

“Mic ơi! Về nhà mình thôi Mic ơi.”

Nhìn thấy tôi từ xa, con Mic nằm trong góc sân phe phẩy cái đuôi nhưng vẫn chẳng thèm nhấc mông lên. Thật không biết xấu hổ là gì.

Thanh chạy ra mở cửa, mắt đỏ hoe nhưng vẫn nhoẻn miệng cười:

“Anh đi học về rồi à?”

“Ừ! Em mới khóc à? Có chuyện gì thế?”

“Không có gì đâu!”

“Sao lại không có gì? Nói anh nghe xem, đứa nào dám bắt nạt em?”

“Không phải đứa nào, mà là… mẹ em.”

“Mẹ em? Thế thì anh không… xử lý được rồi.”

Tôi tiu nghỉu, trong đầu nhớ đến câu truyện cổ tích cô vừa kể ở lớp học thêm. Tấm lội xuống ao sâu gội đầu. Trên bờ, Cám thừa cơ trút hết tôm tép từ giỏ của Tấm vào giỏ của mình rồi bỏ về trước. Khi Tấm bước lên thì phát hiện giỏ rỗng không. Sợ bị dì mắng, Tấm bưng mặt khóc “hu hu”. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”, nghe tiếng Thanh trả lời:

“Sắp vào năm học rồi. Mẹ bắt em về quê.”

Lúc đó tôi chỉ ước Bụt thực sự tồn tại, tôi sẽ nhờ Bụt an ủi con bé. “Thôi con nín đi, để Bụt thuyết phục mẹ”. Nhưng đáng tiếc Bụt làm gì có thật, còn tôi chẳng biết phải nói gì, càng không biết nên làm gì, vô cớ buồn bực, chạy vào lôi cổ con Mic kéo xồng xộc một mạch về nhà.

Những ngày cuối hạ nắng biến đi đâu mất, trời cứ mưa suốt, rả rích từ sáng tới cuối chiều mới tạnh. Thế là lại sắp qua một mùa hè, càng gần đến ngày phải nói lời tạm biệt với Thanh. Dạo này tôi ít sang nhà cô Nhiên chơi, chơi mà cứ bị buồn thì thà ở nhà ngắm mưa cho thích. Rồi vô tình tôi nhận ra mình nghĩ đến con bé nhiều hơn, trên đường đi học thêm, giữa những bữa ăn và thậm chí cả trong giấc ngủ. Tôi ghét cay ghét đắng cái cảm giác bức bối đang manh nha trong tim, ghét mà không biết phải ghét ai, giận mà không biết phải giận ai.

Thôi thì đành trút giận lên cô Nhiên, đã không biết bơi lại còn thích làm việc dỗi hơi, đang yên đang lành nỡ lòng chia cắt một tình bạn đẹp. Cô Nhiên bán hàng rau ngoài chợ mãi tận trưa mới về, buổi sáng trời mưa thường gọi điện về nhờ tôi sang nhà rút hộ quần áo (nhà cô không có máy điện thoại). Bình thường tôi cũng thích đóng vai chính diện đấy, nhưng từ khi cô “bắt nạt” Thanh thì…

“Cô nói gì cháu nghe không rõ?”

“Mất sóng hay sao í. Thôi cháu cúp máy nha.”

Tự dưng lòng hả hê đến lạ. Quần áo ơi cứ việc ướt hết đi.

Mấy hôm liền tôi nằm ở nhà, không thèm võ vẽ gì nữa. Xoạc được thì xoạc không xoạc được thì thôi, 170 và 180 cũng chỉ khác nhau 10, có gì mà ghê ghớm? Ngoài sân Mic đang nằm cuộn tròn trên tấm phản, xịu mặt buồn bã vì nhiều ngày chưa được gặp Thanh. Nó bỏ ăn đã mấy hôm liền, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn sức gân cổ lên sủa gió vài tiếng, ồn ào không thể tả.

“Sủa cái gì mà sủa? Có cái lá rơi cũng sủa. Chó gì mà… dốt thế không biết.”

Nhưng ngoài lá rơi ra còn một người khác nữa…

“Anh Nam ơi, em đây.”

“Ơ, Thanh à?”

Lòng vui phấp phới khi tôi trông thấy Thanh đứng trước cổng nhà, trên người khoác chiếc áo mưa xanh lam, cánh tay giơ lên cao không ngừng vẫy vẫy. Nụ cười trên môi con bé tựa đóa hoa bung nở ngày mưa, tươi tắn nhưng phảng phất buồn.

“Sao lâu rồi anh không sang nhà em chơi?”

“Ừ tại… Mic bị ốm.”

Hai chúng tôi che chung áo mưa ra sân thăm con Mic. Vừa nhìn thấy Thanh, nó mừng rỡ nhảy chồm lên, cái đuôi ngoáy tít.

“Em có đi thì dắt nó theo luôn nhé.”

Thanh ngồi thụp xuống vuốt ve bộ lông đen óng mượt, tay gãi gãi cổ con Mic.

“Anh ở lại nhớ chăm sóc nó chu đáo nhé.”

“Biết rồi.”

“Không được để nó chơi gần bờ ao nữa.”

“Biết rồi.”

“Lúc nào rảnh anh đi học bơi đi.”

“Biết rồi.”

“Nếu bị bà Tư bắt thì chỉ cần nịnh bà vài câu là được.”

“Biết rồi.”

“Con trai đừng hơi một tí là khóc.”

“Biết rồi.”

Chiều hôm ấy cô Nhiên đưa Thanh về quê. Tôi thẫn thờ ngồi bên khung cửa sổ, vừa ngắm mưa rơi vừa đợi mẹ về. Tối hôm đó mẹ về nhà rất muộn, mưa vương trên mái tóc ướt nhèm. Tôi thò tay ra ngoài khung cửa hứng mưa, lơ đãng hỏi mẹ:

“Mẹ ơi! Sao con cứ nhớ mãi một người?”

Mẹ xoa đầu tôi, cười bí ẩn: “Thế là con thích người ta mất rồi.”

“Ai mà thèm thích con bé dễ thương nhưng… cái gì cũng biết ấy chứ.”

Nói xong mới biết mình lỡ miệng, nhưng dù sao con bé cũng đi rồi.

Những hạt mưa lớn dần, trôi tuột qua kẽ tay thật hẹp. Thật chẳng cách nào hiểu nổi: Mưa có thể rơi hoài không ngớt, hà cớ gì người cứ phải xa nhau?

***

Những cơn mưa âm thầm đi qua, dọc theo chiều dài thời gian không ngừng nghỉ. Mưa không lấy đi điều gì, nhưng để lại vô số nét khắc ký ức bền bỉ theo năm tháng. Một ngày khi đôi mắt khẽ hé sau giấc ngủ mơ màng, tôi nhận ra mình đã trưởng thành, và bên tôi vẫn là cô bé năm nào. Hai bàn tay đan vào nhau thật chặt, từng nhịp thở nóng ran ở khoảng cách rất gần.

“Dậy đi anh, chúng mình đi thăm con Mic.”

Tôi ngồi dậy và nắm tay cô ấy đi ra sân. Tiếng máy móc ồn ào từ công trường xây dựng cách đó mấy dãy nhà lan khắp không gian, tôi nghe nói người ta muốn xây một tòa chung cư lớn trên khu đất nơi trước kia là ao và ruộng rau.

Bước chân dừng lại trước ngôi mộ nhỏ trong vườn. Tôi nhớ rất rõ ngày đôi mắt con Mic khép lại và không mở ra nữa, tôi đã ngốc nghếch uống thật nhiều nước với hy vọng mình có thêm chút nước mắt để khóc. Mẹ nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, thì thầm bên tai tôi rằng trưởng thành là khi con hiểu được: Nhiều thứ sẽ không còn nguyên vẹn trước sức công phá mãnh liệt của thời gian, bao gồm cả sinh mệnh.

“Chúng ta sẽ không quên nó, phải không?”

Hít vào một hơi thật sâu, cô ấy đáp lại tôi bằng nụ cười nhẹ bẫng. Ánh mắt hai đứa giao nhau, rồi thôi không rời đi nữa, cho tới khi gấu áo bị một bàn tay nhỏ xinh kéo về phía sau, tôi xoay người nhìn lại.

Cậu bé trông giống hệt tôi hồi nhỏ với gương mặt bụ bẫm và cặp mắt long lanh xoe tròn, nhưng không hiểu vì lý do gì cứ cúi đầu nhìn đất mãi.

“Bố ơi…”

“Chuyện gì thế con?”

“Con có điều muốn hỏi…” Cậu bé ngập ngừng.

“Ừ, con cứ hỏi đi.”

“Sao… sao con cứ nhớ mãi một người?”

“Là ai thế? Kể cho bố mẹ nghe được không?”

“Một bạn học cùng lớp con. Bạn ấy xinh xắn lắm.”

Tôi bế cậu bé lên, cúi gần để nhìn rõ hơn tia sáng vừa lóe lên trong mắt cậu.

“Thế là con thích người ta mất rồi.”

Cũng giống như năm đó, mưa đổ xuống thành phố dù chưa từng ước hẹn. Tình yêu bắt đầu bằng một cuộc hạnh ngộ, lớn lên bằng nỗi nhớ, đơm hoa kết trái bằng sự quan tâm, và sẽ mãi mãi tồn tại ở khoảnh khắc nào đó, chẳng hạn như khi ba người một nhà đứng bên nhau trong mùa hạ, xung quanh là những mảnh ghép ký ức được mưa bao bọc, vỗ về tươi nguyên và trọn vẹn.

Raxu Nguyễn

Cho Mic. Hãy yên nghỉ trên thiên đàng.

 

Dạo đó thành phố còn đơn sơ lắm, không tìm đâu ra những tòa cao ốc chọc trời như bây giờ. Cửa nhà san sát, từng hàng rêu ẩm chạy dài khắp bờ tường từ đầu xóm đến cuối xóm, trông chẳng khác nào những con sông cạn xanh biếc. Trưa hè oi ả, nắng gắt phủ lên mái ngói đỏ tươi, cách mấy lớp mà không khí vẫn hầm hập.

 

Tiếng ve kêu râm ran ru thằng nhóc ngày ấy chìm vào giấc ngủ êm đềm…

 

Hồi nhỏ tôi thường ốm yếu: Ho, sốt, nhức đầu, sổ mũi như cơm bữa. Một tuần có năm ngày đi học thì tôi nghỉ mất ba, cũng may các thầy cô nhân nhượng nên chưa bị ở lại lớp lần nào. Bố mẹ đi làm tối mịt mới về, hai chị gái cũng đi học cả ngày nên tôi thường xuyên phải ở nhà một mình với con Mic. Mỗi lần Mic nghịch ngợm làm đổ xoong thức ăn hoặc cắn bóng sủa gió, tôi lại tưởng tượng ra có trộm trèo tường vào nhà, báo hại nơ-ron thần kinh trong não sợ hãi run lên bần bật. Những lúc như vậy tôi chỉ còn cách ép mình đi ngủ. Đi ngủ rồi sẽ không còn sợ nữa, ngủ dậy mở mắt sẽ thấy mẹ về.

 

Đôi mắt thơ ngây từ từ khép lại, tiếng thở đều đặn vang lên trong không gian tĩnh mịch, nhẹ tựa cánh hoa rơi trên mặt đất. Mồ hôi lấm tấm trên khuôn trán trong một ngày lặng gió kéo theo giấc ngủ chập chờn. Tôi mơ hồ trông thấy mình đang bám lấy vạt áo mẹ, nước mắt nhỏ xuống từng giọt tí tách như mưa.

 

“Mẹ ơi! Con sợ ở nhà một mình lắm!”

 

Mẹ mỉm cười, dịu dàng xoa đầu tôi:

 

“Chín tuổi rồi đấy! Con đã lớn rồi!”

 

Những chín tuổi cơ đấy, vừa hay mới học thuộc lòng bảng cửu chương, biết được chín nhân chín bằng tám mươi mốt. So với hồi “một cộng một bằng hai” thì đúng là tôi đã lớn thật rồi!

 

Nụ cười khẽ hé trên môi trong vô thức. Tôi muốn trưởng thành thật nhanh, muốn trải nghiệm thế giới đầy sắc màu đang chờ đợi mình. Cô giáo dạy tôi rằng lớn rồi có thể xây dựng đất nước, có thể trở thành người có ích cho xã hội, có thể…

 

Tôi giật mình thức giấc, mắt nhắm mắt mở. Chuyện gì mà ồn ào dữ vậy?

 

Tiếng cô Nhiên hàng xóm the thé chói tai, không gian như bị xé toạc:

 

“Thằng Nam! Mày có dậy ngay không thì bảo, con Mic sắp chết đuối rồi kìa.”

 

Cái gì? Chết đuối?

 

Tôi căng thằng đến mức chẳng dám hít thở, hoảng hốt mở cửa lao một mạch ra bờ ao. Tôi còn đang thắc mắc tại sao không thấy con Mic sủa gió, thì ra nó chạy ra ngoài từ sáng tới giờ, ham chơi không cẩn thận nên té xuống nước. Mà nó có biết bơi đâu cơ chứ.

 

Mic! Mày đừng có chết!

 

Những bước chân nện xuống mặt đường như muốn giẫm nát cả thế giới. Gió hất tung từng lọn tóc phất phơ. Nước mắt chảy tràn khi tôi trông thấy con Mic chới với giữa dòng nước đục ngầu, bộ lông màu đen ướt nhẹp lấm tấm những cánh bèo xanh, hai chân trước không ngừng khua khoắng loạn xạ hòng ngoi lên trên.

 

“Cô Nhiên! Cứu con Mic đi cô ơi!” Tôi níu lấy cánh tay cô Nhiên lắc qua lắc lại.

 

“Cô… cô không biết bơi.”

 

“Hay là cô lấy cái xào chọc nó vào bờ nhé?”

 

“Cô đừng có chọc, chọc nó chìm xuống luôn thì sao.”

 

Tôi gào lên nức nở, nước mắt nhạt nhòa khắp khuôn mặt. Con Mic đã đuối lắm rồi, chẳng còn sức vùng vẫy kháng cự. Nó ăng ẳng kêu lên vài tiếng yếu ớt, cặp mắt đỏ ngầu nhìn tôi như muốn nói lời tạm biệt. Tôi chỉ biết khóc, ngoài khóc ra tôi không thể làm gì giúp nó.

 

Tôi rất ân hận, cực kì ân hận. Giá như hè vừa rồi tôi nghe lời mẹ đi học bơi, bây giờ tôi có thể nhảy xuống cứu con Mic rồi. Tại sao tôi lại không nghe lời mẹ. Nếu như mẹ ở đây, mẹ nhất định biết phải làm gì. Mẹ biết tất cả mọi thứ.

 

Mẹ ơi! Mẹ ở đâu?

 

Tôi bất lực nhìn con Mic bị dòng nước cuốn ra xa. Xen giữa những tiếng nấc nghẹn ngào, giọng cười khúc khích thoáng qua tai khiến cảm xúc đóng băng trong giây lát. Tôi quay đầu nhìn lại, bắt gặp nụ cười rực rỡ như nắng hạ của một cô bé. Máu trong người sôi đến một trăm độ, tưởng có thể bốc hơi ra ngoài:

 

“Chó nhà tôi sắp chết kia kìa, cười cái gì mà cười?”

 

Cô bé tiến đến đặt tay lên vai tôi, gương mặt bình thản như mặt hồ phẳng lặng.

 

“Không chết được đâu, vì có em ở đây.”

 

Thật lớn lối! Một con nhóc thấp hơn tôi tận nửa cái đầu thì có thể làm được gì trong tình huống này. Tôi lại bắt đầu mếu máo, đôi mắt sưng húp bị nắng gắt rọi thẳng vào, bỏng rát như có lửa thiêu.

 

Thỉnh lình tôi nghe thấy “ùm” một tiếng, nước ao bắn tung téo lên tận mặt, một vài giọt chui cả vào miệng, vị lờ lợ. Tôi ngơ ngác nhìn con bé bơi một mạch ra giữa ao, kéo con Mic vào bờ.

 

“Chó nhà anh đây, vẫn sống nhé.” Cô bé chỉ tay vào Mic nằm dưới đất.

 

Tôi vừa khóc vừa cười, chạy đến quỳ xuống bên con Mic đang khó nhọc há miệng thở ra từng tiếng hổn hển. Bụng nó trương phình, bốn chân cứng đờ không thể cử động.

 

“Nó làm sao thế?” Tôi ôm Mic vào lòng, nước mắt đã cạn khô vẫn không ngừng rưng rức.

 

Đôi mắt trong vắt mở to nhìn tôi, lấp lánh ý cười. Toàn thân cô bé ướt sũng, từng giọt từng giọt chảy xuống cằm lung linh như những vì sao nhỏ.

 

“Không sao đâu! Nó uống hơi nhiều nước thôi, một lát nữa sẽ ổn.”

 

“Thật hả?”

 

“Thật!”

 

Tôi cười “hì hì” ngay được, miệng ngoác rộng tới tận mang tai. Cô bé chẳng bận tâm đến tôi nữa, tung tăng chân sáo chạy vào nhà cô Nhiên. Linh hồn lơ đễnh bừng tỉnh khi nhận ra nó vừa bỏ sót điều gì, vội vàng gọi với theo: 

 

“Khoan đã! Em tên gì?”

 

Cô bé ngoái đầu nhìn lại, gương mặt bầu bĩnh bừng sáng dưới ánh mặt trời.

 

“Em tên Thanh.”

 

Thanh à? Cái tên nghe mới thật đẹp! Mà sao Thanh lại chạy vào nhà cô Nhiên nhỉ? Tôi còn đang thắc mắc thì trông thấy cô Nhiên cười cười vẻ tự hào lắm.

 

“Con gái cô mới ở quê lên đó, giỏi không Nam?”

 

Tôi gật đầu lia lịa, giọt nước mắt cuối cùng phôi pha tan vào nắng.

 

“Thanh giỏi hơn cô, giỏi như mẹ cháu.”

 

Cô Nhiên lườm tôi một cái rồi bỏ vào nhà. Con Mic đã bớt đờ đẫn, rướn cổ liếm liếm vào mặt tôi như đồng tình. Tôi nhẹ nhàng vuốt ve nó, không thể ngừng tự cười một mình.

 

“Thanh giỏi thật, Mic nhỉ?”

 

***

 

Từ đó con Mic quấn quýt bên Thanh không rời. Cổng nhà mà khép hờ một chút là nó lỉnh sang nhà Thanh ngay, gọi thế nào cũng không chịu về. Lũ gà nhà cô Nhiên coi Mic như hung thần, mới nghe bóng gió vài tiếng sủa đã cuống cuồng nhảy hết lên hàng rào. Cô Nhiên bực lắm, thường xuyên than phiền với mẹ tôi về vị khách không mời này.

 

Tôi và Thanh cũng dính lấy nhau như hình với bóng. Thanh rất mê chơi đồ hàng, suốt ngày rủ tôi ra cánh đồng kế bên bờ ao ngắt đủ các loại hoa lá cành đem về. Tôi tuy không hứng thú với trò “con gái” này nhưng luôn chiều ý cô nàng. Dù sao đi chơi với Thanh cũng vui hơn phải nằm nhà một mình.

 

Con Mic hay bám đuôi chúng tôi, mấy lần nghịch ngợm chạy vào ruộng rau nhà bà Tư, báo hại cả bọn bị đuổi chạy vắt chân lên cổ.

 

“Chó nhà đứa nào giẫm nát hết rau của bà rồi nhé, để bà bắt được thì liệu hồn.”

 

Lần nào chúng tôi cũng chạy thoát, sau đó nấp vào một góc nhìn nhau khúc khích cười, trời không sợ, đất càng không sợ. Cho đến một hôm con Mic chậm chân bị tóm, mông bị nện mấy gậy kêu ăng ẳng. Hai đứa không còn cách nào khác đành phải ra mặt nhận lỗi.

 

“Chó nhà hai đứa bây đúng không?”

 

“Dạ phải.” Tôi lí nhí đáp.

 

“Lần thứ mấy phá ruộng rau nhà bà rồi? Bà đem làm thịt nhé?”  Bà Tư vừa nói vừa giơ giơ cái liềm cắt cỏ lên trông rất kinh hãi.

 

“Không! Bà đừng thịt nó. Cháu đền cho bà là được chứ gì.” Tôi gào lên, mới nói mấy câu mà khóe mắt đã rơm rớm nước.

 

Bà Tư ngẫm nghĩ một hồi, nhìn tôi từ đầu đến chân.

 

“Đền thế nào?”

 

Tôi luống cuống liệt kê hết mọi “tài sản” của mình:

 

“Cháu có sách vở.”

 

“Mắt bà mờ rồi, đọc không nổi.”

 

“Quần áo của cháu đẹp lắm.”

 

“Quần áo trẻ con bà mặc không vừa.”

 

Tôi lại mếu máo, mắt đỏ hoe:

 

“Mẹ cho cháu năm ngàn ăn sáng, cháu nhịn ăn đưa cho bà. Xin bà đừng làm thịt con Mic!”

 

Bà Tư gật gù tỏ vẻ hài lòng, sau đó đưa mắt về phía Thanh.

 

“Còn con bé này thì sao? Định đền bà cái gì?”

 

Thanh ngẩng lên nhìn bà Tư, hai gò má hây hây ửng hồng, giọng nói nhỏ nhẹ như rót mật vào tai:

 

“Cháu không có gì cả, nhưng Bà Tư tốt bụng lắm, bà không nỡ thịt con Mic đâu, bà nhỉ?”

 

Hai chữ “tốt bụng” vừa thoát ra khỏi miệng, bà Tư liền móm mém cười, hai mắt híp cả lại.

 

“Con nhỏ nhà ai mà khéo miệng ghê ghớm.”

 

Thanh nhoẻn miệng, để lộ má lúm đồng tiền xinh xắn. Thêm một vài nụ cười trong veo in lên nắng, bà Tư không thể cầm lòng được nữa:

 

“Thôi được rồi, lần này bà tha.”

 

Con Mic được thả, mừng rỡ chạy đến dụi đầu vào chân Thanh, đôi mắt lim dim. Tôi hết nhìn những luống rau bầm dập lại quay sang nhìn Thanh, tự hỏi có thật ngàn vạn giọt nước mắt rớt xuống cũng không bằng một câu nói của cô bé ấy.

 

Có chuyện gì em không làm được không, Thanh?

 

Ở trường, có lần cô giáo từng nói: “Mỗi người là một cá thể đặc biệt”, nên tôi luôn cho rằng bản thân rất đặc biệt, dù nhìn từ trong ra ngoài không thấy chỗ nào hơn người, nhưng cứ khăng khăng rằng nhất định phải đặc biệt ở đâu đó. Sau khi quen biết Thanh mới ngộ ra mình chỉ là một người bình thường, thậm chí là người bình thường nhất trong số những người bình thường. Từ những việc nhỏ như cầm chổi quét nhà đến chuyện học hành “đại sự”, Thanh làm gì cũng giỏi hơn tôi. Mẹ tôi mừng ra mặt vì cuối cùng đã tìm thấy hình mẫu “con nhà người ta” để tôi noi gương.

 

Khi nhà cửa bừa bộn:

 

“Con trai gì mà lười chảy thây, không bằng cái Thanh nhà cô Nhiên.”

 

Khi tôi kêu sợ phải ở nhà một mình:

 

“Thanh nó ở nhà một mình suốt có sao đâu.”

 

Khi tôi bị điểm kém:

 

“Mày xách dép cho cái Thanh, nó toàn được chín với mười.”

 

Tôi ấm ức lắm, thỉnh thoảng có cãi lại mẹ:

 

“Vâng! Thanh cái gì cũng tốt, Thanh mới là con của mẹ.”

 

Mẹ tôi không những không nổi giận, trái lại còn cười bí ẩn:

 

“Biết đâu sau này con bé sẽ gọi tôi một tiếng mẹ thật chứ chẳng đùa.”

 

Từng câu từng chữ thốt ra như được quệt mật ong, còn chưa chạm đến lưỡi đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào, ngọt đến mức khiến tôi không thể chống đỡ nổi. Tôi tức điên, ngửa mặt hỏi trời:

 

“Tại sao con không có điểm gì bằng Thanh hết vậy?”

 

Bầu trời hôm ấy biêng biếc một màu lam. Tôi cảm giác ông trời nhìn tôi cười hắt ra, làn hơi mỏng manh ngưng tụ thành những đám mây trắng trôi hờ hững.

 

Thế là trời cũng không biết rồi.

 

***

 

Cứ mỗi dịp nghỉ hè, mẹ lại bắt tôi đi học võ. Mẹ bảo cơ thể tôi yếu ớt nên phải tập luyện cho khỏe lên. Tôi nghĩ đến mấy bài tập xoạc chân với ép vai liền sợ hãi đến mức chân tay bủn rủn, ngay lập tức cự tuyệt:

 

“Con không đi đâu! Con thích ở nhà chơi với Thanh cơ!”

 

Mẹ tôi thở dài một tiếng, miệng lẩm bẩm:

 

“Thằng bé này hay nhỉ, mọi năm đều đi có sao đâu?”

 

Đúng là mọi năm tôi đều đi tập võ, phần vì tự ái bị mẹ chê “yếu như sên”, phần vì không muốn phải ở nhà một mình, nhưng năm nay có Thanh chơi cùng nên tôi chẳng muốn đi đâu nữa.

 

Thấy mẹ không nói gì, tôi đinh ninh thế là thoát rồi, nào ngờ mới xoay người định bỏ đi liền bị một câu nói “lay động tâm can” cản lại:

 

“Thanh nó cũng thích tập võ lắm đấy.”

 

Tôi bỗng trở nên thẫn thờ, đôi mắt lơ đãng nhìn vào khoảng không vô định phía trước. Một ý nghĩ ma mãnh lóe lên trong đầu khiến thái độ của tôi quay ngoắt một trăm tám mươi độ:

 

“Mẹ nói đúng! Ngày mai đi luôn được không mẹ?”

 

Tôi chạy sang nhà cô Nhiên tìm Thanh, mới nhắc đến hai chữ “học võ” đã thấy cô nàng mắt sáng long lanh, gật đầu lia lịa. Tôi mừng còn hơn lúc được điểm mười, đêm hôm đó cuộn mình trong chăn mà háo hức không sao ngủ được. Cuối cùng tôi cũng tìm ra cơ hội lên mặt với đứa “con nhà người ta” này. Tôi không tin ngay đến trò tập võ Thanh cũng giỏi hơn mình. Không biết vẻ mặt cô nàng lúc bị ép xoạc chân sẽ khổ sở đến mức nào nhỉ?

 

Ngày hôm sau, mẹ chở tôi và Thanh đến nhà văn hóa quận. Mùa hạ gõ cửa luôn kéo theo những đợt nắng gắt như đổ lửa, càng làm hai đứa cảm thấy bức bối khi khoác lên mình bộ võ phục dày cộp.

 

Sau vài động tác khởi động cơ bản, tôi bắt đầu giở trò “ma cũ bắt nạt ma mới”, khuôn mặt đột ngột tỏ ra nghiêm trọng:

 

“Lát nữa phải xoạc chân đau lắm, em đừng có khóc nhé!”

 

Nắng vàng rực rỡ soi tỏ vẻ ương bướng trên gương mặt cô bé đối diện, tiếng cười cuốn theo cơn gió hiếm hoi, thổi mái tóc phất phơ từng sợi. Thanh nghiêng đầu nhìn tôi, mùa hạ sáng bừng như thu cả vào trong đôi mắt ấy.

 

“Ý anh là như thế này hả?”

 

Cô nàng vừa nói vừa thực hiện động tác xoạc ngang theo cách thuần thục, hai chân tạo thành một đường thẳng hoàn mỹ. Thầy giáo hướng dẫn đứng gần đó cũng không khỏi gật gù khen ngợi, còn tôi như khúc gỗ bị ai đó cắm lên mặt đất, nhất thời không biết nên phản ứng thế nào.

Thôi xong rồi! Xong thật rồi! Tôi bắt đầu hối hận về quyết định bồng bột ban đầu của mình. Những tưởng có thể chứng kiến cảnh con bé bị thầy ép xoạc chân đến phát khóc, nào ngờ trên đời lại thực sự tồn tại đứa học trò “chưa dạy đã hiểu”, nói theo kiểu mấy bộ phim kiếm hiệp trên ti vi là gì nhỉ? Phải rồi, là “kỳ tài luyện võ”.

 

Thấy tôi đứng chôn chân như người mất hồn, thầy giáo cất giọng nhắc nhở:

 

“Nam cũng xoạc thử thầy xem nào.”

 

Trái tim nhỏ bé đòi nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi len lén liếc sang ánh mắt chờ đợi của con bé (và cả thầy giáo), rón rén bước lên và bắt đầu thực hiện động tác.

 

Tập võ suốt mấy năm ròng, tôi gắng hết sức cũng chỉ xoạc được một góc 170 độ, nghiến răng nghiến lợi cách mấy cũng không thể tiến thêm phân nào. Thình lình, thầy giáo xuất hiện từ phía sau, đặt bàn tay “lạnh ngắt vô tình” lên vai tôi rồi dùng lực ấn xuống không thương tiếc. Con bé đứng bên cạnh vừa cười toe toét, vừa hào hứng đếm to:

 

“Một bảy mốt.”

 

“Một bảy hai.”

 

“Một bảy ba.”

 

… 

 

“Một tám mươi.”

 

Tôi nằm bẹp dí dưới đất, gần như không thể đứng lên nổi.

 

Trời ơi, đau đến mức không thốt nên lời.

 

Con trai lúc nào cũng cố tỏ ra mạnh mẽ trước mặt con gái, dù chẳng hiểu mình muốn chứng minh cái quái gì. Tôi cũng chỉ là một thằng con trai hiếu thắng, kết quả càng đấu, càng thua thảm hại.

 

Nhưng không sao! Cô giáo đã dạy: “Thất bại là mẹ thành công.”

 

***

 

Tôi đi học thêm về, ngay lập tức chạy sang nhà Thanh tìm con chó “phản chủ”. Rõ ràng là chó nhà mình mà suốt ngày sang nhà người ta ăn nhờ ở đậu, báo hại lúc mình muốn vuốt ve thì chẳng thấy đâu.

 

“Mic ơi! Về nhà mình thôi Mic ơi.”

 

Nhìn thấy tôi từ xa, con Mic nằm trong góc sân phe phẩy cái đuôi nhưng vẫn chẳng thèm nhấc mông lên. Thật không biết xấu hổ là gì.

 

Thanh chạy ra mở cửa, mắt đỏ hoe nhưng vẫn nhoẻn miệng cười:

 

“Anh đi học về rồi à?”

 

“Ừ! Em mới khóc à? Có chuyện gì thế?”

 

“Không có gì đâu!”

 

“Sao lại không có gì? Nói anh nghe xem, đứa nào dám bắt nạt em?”

 

“Không phải đứa nào, mà là… mẹ em.”

 

“Mẹ em? Thế thì anh không… xử lý được rồi.”

 

Tôi tiu nghỉu, trong đầu nhớ đến câu truyện cổ tích cô vừa kể ở lớp học thêm. Tấm lội xuống ao sâu gội đầu. Trên bờ, Cám thừa cơ trút hết tôm tép từ giỏ của Tấm vào giỏ của mình rồi bỏ về trước. Khi Tấm bước lên thì phát hiện giỏ rỗng không. Sợ bị dì mắng, Tấm bưng mặt khóc “hu hu”. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”, nghe tiếng Thanh trả lời:

 

“Sắp vào năm học rồi. Mẹ bắt em về quê.”

 

Lúc đó tôi chỉ ước Bụt thực sự tồn tại, tôi sẽ nhờ Bụt an ủi con bé. “Thôi con nín đi, để Bụt thuyết phục mẹ”. Nhưng đáng tiếc Bụt làm gì có thật, còn tôi chẳng biết phải nói gì, càng không biết nên làm gì, vô cớ buồn bực, chạy vào lôi cổ con Mic kéo xồng xộc một mạch về nhà.

 

Những ngày cuối hạ nắng biến đi đâu mất, trời cứ mưa suốt, rả rích từ sáng tới cuối chiều mới tạnh. Thế là lại sắp qua một mùa hè, càng gần đến ngày phải nói lời tạm biệt với Thanh. Dạo này tôi ít sang nhà cô Nhiên chơi, chơi mà cứ bị buồn thì thà ở nhà ngắm mưa cho thích. Rồi vô tình tôi nhận ra mình nghĩ đến con bé nhiều hơn, trên đường đi học thêm, giữa những bữa ăn và thậm chí cả trong giấc ngủ. Tôi ghét cay ghét đắng cái cảm giác bức bối đang manh nha trong tim, ghét mà không biết phải ghét ai, giận mà không biết phải giận ai.

 

Thôi thì đành trút giận lên cô Nhiên, đã không biết bơi lại còn thích làm việc dỗi hơi, đang yên đang lành nỡ lòng chia cắt một tình bạn đẹp. Cô Nhiên bán hàng rau ngoài chợ mãi tận trưa mới về, buổi sáng trời mưa thường gọi điện về nhờ tôi sang nhà rút hộ quần áo (nhà cô không có máy điện thoại). Bình thường tôi cũng thích đóng vai chính diện đấy, nhưng từ khi cô “bắt nạt” Thanh thì…

 

“Cô nói gì cháu nghe không rõ?”

 

“Mất sóng hay sao í. Thôi cháu cúp máy nha.”

 

Tự dưng lòng hả hê đến lạ. Quần áo ơi cứ việc ướt hết đi.

 

Mấy hôm liền tôi nằm ở nhà, không thèm võ vẽ gì nữa. Xoạc được thì xoạc không xoạc được thì thôi, 170 và 180 cũng chỉ khác nhau 10, có gì mà ghê ghớm? Ngoài sân Mic đang nằm cuộn tròn trên tấm phản, xịu mặt buồn bã vì nhiều ngày chưa được gặp Thanh. Nó bỏ ăn đã mấy hôm liền, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn sức gân cổ lên sủa gió vài tiếng, ồn ào không thể tả.

 

“Sủa cái gì mà sủa? Có cái lá rơi cũng sủa. Chó gì mà… dốt thế không biết.” 

 

Nhưng ngoài lá rơi ra còn một người khác nữa…

 

“Anh Nam ơi, em đây.”

 

“Ơ, Thanh à?”

 

Lòng vui phấp phới khi tôi trông thấy Thanh đứng trước cổng nhà, trên người khoác chiếc áo mưa xanh lam, cánh tay giơ lên cao không ngừng vẫy vẫy. Nụ cười trên môi con bé tựa đóa hoa bung nở ngày mưa, tươi tắn nhưng phảng phất buồn.

 

“Sao lâu rồi anh không sang nhà em chơi?”

 

“Ừ tại… Mic bị ốm.”

 

Hai chúng tôi che chung áo mưa ra sân thăm con Mic. Vừa nhìn thấy Thanh, nó mừng rỡ nhảy chồm lên, cái đuôi ngoáy tít.

 

“Em có đi thì dắt nó theo luôn nhé.”

 

Thanh ngồi thụp xuống vuốt ve bộ lông đen óng mượt, tay gãi gãi cổ con Mic.

 

“Anh ở lại nhớ chăm sóc nó chu đáo nhé.”

 

“Biết rồi.”

 

“Không được để nó chơi gần bờ ao nữa.”

 

“Biết rồi.”

 

“Lúc nào rảnh anh đi học bơi đi.”

 

“Biết rồi.”

 

“Nếu bị bà Tư bắt thì chỉ cần nịnh bà vài câu là được.”

 

“Biết rồi.”

 

“Con trai đừng hơi một tí là khóc.”

 

“Biết rồi.”

 

 

Chiều hôm ấy cô Nhiên đưa Thanh về quê. Tôi thẫn thờ ngồi bên khung cửa sổ, vừa ngắm mưa rơi vừa đợi mẹ về. Tối hôm đó mẹ về nhà rất muộn, mưa vương trên mái tóc ướt nhèm. Tôi thò tay ra ngoài khung cửa hứng mưa, lơ đãng hỏi mẹ:

 

“Mẹ ơi! Sao con cứ nhớ mãi một người?”

 

Mẹ xoa đầu tôi, cười bí ẩn: “Thế là con thích người ta mất rồi.”

 

“Ai mà thèm thích con bé dễ thương nhưng… cái gì cũng biết ấy chứ.”

 

Nói xong mới biết mình lỡ miệng, nhưng dù sao con bé cũng đi rồi.

 

Những hạt mưa lớn dần, trôi tuột qua kẽ tay thật hẹp. Thật chẳng cách nào hiểu nổi: Mưa có thể rơi hoài không ngớt, hà cớ gì người cứ phải xa nhau?

 

***

 

Những cơn mưa âm thầm đi qua, dọc theo chiều dài thời gian không ngừng nghỉ. Mưa không lấy đi điều gì, nhưng để lại vô số nét khắc ký ức bền bỉ theo năm tháng. Một ngày khi đôi mắt khẽ hé sau giấc ngủ mơ màng, tôi nhận ra mình đã trưởng thành, và bên tôi vẫn là cô bé năm nào. Hai bàn tay đan vào nhau thật chặt, từng nhịp thở nóng ran ở khoảng cách rất gần.

 

“Dậy đi anh, chúng mình đi thăm con Mic.”

 

Tôi ngồi dậy và nắm tay cô ấy đi ra sân. Tiếng máy móc ồn ào từ công trường xây dựng cách đó mấy dãy nhà lan khắp không gian, tôi nghe nói người ta muốn xây một tòa chung cư lớn trên khu đất nơi trước kia là ao và ruộng rau.

 

Bước chân dừng lại trước ngôi mộ nhỏ trong vườn. Tôi nhớ rất rõ ngày đôi mắt con Mic khép lại và không mở ra nữa, tôi đã ngốc nghếch uống thật nhiều nước với hy vọng mình có thêm chút nước mắt để khóc. Mẹ nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, thì thầm bên tai tôi rằng trưởng thành là khi con hiểu được: Nhiều thứ sẽ không còn nguyên vẹn trước sức công phá mãnh liệt của thời gian, bao gồm cả sinh mệnh.

 

“Chúng ta sẽ không quên nó, phải không?”

 

Hít vào một hơi thật sâu, cô ấy đáp lại tôi bằng nụ cười nhẹ bẫng. Ánh mắt hai đứa giao nhau, rồi thôi không rời đi nữa, cho tới khi gấu áo bị một bàn tay nhỏ xinh kéo về phía sau, tôi xoay người nhìn lại.

 

Cậu bé trông giống hệt tôi hồi nhỏ với gương mặt bụ bẫm và cặp mắt long lanh xoe tròn, nhưng không hiểu vì lý do gì cứ cúi đầu nhìn đất mãi.

 

“Bố ơi…”

 

“Chuyện gì thế con?”

 

“Con có điều muốn hỏi…” Cậu bé ngập ngừng.

 

“Ừ, con cứ hỏi đi.”

 

“Sao… sao con cứ nhớ mãi một người?”

 

“Là ai thế? Kể cho bố mẹ nghe được không?”

 

“Một bạn học cùng lớp con. Bạn ấy xinh xắn lắm.”

 

Tôi bế cậu bé lên, cúi gần để nhìn rõ hơn tia sáng vừa lóe lên trong mắt cậu.

 

“Thế là con thích người ta mất rồi.”

 

Cũng giống như năm đó, mưa đổ xuống thành phố dù chưa từng ước hẹn. Tình yêu bắt đầu bằng một cuộc hạnh ngộ, lớn lên bằng nỗi nhớ, đơm hoa kết trái bằng sự quan tâm, và sẽ mãi mãi tồn tại ở khoảnh khắc nào đó, chẳng hạn như khi ba người một nhà đứng bên nhau trong mùa hạ, xung quanh là những mảnh ghép ký ức được mưa bao bọc, vỗ về tươi nguyên và trọn vẹn.

 

Raxu Nguyễn.

Related Posts

Lớp 11C ngày ấy

(Kính tặng cô giáo Nga) Suốt ba năm học cấp III dưới mái trường THPT thị xã Quảng Trị, chúng tôi may mắn được đón các thầy cô giáo về…

Read more

Cậu ấy và tôi

Những suy nghĩ hiện lên trong đầu tớ có lẽ luôn là cậu, người mà đến bây giờ vẫn luôn kiên trì, cố gắng bám rễ trong trái tim không…

Read more

Tình bạn

– Ồ … tớ không nghĩ thế… là thế này cơ… Mình thấy mình được nhận nhiều thứ quá… mình cứ thấy ngài ngại và áy náy thế nào ấy,…

Read more

Tớ im lặng để yêu cậu!

Bây giờ là tuổi 17 – cái tuổi có quá nhiều thứ đẹp đẽ chờ đợi! Tôi có một tuổi 17 với nhiều hoài bão lớn lao. Năm cuối cấp…

Read more

Ngậm ngùi thương nhớ

Ở đời, con người lớn lên họ đánh mất nhiều thứ lắm. Có người mất của cải. Người mất tâm hồn. Còn tôi, tôi mất một người bạn. *** Năm…

Read more

Nụ cười của gió!

Gia đình Uyên gặp bao nhiêu chuyện như vậy nhưng sao tui chưa bao giờ thấy Uyên khóc? *** Nghe nhiều thằng con trai kể với nhau rằng nụ cười…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *