Mối quan hệ đổ vỡ khi đòi hỏi người khác phải chú ý đến mình quá!

Nếu người yêu hoặc vợ/chồng bạn không thể chịu nổi thói cả lo của bạn thì sao? Nói thế thì có thể làm bạn buồn nhưng một người quá “đeo dính” (Quá đòi hỏi việc người khác phải chú ý đến mình) sẽ đẩy đối phương ra xa; và đôi khi điều đó trở thành vấn đề thật sự trong mối quan hệ. Một người có tính “đeo dính” trong tình cảm là người luôn muốn được đối phương chú ý đến, đồng thời lo sợ (đến mức vô lý) rằng đối phương không còn quan tâm và yêu thương mình nữa.

Trong bài viết này, ta sẽ xem xét tác động của sự đeo dính và những giải pháp khả thi. Trước hết, bạn cần phải hiểu được căn nguyên gây ra tính phụ thuộc. Ngoài ra, ta cũng sẽ xem xét cảm giác khi bị đeo dính. Đôi bên đều có thể làm nhiều điều để giúp cải thiện mối quan hệ.

1. Sự Đeo dính Sẽ Đẩy Đối Phương Ra Xa

Khi mối quan hệ không còn ở giai đoạn “trăng mật” nữa, bạn có thể cảm thấy mình cần phải đeo dính đối phương để giữ chặt những gì mình có, bằng những câu điển hình như: – “Anh cảm thấy em không quan tâm.” Bạn lo âu vì cảm thấy có sự thay đổi, nhưng có thể bạn đang phản ứng với một việc hoàn toàn bình thường. Trớ trêu là khi bạn bày tỏ nỗi lo của mình, đối phương có thể quyết định rằng vấn đề này quá phức tạp nên họ không muốn đối mặt. Dù thử lửa tình yêu là điều bình thường, nhưng hãy cẩn thận vì sự đeo dính của bạn có thể làm suy yếu quan hệ giữa đôi bên. Và nếu bạn là người bị đeo dính, có thể bạn cần đọc bài viết này và thông cảm cho đối phương. Bạn có thể làm nhiều điều để giữ lửa cho tình yêu, dù mối quan hệ có những căng thẳng và mệt mỏi do lo âu gây ra.

2. Vai Trò Của Thời Thơ Ấu

Có thể thời thơ ấu của bạn không trôi qua êm đềm. Có thể tính bạn vốn hay lo. Hoặc cũng có thể khi còn nhỏ, bạn thường phản ứng và hiểu sai vấn đề theo hướng tiêu cực. Nhiều đứa trẻ có tính hay lo và vẫn giữ tính đó khi trưởng thành. Có lẽ bạn đã cố nhưng luôn không được sự chú ý. Bạn cảm thấy mình “vô hình” và không được xem trọng; hoặc anh chị em của bạn được mọi người đánh giá là thông minh hoặc xinh đẹp hơn bạn. Thời thơ ấu lẽ ra phải là khoảng thời gian ta được ngây thơ và vô tư, nhưng thời thơ ấu của bạn thì không. Chính những tổn thương tâm lý này đã tạo ra mong muốn đeo dính bất kỳ ai bước vào đời bạn. Có thể cha mẹ bạn đã trải qua một cuộc ly hôn kinh khủng hoặc cha bạn không bao giờ có mặt ở nhà. Hoặc có lẽ bạn bị trêu chọc khi đi học và những tổn thương đó đã để lại vết sẹo trong tâm hồn bạn. Có nhiều lý do khiến một người trưởng thành thường đeo dính người yêu. Trong tác phẩm The Field of Intimacy, chúng tôi đã xem xét vấn đề làm thế nào tình yêu lại làm sống lại những nỗi sợ xưa cũ. Bạn có thể đã giấu kín những nỗi sợ đó khi thành người lớn, nhưng khi bạn yêu thì nó lại xuất hiện.

– “Tôi biết tôi xinh đẹp và thông minh, vậy tại sao lúc nào tôi cũng bị ám ảnh như vậy?” – “Tôi lo rằng anh ấy sẽ bỏ tôi. Tôi không biết liệu mình có làm được gì không nữa.” Đây là tình huống thường gặp trong các mối quan hệ và các cuộc hôn nhân. Trớ trêu là những người có tính đeo dính nhất lại hoàn toàn ổn trong những mối quan hệ xã giao hoặc rất được đối phương yêu thương. Vấn đề nhức nhối xảy ra khi họ thực sự yêu đối phương. Khi đó, tính đeo dính sẽ áp đảo.

3. Khi Bạn Hạ Thấp Tiêu Chuẩn

Có nhiều người từng bị tổn thương trong quá khứ nên họ cảm thấy ổn hơn khi nấp sau những rào cản cảm xúc thay vì đối mặt với nỗi sợ. Một giải pháp thường thấy trong hẹn hò là hạ thấp tiêu chuẩn để có cảm giác an toàn và được an ủi. Khi đó, bạn không cần phải đeo dính đối phương vì không cảm thấy người này xứng đáng với tình yêu của bạn. Bạn có thể thắc mắc không biết vì sao mình lại hẹn hò với một người mà mình không thực sự tôn trọng. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy hài lòng vì mình là người đàn ông mạnh mẽ bảo vệ cho một phụ nữ đáng yêu, nhưng bạn không thực sự yêu cô ấy. Hoặc bạn là một phụ nữ muốn được yêu nhiều hơn vì bạn cho rằng như vậy sẽ an toàn hơn. Nhiều người hạ thấp tiêu chuẩn như một hành động tự bảo vệ mình. Hãy nhớ rằng những tổn thương ngày xưa thường có tác động rất mạnh lên cách ta chọn người yêu và có thể để lại hậu quả sau này.

4. Khi Bạn Khiến Đối Phương Thường Xuyên Cảm Thấy Bị Từ Chối

Một người có xu hướng yêu bản thân quá mức có thể là nguyên nhân khiến người yêu của họ có tính đeo dính nếu người này vốn đã hay lo lắng. Nhưng ta không cần phải có vấn đề về tâm lý mới cảm thấy bực bội vì người yêu của mình hay đòi hỏi và lo lắng. Ừm, bạn yêu một người và cả hai nhanh chóng hẹn hò. Bây giờ, vì quá khứ của mình, bạn trở nên dễ bị tổn thương và thể hiện sự đeo dính quá mức trong mối quan hệ. Chuyện này rất kỳ lạ vì một thời gian dài trước đó bạn đâu có như vậy. Bạn lo rằng đối phương sẽ bỏ bạn nên càng đeo dính chặt hơn. Nhưng chính điều đó lại bắt đầu làm tổn thương mối quan hệ.

Sự phụ thuộc của bạn làm phiền đối phương và khiến họ dần xa cách bạn. Bạn lại bám chặt hơn. – “Chúng ta có thể nói chuyện được không? Anh cần nói chuyện với em!” – “Tại sao anh không trả lời tin nhắn của em, anh không biết làm vậy sẽ khiến em cảm thấy thế nào à?” Ví dụ: Người yêu của bạn nói một điều gây tổn thương bạn và bạn yêu cầu cô ấy sửa sai – ngay lập tức. Bạn sẽ nghĩ như sau: “Cô ấy tổn thương mình, bây giờ cô ấy phải sửa lỗi, nếu không mình sẽ tiếp tục bị tổn thương, và vậy thì không công bằng.” Vấn đề là có thể cô ấy chưa sẵn sàng. Sự bất mãn của bạn gây ra cảm giác tuyệt vọng. Và trong đầu bạn đang tràn ngập tất cả những lần cô ấy đã làm tổn thương bạn từ trước đến giờ. Khi đó, dĩ nhiên là bạn sẽ bị ám ảnh bởi từng trục trặc nhỏ trong mối quan hệ và “cần” nói chuyện về mọi điều dù lớn hay nhỏ đã xảy ra giữa hai người. Cô ấy không thoái thác được vì bạn cần câu trả lời ngay bây giờ.

Sự đeo dính có thể cho bạn cảm giác kỳ lạ là mình có quyền – vì khi đeo dính, bạn mặc nhiên cho mình là đúng. Bạn kỳ vọng nhận được một lời xin lỗi khi có chuyện xảy ra trong mối quan hệ, nhưng cô ấy không cảm thấy mình đã làm bạn tổn thương hoặc nợ bạn lời xin lỗi nào cả – hoặc có lẽ là cô ấy chỉ cần thời gian để bình tĩnh lại. Cho nhau không gian đôi khi có thể là giải pháp tốt nhất đối với đôi bên. Rồi bạn tiếp tục bám chặt và sự bực mình của cô ấy biến thành sự công kích bằng lời. Cô ấy bắt đầu quát bạn, muốn bạn trưởng thành và để cô ấy yên, nhưng dĩ nhiên điều đó phản tác dụng. Bạn hoảng hốt vì nghĩ rằng cô ấy không còn yêu bạn nữa và có thể đang hẹn hò với người khác. Bạn nhận ra thái độ đeo dính đã làm mình rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm và mất kiểm soát mọi thứ, kể cả mối quan hệ. Tuy nhiên, lấy lại quyền kiểm soát không phải là việc bất khả thi.

5. Suy Ngẫm Từ Phim Ảnh

Bộ phim hài tình cảm How to Lose a Guy in 10 Days (tạm dịch: Cách Mất Chàng Trong 10 Ngày) đem đến một cái nhìn hài hước về mối quan hệ đeo dính. Andie (do Kate Hudson thủ vai) là nhà văn và muốn chứng tỏ rằng cô có thể xua đuổi bất kỳ người đàn ông nào bằng cách phạm phải “những sai lầm kinh điển của phái nữ.” Cô hẹn hò với Benjamin, người cũng đang âm thầm “hẹn hò” với cô để chứng tỏ cho công ty quảng cáo của cô thấy rằng anh có thể khiến bất kỳ phụ nữ nào phải lòng mình. Đó là một tình tiết bất ngờ như trong tác phẩm Giấc mộng đêm hè của Shakespeare. Andie đóng vai người bạn gái đeo dính nhất mà Ben từng có. Cô liên tục gọi điện cho anh, can thiệp vào những buổi đi chơi tối của anh cùng đám bạn và thậm chí còn chuyển vào sống chung mà không hỏi ý anh. Cô cũng cư xử quá nhạy cảm và chiếm hữu, gây căng thẳng cho mối quan hệ. Tuy nhiên, Ben không muốn thua cược và cố chịu đựng Andie. Bộ phim kết thúc vui vẻ khi cả hai yêu nhau thật và thú thật với nhau về ý định của mình. Tuy nhiên, hiện thực không phải lúc nào cũng có kết thúc tốt đẹp này, nhất là với những mối quan hệ đeo dính thật sự.

6. Suy Ngẫm Từ Chuyên Gia

Có một bước ngoặt trong mối quan hệ của Andie và Ben sau khi họ gặp nhà tư vấn trị liệu cho các cặp đôi. Nhà tư vấn đề xuất họ dành thời gian gặp gỡ gia đình của đối phương. Lời khuyên này đã giúp xây dựng một gắn kết thật làm nền tảng cho mối quan hệ chân thành giữa cả hai khi họ bắt đầu tin tưởng đối phương và thể hiện điểm yếu của mình nhiều hơn. Thay đổi này rất quan trọng. Thể hiện điểm yếu của mình thì không có gì sai cả, nhất là với người mà bạn xem là người yêu hoặc vợ/chồng. Nhưng việc này phải xuất phát từ hai phía. Mối quan hệ sẽ tốt đẹp nếu đôi bên đều có thể tin tưởng nhau và có cơ chế quyền lực khá bình đẳng.

7. Những Điều Bạn Có Thể Làm Trong Mối Quan Hệ Của Mình

*Hành Động Chín Chắn: Tôn trọng đối phương theo cách mà bạn muốn được đối xử và tôn trọng. Nếu đôi khi họ cần không gian, hãy cho họ không gian.

* Cho Đối Phương Không Gian: Nếu bạn có vấn đề cần nói với đối phương mà họ lại ít mở lời thì hãy tiếp cận khi họ không nóng giận. Có thể họ sẽ cởi mở trò chuyện hơn khi tình hình dịu lại.

* Nhờ Tư Vấn Trị Liệu: Nếu bạn có tính đeo dính người yêu, hãy ngẫm lại thời thơ ấu của mình xem đâu có thể là lý do làm tổn thương bạn mà bây giờ đã xuất hiện lại. Đối phương không thể chữa lành vết thương cho bạn, chỉ mình bạn có thể làm điều đó (có thể là cùng với chuyên gia).

*Cẩn Thận Với Chứng Trầm Cảm Và Lo Âu: Những chứng rối loạn này phổ biến hơn bạn nghĩ và có thể khiến bạn không tư duy ổn định được. Cả hai đều có thể làm tổn thương lòng tự trọng và khiến bạn đeo dính – và cả hai đều có thể chữa được để mối quan hệ của bạn tốt hơn.

* Đối Phương Có Thể Là Một Phần Vấn Đề: Hầu hết các vấn đề trong mối quan hệ đều từ hai phía. Đối phương có xu hướng yêu bản thân quá mức làm bạn cảm thấy mình không được ưu tiên không? Hay họ đơn giản là không yêu bạn và đây là lúc chấm dứt mối quan hệ này? Đối mặt với sự thật phũ phàng thường tốt hơn là ngày nào cũng bị dằn vặt và đau khổ.

* Không Bao Giờ Chấp Nhận Sự Ngược Đãi: Nếu đối phương ngược đãi bạn bằng vũ lực, bằng lời hoặc tình dục, thì bạn phải tìm sự giúp đỡ và nơi an toàn. Sự đeo dính của bạn có thể là một phần của tính phụ thuộc khiến đối phương kiểm soát được bạn. Trong những tình huống đó, bạn có thể cần nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Hãy hành động ngay.

* Tin Tốt: Hầu hết sự đeo dính đều ở mức độ thấp và tuy gây phiền toái nhưng sẽ không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ nguy hiểm, hãy chấm dứt ngay. Nhưng nếu đối phương hành xử bình thường thì sự đeo dính có thể là một gánh nặng cho họ. Nếu bạn muốn cứu vãn mối quan hệ của mình, hãy thừa nhận rằng tính chiếm hữu của bạn đang gây hại cho mối quan hệ. Tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia có thể giúp đưa bạn trở lại đúng hướng để cứu vãn mối quan hệ hoặc cuộc hôn nhân. Hãy nỗ lực, cho đối phương không gian và yêu họ, vì họ và vì chính bạn. Điều đó sẽ giúp mối quan hệ tốt đẹp hơn.
-Nguồn: Tâm lý học ứng dung-

Related Posts

gui vo tuong lai

HẠNH PHÚC CỦA ANH LÀ KHI EM CHỊU MỞ LÒNG

Ngày đầu gặp nhau, em ngồi một mình trong quán cafe, mái tóc dài xõa xuống cánh tay gầy, đôi mắt buồn dõi theo những vạt nắng cuối cùng bên…

Read more
nguoi yeu cu

4 bước cần làm khi quay lại với người cũ

Yêu lại người cũ, bạn có lợi thế là đã hiểu được phần lớn tính cách của đối phương nhưng cũng đừng vì thế mà vội vàng, hấp tấp. Tình…

Read more
nhung dieu khong nen khi yeu

Những điều nên và không nên khi “yêu”

Thẳng thắn, bảo vệ, quan tâm… là điều vô cùng cần thiết để giúp bạn và đối tác có những phút thăng hoa khi bên nhau. NÊN: Thẳng thắn với…

Read more
Muốn tìm thấy tình yêu? Xin đừng ảo tưởng nữa!

Muốn tìm thấy tình yêu? Xin đừng ảo tưởng nữa!

Xin các bạn đừng tin vào những ảo tưởng mà phim ảnh và tiểu thuyết đem lại, rằng mỗi người chúng ta đều đã được ông Tơ bà Nguyệt xe…

Read more
cach thau hieu dan ong

Bí quyết thấu hiểu tâm lý đàn ông

Không cần phải có khả năng đọc tâm trí người khác để biết chàng đang nghĩ gì, bạn chỉ cần tập trung vào những chi tiết nhỏ và những manh…

Read more

9 thói xấu của đàn ông mà phụ nữ khó thay đổi được

Thích nhìn gái đẹp, hay nói dối, nghiện điện tử, ham rượu bia là một trong những thói xấu đáng kể của đàn ông.   Khi yêu, người con gái…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *