Bạn mất bao lâu để đo lường, đánh giá một chàng trai?
Bạn bước vào một bữa tiệc, và tiến đến quầy bar. Bất thình lình, một người cạnh bên mời bạn uống chút gì đó. Rồi hai người bắt đầu hàn thuyên, chuyện trò. Ngay lập tức, bạn có cảm giác xốn xang rằng mình đã tìm được Qúy Ông Hoàn Hảo (Mr. Right). Nhưng chuyện đó thật khùng điên nhỉ? Liệu một người bình thường như chúng ta có thể nhận biết những bước ngoặc cuộc đời nhanh chóng đến vậy không?
Hoàn toàn có thể.
Chúng ta hoàn toàn có khả năng nhìn nhận người bạn đời tiềm năng (potential partner). Đây là một trong những năng lực trực giác được phát triển từ hàng triệu năm trước đây, khi tổ tiên chúng ta buộc phải phân biệt giữa bạn bè và kẻ thù thật mau lẹ. Và ngày nay, mặc dù chúng ta chẳng cần bảo vệ bản thân bằng cách tìm kiếm người bạn đời cường tráng, rắn rỏi, chúng ta vẫn có thể quyết định xem liệu một ai đó có phù hợp với chúng ta không sau ba giây tiếp xúc.
Thực tế, để xem một người có hấp dẫn về ngoại hình (physical attraction) hay không tốn ít hơn một giây. Quá thấp, quá cao, quá già, quá trẻ, quá lôi thôi, lếch thếch – chàng ta, đương nhiên, bị loại. Tuy nhiên, nếu chàng ta đáp ứng những tiêu chí chung (general concept), tâm trí bạn sẽ rà soát yếu tố tiếp theo: giọng nói (voice). Một lần nữa, bạn sẽ tự tìm ra câu trả lời trong vài giây ngắn ngủi. Phụ nữ thường nghĩ rằng những kẻ nói chuyện lanh lẹ (rapid talkers) có học thức hơn (more educated), và những kẻ sở hữu giọng nói trầm ấm (full, deep voice) đẹp trai hơn.
Kế đến: ngôn từ. Chúng ta có khuynh hướng quý mến những ai cùng dùng một loại từ ngữ (the same kinds of words) chúng ta sử dụng. Ngoài ra, chúng ta còn bị thu hút bởi những chàng cùng độ thông minh (a similar degree of intelligence), cùng quan điểm tôn giáo và xã hội (share our religious and social values), cũng như xuất thân cùng tầng lớp (come from the same economic background) – và ta có thể dễ dàng xác định những đặc điểm này dựa trên lời lẽ (chưa kể cách anh ta ăn mặc, chải chuốt đầu tóc, hoặc liệu anh ta xách theo cặp sách hay mang bên mình quả banh thể thao, hoặc liệu anh ta nổi bật với chiếc đồng hồ chạm vàng hay một vết xăm nho nhỏ).
Nhưng liệu người điển trai, có giọng nói trầm ấm, ăn mặc tươm tất, gọn gàng có thể cho bạn những gì bạn cần không? Ngay cả với những câu hỏi lớn hơn, chúng ta cũng có thể hiểu biết chun chút trong vòng ba giây, dựa trên việc đoạn hội thoại sẽ đào sâu hơn về chính trị hay trẻ con. Thế nên, khi cảm thấy bị sấm sét, hãy cứ tin vào bản năng của mình (trust your instincts) nhé.
Dẫu vậy, tình yêu từ ánh nhìn đầu tiên không đến với tất cả mọi người. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tiến sĩ Ayala MalachPines, trường ĐH Ben-Gurion, Israel, chỉ 11% trên tổng số 493 người tham gia trả lời rằng mối quan hệ lâu dài của họ bắt đầu như thế.
Còn đối với phần lớn chúng ta thì sao? Các nhà tâm lý cho rằng chúng ta càng tiếp xúc với người chúng ta thích nhiều hơn, chúng ta càng cho rằng anh ta đẹp trai, thông minh và có nhiều điểm tương đồng – trừ khi chúng ta phát hiện ra điều gì đó trật đường ray (something that breaks the spell). Vậy nên, đi chơi thêm lần thứ hai nữa là sáng suốt, khôn ngoan. Có đôi khi, phải mất đến vài năm để hai người thật sự trân trọng nhau (fully appreciate each other).
Nhưng cho dù đó là tình yêu từ ánh mắt đầu tiên (love at first sight), hay tình yêu đã trải qua một quãng thời gian tìm hiểu (love in hindsight), ba giây đầu tiên vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
– Được dịch từ “The Realities of Love at First Sight”, do Helen Fisher, PhD viết
Nguồn: Thì Là