Kéo nón kết thắp xuống để gương mặt chỉ còn một phần ẩn dưới đèn đường vàng vọt, nó ngâm ga thả chậm.
“Alô, ừ sao? thôi đi Bar cũ đi, tao có hẹn với mấy em xinh tươi…..cướp…cướp…”
Siết ga, vút…..mất tiêu cái Iphone 5 của gã đang nghe điện thoại…
***
1.
Có lần tôi hỏi: “Giàu chạy như vậy mỗi lần lấy cua quẹo hẻm, thường đi bao nhiêu? “
Nó siết hơi thuốc:
– Cua thuận thì sáu mươi (Km/h), cua nghịch thì bốn mươi. Ngoài ra còn những kỹ thuật núp gió cho xe nhẹ, đá số quay đầu xe….cũng phải rành. Đi cướp không phải cứ làm xe độ trái lớn, kéo đùng đùng trên đường là thoát. Xe độ nhẹ êm, nhưng biết cách chạy sao cho ẩn mình vào đám đông, bình tỉnh cắt đuôi mới là hay. Cướp chứ không phải đua, chạy càng nhanh càng dễ bị bắt.
Tôi quen nó qua một người bạn. Nó ốm, không quá cao, thân pháp hội đủ điều kiện của một thằng nài xe giựt đồ…
Nó tên Giàu, tôi nghe kể ba mẹ nó đặt như vậy vì dòng họ ba đời đều lụm ve chai sắt vụn trong chợ. Nói chung cuộc sống cũng khá vất vả, nên mẹ nó đặt tên để mong….tương lai đổi khác.
Lúc nhỏ nó đi bán vé số, bạn tôi kể, nó bị bắt nạt trấn lột, thâm vốn tội lắm. Dần dà như một con thú bị dồn vào đường cùng, nó “chịu chơi “hơn. Một lần nó xách hai cây dao găm đến gặp một thằng đầu gấu thường bắt nạt, quăng cho thằng ấy một cây .
“Bảnh, dám chơi thì đong máu ra chơi, thằng một cây. Sao? Sợ máu hả con trai??? “
Kể từ đó cả xóm kiêng nể, đặt biệt danh nó là Giàu “Khùng “.
Nó tâm sự với tôi, nó cũng ghét tụi dân phòng lắm. Vì xưa, gia đình nó bị dân phòng tịch thu sắt, đồng, nhôm….vì cho là ăn cắp.
Có lần nó đang đánh bài, dân phòng ụp tới, cả ba đứa kia bỏ chạy, riêng nó vẫn bình thản ngồi lại.
Bốn dân phòng bước vào nhận ra Giàu “Khùng “, tỏ vẻ ngán ngẩm, nên vờ bênh nó, cũng đôi việc thị uy.
“Tưởng ai, Giàu hả Giàu, thôi quen biết không à, đưa bộ bài rồi đi về đi. “
Ai ngờ nó giở quẻ, liếc mắt, mặt câng lên:
“Ủa ai quen mày con chó? Mặt tao vậy đi quen mấy con chó như mày hả??? “
Cả bốn dân phòng chết đơ, cay cú nhưng chã biết làm sao. Dù bắt nó về thì hai mươi tư tiếng sau cũng phải thả, nhưng tính thằng này liều mạng, nó mà điên lên trả thù thì sống chã yên.
Tôi hỏi: “Bạn không sợ bị bắt chống người thi hành công vụ, xúc phạm người thi hành công vụ hả?”
Nó cười, nụ cười bất cần: “Đối với những người có gia đình đầy đủ như bạn thì chuyện đó là chuyện lớn. Còn mình, thì như đi nghỉ mát thôi, nhiều lúc vào trổng mình còn vui hơn ngoài đây…”
Sỡ dĩ Giàu Khùng có tay lái như ngày hôm nay, là vì lúc nhỏ nó chạy xe đạp chế cừ lắm. Tất nhiên phải biết chạy xe đạp mới chạy được xe máy, xe đạp mà nó bốc đầu cả một đoạn mấy trăm mét, khiến người đi đường tưởng đang biểu diễn phải lấy máy quay chạy theo xem.
Nó còn là thần tượng của đám nhóc trong xóm . Mỗi khi Giàu Khùng ra xe, là theo sau mấy chục chiếc xe đạp chế đi theo học hỏi kỹ thuật biểu diễn của thần tượng. Những chiếc xe đạp chế, đơn giản, chất chơi, cổ cao yên cao hai dè, tập hợp một đoạn diễu hành, bắt mắt….
Tôi còn nhớ nó nói: “Ai cũng có khỗ đau. Nhưng là một thằng đàn ông không làm được điều cải thiện thì tốt nhất là im lặng, than vãn giống đàn bà lắm. “
2. Có lần tôi mạn phép hỏi nó về ý nghĩa các hình xăm trên người. Lúc đó tôi cũng hơi ngại, vì một thằng ma cô rất khó chịu khi người khác hỏi về những hình xăm trên người. Nhưng nó vẫn vui vẻ trả lời .
– Trên người mình có rất nhiều hình. Kỷ niệm không muốn quên, những lần vào trại, những biến cố trong cuộc đời. Nổi bật nhất là hai bên ngực hình chân dung Cha, Mẹ, và hình xăm chữ “Mã “do một đàn anh trong trại Hàm Tân xăm cho mình.
Mã là một quân cờ trong bàn cờ tướng, cũng tượng trưng cho sự thành công.
Có những thằng giang hồ xăm Chốt, ý nói lên sự liều lĩnh, đụng là thí.
Cũng có những đàn anh xăm Xe, xăm Pháo, thể hiện sự tung hoành ngang dọc. Nhưng nổi tiếng quá thì “hòa”sớm thôi: Bình Hưng Hòa, Chí Hòa….
Còn Mã thì khác, nó âm thầm, khó bắt, nhưng chiếu là khỏi đỡ.
Nhiều lúc tôi thấy ngượng khi phải xưng hô “bạn bạn, mình mình “, chẳng giống khí chất giang hồ trong phim tí nào cả. Nó đáp:
– Không biết ai sao, chứ riêng với Giàu, chữ “mày, tao “được dùng cho những người anh em. Bạn chưa phải anh em với Giàu, nếu có cũng chỉ hơn mức bạn bè bình thường và ngừng ở bạn thân. Đối với Giàu, chưa vào sinh ra tử, chưa đổ máu vì nhau, chưa phải anh em.
3. Có lần tôi và nó đi cafe về thì bắt gặp một thằng choai choai, chạy lạng lách đánh võng đụng vào ông già đi xe đạp sát lề, may mà ông già không sao.
Nó bảo: “Ngồi sát vô, lấy hai tay chống vào đùi để giữ thăng bằng, dồn trong tâm vào giữ để dễ lách…”
Rồi nó rồ ga dí theo thằng đó, dí được một khúc, nó vượt mặt đạp vào xe thằng choai choai té lăn cù, rồi hai tôi “dạy cho nó “một bài học nhức nhối.
“Lần sau nha, thấy trên đường, cục đá xanh, bum nát xe . Không tin thì đi biết, còn muốn trả thù qua chợ Thiếc kiếm Giàu Khùng ! “
Vừa lên xe chạy về thì ở đâu ra, hai chiếc bốn năm mươi của cơ động đuổi theo. Tôi run run nói: “Chết cha, cơ động dí bạn ơi…”
“Bạn yên tâm, bắt được mình, mình thưởng thêm năm trăm ngàn . “
Cơ động đuổi theo nó hai con đường dài, nhưng rất lạ, đáng lẽ có những con hẻm với trình độ như nó cắt vô là thoát rồi, nhưng nó cứ chạy thẳng rồi quẹo đường lớn, xém mấy lần bị đạp xe té ….
Rồi cơ động rồ ga từ bên trái cắt mặt chặn đầu xe nó, như ảo thuật, nó quay đầu xe về hướng phải (là hướng nghịch) rất chuyên nghiệp, cơ động chết đơ chỉ biết đứng thổi còi, chửi rũa….
Tôi có hỏi sao lúc nãy không quẹo hẻm.
“Chơi vậy sao vui, mấy thằng này xe cồng kềnh, trừ khi đua tốc độ với nó mới bị bắt thôi, chứ biết khai thác điểm yếu từ tính cồng kềnh to bự của nó, như quẹo hẻm, quay đầu xe….là thoát như chơi. “
Tối đó tôi không ngủ được. Vì tưởng đâu khỏi về nằm trên cái giường rồi chứ.
4. Tôi có gợi ý Giàu Khùng cho tôi theo xem một lần lúc nó đi “làm ăn “. Nhưng nó lại cự tuyệt, một phần vì sợ bị bắt, tôi liên lụy, một phần là hai người trên xe khó xử lí, mặc dù dễ giựt nhưng lại khó thoát.
Nhưng để có những chi tiết sống động như thật đưa vao truyện cho các bạn đọc, tôi đánh phải liều mình bám theo nó . Một việc mà tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình có thể làm .
Một chiều tối thứ bảy, ngã tư đông đúc tấp nập xe cộ, tôi áp dụng những kỹ thuật nó dạy … để theo dõi nó.
Giàu Khùng chạy chậm nhưng chạy khó, cộng với mắt quan sát đánh giá hướng xe đang tới . Nó hết lấy ra rồi lấy vô, lách rất gọn, khiến ai theo dõi cũng khó chứ đừng nói chi đuổi theo bắt.
Phát hiện con mồi đang nghe điện thoại bên lề. Là một nàng ăn mặc diêm dúa hở hang, chắc đang đợi Taxi đến một tụ điểm ăn chơi nào đó.
Nó vòng xe lên lề, bình tỉnh ém ga cho xe không có tiếng động, êm ái áp sát, rồi nhanh như cắt, tay trái nó giựt đưa vào miệng ngậm, tay phải rồ ga lao đi vun vút.
Trong phút chốc, tôi cũng rồ ga theo. Nạn nhân la oai oái, có hai thanh niên đuổi theo…
Nó chạy lách vào đám đông một cách bình tỉnh . Rồi lách ra khiến hai thanh niên đuổi theo bị vướng lại đám xe đông phía trước, khó nhọc vượt lên.
Đằng trước là con hẻm, nó dùng một chân làm compa trụ chống xuống đất, kết hợp rồ ga, bóp thắng, bánh lết một góc bốn mươi lăm độ, nhìn rất ngoạn mục. Nó chui tọt vào con hẻm rất gọn, mãi một lúc hai thanh niên kia mới vào theo.
Chạy vào hẻm, tôi bàng hoàng tưởng Giàu đã thoát, không ngờ nó đang tra tay vào còng, thì ra hai thanh niên đó là Cảnh Sát Hình Sự.
Không thể nào ! Rõ ràng Giàu Khùng bỏ xa một khúc lận mà.
“Cướp mà cũng nhân từ ghê, nãy nó mà không dừng xe tránh bà mù vé số, chắc nó cũng thoát rồi …. “
“Thôi đánh nó làm gì, nghèo khỗ mà suy nghĩ dại dột, gắng cải tạo tốt sau này làm người lương thiện nha mày…”
Những lời xì xầm của người dân hiếu kỳ giúp tôi hiểu ra sự việc. Thầy tôi trong đám đông nó xin cho nói vài lời, được chấp thuận.
– Có chơi có chịu, hẹn mày vài năm sau đi Cafe tiếp nha mạy.
Rồi nó cũng bị áp giải, đám đông cũng tản, tôi đứng đó miên man suy nghĩ….
5. Tối cafe quán quen nhìn ánh đèn nhễu nhão, chan vào dòng xe trên đường, tôi siết hơi thuốc thả khói trầm tư…
“Ủa cái cậu gì đi với chú không ra uống hả? “
“À, nó đi làm xa rồi bác ơi, có gì không bác?”
Bà chủ quán, đưa tôi hai trăm ngàn.
“Chú gặp cậu ấy chú trả giúp tôi nghen. Bữa kia xui sao đô thị hốt lấn chiếm lòng lề đường. Hai đứa cháu của tôi thì đi học, có mình bà già này dọn đâu kịp đâu. May sao có cậu ấy dọn phụ, rồi còn cho tôi mượn hai trăm ngàn đóng phạt…
Không thôi bị tịch thu bàn ghế cả rồi. Thiệt tình, người dân nghèo khỗ mà mấy ổng cũng không thông cảm được . Chứ ai như cậu ấy, nhìn xăm trổ giang hồ vậy mà tốt hết sức.
Chú cho tôi gửi lời hỏi thăm cậu ấy nghen. “
Tôi mỉm cười gật đầu chào bà. Đôi dòng suy nghĩ, giữa xã hội trắng đen lẫn lộn này, ranh giới giữa thiện – ác, trắng – đen sao khó phân quá.
Người tốt làm việc xấu, còn kẻ xấu lại làm việc tốt, biết đâu mà lần.
Tối, người ta mặc đồ đẹp chở bạn gái đi chơi, còn nó, nó làm gì? Nó canh những cậu ấm cô chiêu thừa tiền dư của, lơ đãng, vừa chạy vừa a lố a lố …..và cho họ một bài học….
Người ta nói nó là lũ cướp giật khốn nạn, nó mỉm cười:
“Đó là phần thưởng cho sự bán mạng. An phận yên ổn từng ngày làm công khỏi âu lo sợ sệt để cái danh dự nó chôn xuống mấy tấc đất….hay là liều mạng để có phần thưởng huy hoàng??? Cái gì cũng có cái giá phải trả thôi, rồi bị bắt, bị đánh, vào tù, té xe, đổ máu, liệu có ai buông lời cảm thông hay chỉ nhếch mép “đáng đời “??? “
……không ai muốn sinh ra là tướng cướp cả, giấy có hai mặt, một ngày có sáng có tối, có đen ắt có trắng,….không có những người như tao làm sao có những người hùng như mày???? “
Tôi nhấp ngụm cafe, thả hơi khói và mệt nhọc uể oải đứng dậy đi về ngủ cho ngày mai đến tòa soạn sớm.
6. “Làm tốt lắm, nhờ cậu mà tên cướp giựt khét tiếng, làm nhức nhối xã hội và bộ phận chức năng mấy ngày qua đã bị bắt.
Bài của cậu đăng trên trang bìa kìa, chúc mừng thăng chức nha.,…”
Tôi mỉm cười gượng gạo và chậm chạm ngồi vào chiếc ghế có bảng ghi “Trưởng phòng biên tập “….
Funk – 30/11/2014