Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người học cao hiểu rộng ở nước Xá Vệ, đại danh lẫy lừng. Tuy không ngại gian khổ đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng Ngài chưa hề cảm thấy mệt mỏi, vẫn bất kể ngày đêm làm nhiều việc thiện, chăm chỉ giảng pháp cho đệ tử và mọi người, ngày càng được sự kính trọng của tất cả cư dân nước Xá Vệ.
***
Chính trong lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang vất vả làm nhiều việc vì chúng sinh nước Xá Vệ, có một người xuất gia ở nước Câu Tát La cách nước Xá Vệ không xa, một mình tu đạo trong rừng núi yên ắng và thanh nhã.
Bên ngoài rừng núi có một phú gia vừa có tiền, vừa có quyền, ông chủ của ngôi nhà này quanh năm ra ngoài kinh doanh mua bán, rất ít khi trở về nhà, kỳ thực trở về nhà không được bao lâu lại phải ra ngoài. Vì thế, trong nhà chỉ có người vợ xinh đẹp của ông quán xuyến việc nhà.
Người xuất gia tu đạo trong rừng núi thường ra ngoài xin cơm chay. Vì gia đình này rất gần nơi ông tu dạo, và nữ chủ nhân này đặc biệt hào phóng, thích làm việc thiện. Vì thế, người xuất gia này thuờng đến đây hóa duyên để xin cơm chay.
Cứ như thế, một lần rồi lại hai lần, người xuất gia và bà chủ xinh đẹp trở nên thân thiết, có lúc còn nói vài câu. Vì bà chủ này phòng không chiếc bóng, trong lòng khó tránh khỏi cảm giác cô đơn, cuối cùng hai người đã thông gian với nhau, thường xuyên hẹn hò. Người xuất gia này bỏ lại sau lưng các giới luật của Phật pháp.
Tục ngữ nói rất đúng, không có bức tường nào không có khe hở, mặc dù hai người hành sự rất bí mật, luôn hẹn hò sau lưng nguời khác, nhưng những người gần đó vẫn biết giữa hai người có ẩn tình. Việc tốt không ra khỏi nhà, việc xâ’u đồn xa ngàn dặm. Chuyện của hai người cuối cùng đã một đồn mười, mười đồn trăm, đồn đến tai ông chủ nhà, ông bỏ lại việc kinh doanh tức giận quay trở về nhà, trước tiên, ông giận dữ giáo huấn vợ của mình. Sau đó, dẫn theo một số người lên núi, quở trách người xuất gia.
Từ đó, người xuất gia này tai tiếng đầy người, ông ra ngoài hóa duyên xin cơm chay, cũng không có ai muốn cho ông nữa. Còn vợ của phú gia đó, từ sau khi bị chồng mình quở trách, không còn dám đi nữa. Ngày hôm đó, người xuất gia ra ngoài hóa duyên, lại tay không trở về. Tất cả những gì mang về chỉ là những lời quở trách của mọi người. Chủ nhân của ngôi nhà nọ còn dùng gậy đuổi ông ra khỏi nhà.
Người xuất gia vô cùng mệt mỏi quay trở về rừng núi. vốn là muốn đi hóa duyên xin cơm chay, kết quả là mang về một trận quở trách. Ông một mình ngồi dưới gốc cây suy nghĩ, càng nghĩ càng hối hận, nếu phải sống như thế này, chi bằng chết đi cho xong. Ông bèn chọn một cây to, xé rách áo cà sa của mình kết thành một sợi dây, treo lên cây, và dời đến một cục đá lớn.
Người xuất gia này vốn không biết, tất cả hành động của ông đều bị Thần Núi nhìn thây, chính lúc người xuất gia này chui đầu vào vòng dây, thì Thần Núi biến thành bà chủ xinh đẹp xuất hiện trước mặt ông ta.
Người xuất gia này vô cùng ngạc nhiên, ông vội vàng ngừng lại, nhanh nhẹn từ trên cục đá nhảy xuống. Không đợi ông mở lời, Thần Núi biến thành bà chủ xinh đẹp đã mở lời với ông ấy trước: “Bây giờ, rất nhiều người ở nuớc Câu Tát La đều biết chuyện của chúng ta, danh tiếng của chúng ta rất xấu. Kỳ thật, tôi và chàng tâm đầu ý hợp, mới làm nên chuyện đó. Hôm nay, tôi cố ý đến đây muốn nói với chàng một việc, tôi không muôn nhìn thấy chàng ở đây treo cổ chết. Chàng nghĩ lại xem, dù sao chúng ta đã mang tiếng xấu, chi bằng chàng hãy thoát tục, sau đó chúng ta cao bay xa chạy, sống cả đời vui vẻ”.
Người xuất gia trầm ngâm một hồi lâu mới trả lời: “Xin cô đừng nói nữa tôi vẫn là người xuất gia, tôi vì danh tiếng không tốt đó mới cảm thấy xâu hổ với Phật pháp, xấu hổ với bản thân, mới muốn tự sát, vì thế có chết tôi cũng không thoát tục, đừng nói đến việc cùng cô cao bay xa chạy”.
Lời của ông vừa dứt, Thần Núi hiện ra diện mạo thật của mình, thần rất hài lòng với câu trả lời của người xuất gia, bèn đọc cho ông nghe vài lời trong kinh Phật:
Tuy có nhiều tiếng xấu
Nhưng người tu đạo vẫn dũng cảm thừa nhận
Không nên vì hôi hận mà làm hại bản thân
Càng không nên chỉ biết đau buồn.
Sau khi người xuất gia nghe xong lời nói trong kinh Phật của Thần Núi, ông chợt tỉnh ngộ, ông kéo sợi dây trên cây xuống, đá cục đá dưới chân. Một mình tiếp tục tu đạo trong rừng núi, ông nhẫn nhục, thành tâm nghiên cứu, chăm chỉ tu đạo, cuối cùng cắt đứt được mọi buồn phiền, tu thành chính quả, đắc quả A La Hán.
Câu chuyện về nữ giới – Bành Học Vân – NXB lao động xã hội