Tại sao nhiều người lại gian dối trong chuyện tình cảm?
Tại sao phần lớn chúng ta không hài lòng với những mối quan hệ của mình?
Hiện nay, sự thất vọng trong những mối quan hệ (relationship dissatisfaction) vô cùng phổ biến. Chỉ sau vài tháng, hoặc thậm chí vài tuần, nhiều cặp đôi bắt đầu tự hỏi liệu đây có thật sự là điều họ trông mong, kì vọng hay không.
Có thể, bạn cho rằng sự thông minh sẽ giúp chúng ta không lựa chọn sai lầm. Điều này đúng một phần, nhưng chừng nào chúng ta chưa hiểu rõ cách thức bộ não làm việc, chúng ta vẫn sai lầm ngay cả khi là những người lanh lẹ, khôn ngoan nhất.
Vì lý do trên, tôi quyết định sẽ viết bài này để cùng chia sẻ với bạn nguyên nhân chúng ta thường đưa ra những quyết định không đúng trong khía cạnh tình cảm.
NGUYÊN NHÂN CHÚNG TA THƯỜNG ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH KHÔNG ĐÚNG Ở KHÍA CẠNH TÌNH CẢM:
1. Mình không thể làm gì hơn: Một trong các lý do phổ biến nhất dẫn đến sự thất vọng trong những mối quan hệ chính là việc lựa chọn nửa kia mình không thật sự yêu thích chỉ vì tin rằng mình chẳng thể tìm được ai khác tốt hơn. Hoặc cảm thấy mình đang già đi, hoặc tin rằng bản thân mình chẳng tốt lành, bạn sẽ chọn ai đó không thật sự thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ gặp thất vọng. Con người ta thường không thừa nhận sự thật này, vì nó có thể tổn thương đến bản ngã (ego); thay vào đó, chúng ta tự làm giảm giá trị bản thân (self deception) để thuyết phục, huyễn hoặc bản thân mình rằng mình đang rất hạnh phúc.
2) Những quá khứ dở dang: Như tôi từng đề cập, bản năng của chúng ta sẽ nỗ lực hết sức để chiến thắng quá khứ bằng cách lựa chọn người yêu tương tự với những người từng làm lơ chúng ta, hoặc ngược đãi, đối xử với chúng ta thậm tệ. Vì bất kì ai cũng có động lực rất lớn (a self esteem boost) khi cố gắng thu hút những người gợi nhớ về hình ảnh quá khứ tồi tệ, vô tình, chúng ta lại bị ngược đãi một lần nữa.
3) Quá nôn nóng tìm kiếm tình yêu: Một số người bị tổn thương về mặt cảm xúc, nên họ luôn kiếm tìm sự chăm sóc, quan tâm. Và là một con người, chúng ta đều cần được lo lắng. Nhưng khi nhu cầu này dẫn bạn đến việc lựa chọn ai đó tồi tệ, chắc chắn nó đã trở thành một mong muốn chẳng tốt lành (unhealthy desire), thay vì một nhu cầu chính đáng (healthy need). Đặc biệt với những ai không được bố mẹ yêu thương, họ thường mong đợi người nào đó sẽ thương yêu họ, không đoái hoài đến khả năng tương xứng trong tương lai (potential compatibility).
4) Không hiểu bản thân: Nếu không biết những nhu cầu quan trọng nhưng vẫn chưa được đáp ứng (important unmet needs) của chính mình, chúng ta sẽ dễ dàng phải lòng ai đó không phù hợp (wrong person). Bất kì chàng trai giàu có hoặc đẹp trai nào cũng có thể chiến thắng trái tim bạn, nhưng rồi bạn sẽ nhận ra anh ta không thể đáp ứng được những nhu cầu rất cơ bản bạn chờ đợi.
5) Chỉ mong muốn một mối quan hệ, không phải một người bạn đời: Rất nhiều người ghét cuộc sống độc thân, và luôn hy vọng rằng một ngày không xa, mình sẽ được ở bên cạnh ai đó. Chính thôi thúc này khiến chúng ta mù quáng khi đưa ra những quyết định sẽ ảnh hưởng đến cả đời. Chỉ chờ đến khi người đầu tiên xuất hiện, họ sẽ nhanh chóng lao vào cặp kè, tiến đến mối quan hệ mà không cân nhắc kỹ lưỡng xem người này có thể là một bạn đời lâu dài (long term partner) hay không.
LÀM SAO ĐỂ ĐƯA RA NHỮNG SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN?
Chỉ có một cách thoát ra khỏi những hỗn độn này, đó là học cách bộ não của chúng ta làm việc. Chúng ta cần hiểu rõ các nhu cầu thật sự, cũng như các khuyết điểm của bản thân, và nhất định không được để những ham muốn nhất thời điều khiển, chiến thắng.
Ngoài ra, những ai không hiểu cách chúng ta cảm nhận (perceive) về sự hấp dẫn bề ngoài (physical attraction) cũng thường gặp vấn đề khi luôn tự nghĩ mình xấu xí (imagined ugliness disoder).
Nguồn: Thì Là